giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: người
Tiêu chí 2014 2015 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ
Số hộ nghèo, tái nghèo 2.483 1.733 1.460 69,79 84,25 76,68
Số hộ thoát nghèo 750 273 150 36,40 54,95 44,72
Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Trong giai đoạn 2014 – 2016, Do làng nghề phát triển, công việc ổn định nên tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo trên địa bàn huyện Thường Tín giảm đáng kể, năm 2016 số hộ nghèo chỉ còn 1.460 hộ, giảm khoảng 273 hộ, tương đương 15,75% so với năm 2015; so với năm 2014 số hộ nghèo, tái nghèo giảm 1.023 hộ, tương đương 41,2%.
4.1.2.Tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín Thường Tín
Bên cạnh những đóng góp của các làng nghề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thường Tín là những bất cập gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện phát triển bền vững, đó là:
Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, hầu hết lao động trong các làng nghề có trình độ thấp, đầu chưa học hết phổ thông. Tỷ lệ những ông chủ, những
giám đốc doanh nghiệp chưa qua một lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý hay kỹ thuật chuyên ngành nào vẫn chiếm số lượng lớn. Những kiến thức mà người lao động có được chủ yếu là thông qua học truyền miệng, vừa học vừa làm và kinh nghiêm thực tiễn.
Thiếu vốn và công nghệ sản xuất lạc hậu vẫn là phổ biến. Nguồn vốn tự có của người dân trong các làng nghề hiện đang rất hạn chế, bên cạnh khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng không được nhiều đã làm cho tình trạng thiếu vốn càng trở nên trầm trọng. Nhu cầu vốn của các cơ sở sản xuất là rất cao nhưng do khan vốn nên đã hạn chế phần nào việc mở rộng sản xuất kinh doanh của họ. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề hiện vẫn đang sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu, đã qua thanh lý của các cơ sở công nghiệp trong nước hoặc là nhập khẩu công nghệ thải của nước ngoài. Do không đủ vốn nên họ không có khả năng đầu tư cho những dây truyền sản xuất hiện đại, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn.
Mặt bằng sản xuất thiếu, hầu hết các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đều nằm trong khu dân cư, diện tích cho sản xuất chật hẹp, chủ yếu là một phần diện tích khu nhà ở của mình, thậm chí tại một số hộ sản xuất nhà ở và nhà sản xuất chung nhau. Từ chỗ thiếu mặt bằng dẫn đến rất khó bố trí máy móc cho sản xuất và khả năng đổi mới công nghệ. Tuy đã có những chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương như thành lập các cụm công nghiệp làng nghề, chính sách dãn dân... để mở rộng diện tích cho sản xuất và tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư nhưng tình trạng thiếu mặt bằng cho sản xuất vẫn chưa được giải quyết thoả đáng so với nhu cầu hiện tại.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, có những làng nghề tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động như các làng nghề sản xuất đồng, nhôm, sắt thép gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sức khoẻ, sản xuất kinh doanh của người dân và phản ánh trực tiếp đến phát triển bền vững các làng nghề.
Trong tổng số 44 làng được công nhận làng của huyện thì có tới 9 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rác thải công nghiệp của các làng nghề cứ liên tục thải ra môi trường ven sông, ven hồ như thế đã làm cho môi trường nước ở đây đặc biệt ô nhiễm. Những dòng nước đen ngòm chảy qua các làng, các xã, người dân không những phải sống và sinh hoạt bằng thứ nước nguy hiểm từ các làng nghề thải ra ấy mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường chung cũng như những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân.
Với 126 làng nghề gồm xấp xỉ 1,7 vạn gia đình đang tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các sản phảm chủ yếu như sơn mài, đồ mộc, điêu khắc..., mức độ ô nhiễm về không khí, tiếng ồn và nước ở Thường Tín đang ngày càng gia tăng, nhất là làng nghề truyền thống Thụy Ứng, xã Hòa Bình với việc chế biến xương, sừng, da, và tình trạng xả thải trực tiếp từ các xưởng chế biến ở đây đã làm ảnh hưởng xấu đến người dân ở khu vực phía nam Hà Nội. Đây chính là điểm bất cập cần lưu ý và giải quyết một cách sớm nhất để đưa quá trình phát triển của làng nghề một cách bền vững trên địa bàn huyện Thường Tín. Vấn đề môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín hiện nay có nhiều bất cập. Đặc biệt là vấn đề về ô nhiễm môi trường trong các làng nghề của Thường Tín. Qua thực tế điều tra người sản xuất và người dân trong làng nghề đều rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các làng nghề với mức độ nặng nhẹ khác nhau: có những làng nghề môi trường bị ô nhiễm nhẹ, có những làng nghề bị ô nhiễm nặng, thậm chí có những làng nghề tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.5.