Giá trị sản xuất của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 – 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 59 - 61)

Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị 17918 19517 22015 108,92 112,80 110,84 TM - DV 5904 6150 7073 104,17 115,01 109,45 CN - XD 10434 11738 13264 112,50 113,00 112,75 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1580 1629 1678 103,10 103,01 103,05

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2015) Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế, toàn huyện luôn duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Giai đoạn 2013-2015 giá trị sản xuất toàn huyện tăng bình quân 10,84%. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước và thành phố Hà Nội nói riêng. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng trên đây, huyện Thường Tín sẽ thuộc nhóm các quận huyện đóng góp vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng chung của toàn thành phố trong giai đoạn tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng cao vẫn được duy trì trước tác động của suy thoái kinh tế, tác động của thiên tai, dịch bệnh… là cơ sở quan trọng để cải thiện các chỉ tiêu kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành kinh tế toàn huyện giai đoạn 2013-2015 mạnh mẽ nhất thuộc về nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 12,75%, tiếp đến là ngành Thương mại - Dịch vụ 9,45% và cuối cùng là ngành Nông, lâm nghiệp và Thủy sản giai đoạn này tăng trưởng bình quân 3,05%. Tốc độ tăng trưởng nhanh, kinh tế huyện Thường Tín dần chuyển dịch theo hướng của nền kinh tế công nghiệp.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ diễn ra trong cơ cấu kinh tế chung của huyện mà còn chuyển dịch trong cơ cấu nội bộ mỗi ngành, lĩnh vực, vùng và thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế chung của Thường Tín đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh GTSX và tỷ trọng trong tổng GTSX của ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ; giảm dần GTSX và tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Cơ cấu nông nghiệp giảm dần từ 8,8% năm 2013 xuống còn 7,6% năm 2015. Xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp biểu hiện rõ nhất ở tỷ trọng giá trị gia tăng.

Đvt: %

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 – 2015

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2015) Cụ thể các ngành: Ngành Nông nghiệp và thủy sản cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển đổi dần theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong đó, chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn. Trước tác động của dịch bệnh, thiên tai làm tỷ trọng ngành chăn nuôi lợn giảm nhẹ so với năm trước nhưng tỷ trọng này vẫn duy trì ở mức cao. Ngoài ra, cơ cấu ngành nông nghiệp còn chuyển dịch thông qua các tác động của các hoạt động. Phát triển chăn nuôi chuyển sang sản xuất hàng hoá, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bền vững về môi trường, gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường đầu ra.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn, phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn đổi mới nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ tăng từ 58,2% năm 2013 lên 60,2% năm 2015. Ngành CN - TTCN: mặc dù tỷ trọng ngành công nghiệp tăng trong cơ cấu kinh tế chung của huyện nhưng trong nội bộ ngành công nghiệp không có sự chuyển dịch lớn. Các nhóm ngành được ưu tiên phát triển là các ngành có lợi thế sản xuất trên địa bàn huyện như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Phát triển các nhóm ngành này nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

Ngành TM – DV: Qua việc thực hiện rà soát qui hoạch hệ thống chợ ở các xã, thị trấn như chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Lê Lợi), chợ Mới (Hồng Vân), chợ xã Văn Phú, tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, quảng bá hàng hoá... tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá, ngành thương mại dịch vụ đã đạt được những bước tiến đáng kể. Cơ cấu ngành TM – DV giai đoạn 2013 – 2015 có biến động nhưng không đáng kể, vẫn chiếm khoảng 33% tổng giá trị sản xuất.

3.1.2.2. Tình hình dân số, xã hội

* Dân số

Theo số liệu thống kê của huyện UBND Thường Tín năm 2015, dân số của huyện là 241.770 người, tốc độ tăng dân số khoảng 1,6%. Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân số bình quân là 1.898 người/km2. Chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Mật độ dân số cao và dân số vẫn tiếp tục tăng đã gây ra áp lực đối với đất đai cả về đất ở lẫn đất chuyên dùng và các loại đất khác. Sự gia tăng dân số, mở rộng đất ở đã hình thành thêm nhiều điểm dân cư và tạo cho điểm dân cư có quy mô rộng hơn, thúc đẩy sự phát triển tập trung và mở rộng các ngành nghề truyền thống. Mặt khác, sự gia tăng dân số cộng với sự phát triển kinh tế đã dẫn đến quá trình đô thị hoá mạnh và đang đòi hỏi phải tổ chức sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và khoa học hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 59 - 61)