Số lao động làng nghề trong làng nghề của huyện Thường Tín 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 76 - 78)

huyện Thường Tín 2016

STT Làng nghề Tổng số

lao động

Lao động tại địa phương

Lao động ngoài địa phương

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

1 Duyên Thái 182 153 84,07 29 15,93

3 Tiền Phong 262 216 82,45 46 17,55

4 Vạn Điểm 283 251 88,69 32 11,31

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Từ bảng 4.1, ta có thể thấy lao động ở làng nghề chủ yếu là lao động ở địa phương. Lao động địa phương ở Làng nghề Duyên Thái chiếm 84,07%; ở làng

nghề Tiền Phong chiếm 82,45%; ở làng nghề Vạn Điểm có số lượng lao động địa phương chiếm cao nhất đạt 88,69%. Qua đây cho ta thấy lao động làng nghề có những đóng góp khá đáng kể cho sự phát triển chung. Ngoài tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, các cơ sở của làng nghề cũng thu hút được một số lao động từ địa phương khác tới. Mặc dù tỷ lệ này chưa cao so với số lao động tại địa phương (dưới 20%), nhưng cũng đóng góp một phần khá quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân.

Từ chỗ việc làm ổn định thì thu nhập của người lao động cũng được cải thiện rõ rệt. Nơi nào có làng nghề phát triển thì nơi đó người lao động có thu nhập và sức sống cao hơn các vùng khác. Nếu so sánh mức thu nhập của lao động thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 3 - 4 lần của lao động thuần nông. Thu nhập bình quân tại các làng nghề của huyện Thường Tín khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng, với những ông chủ mực thu nhập còn cao hơn rất nhiều lần, lên tới vài chục triệu, thậm trí trăm triệu đồng/tháng.

Thứ hai, các làng nghề góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách của huyện. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực làng nghề, nhất là những làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thường Tín.

Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016

(ĐVT: tỷ đồng)

Tiêu chí 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

Công nghiệp – Tiểu thủ

công nghiệp 6.804 7.643 8.713 112,33 114,00 113,16

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Theo UBND huyện Thường Tín (2016). Làng nghề đã đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Thường Tín. Tính năm 2016, riêng tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Thường Tín đạt 8.713 tỷ đồng, đạt đạt 100% kế hoạch, tăng 14% so với năm 2015.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 76 - 78)