Bên cạnh yếu tố nguồn vốn cần thì năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ lại là yếu tố mang tính quyết định đến hoạt động quản lý môi trường làng nghề. Để các hoạt động quản lý môi trường, môi trường làng nghề được kết quả như mong muốn, các cơ quan thực hiện và quản lý môi trường cần phải đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Phải đảm bảo những người phụ trách chính trong bộ máy quản lý, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu đặt ra. Không chỉ thiếu hụt về nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực cho triển khai công tác quản lý môi trường ở huyện cơ bản còn thiếu về cả số lượng và chất lượng. Hiện tại ở huyện các cán bộ hoạt động vẫn còn đang kiêm nhiệm và một số vẫn chưa phân chức năng rõ ràng. Mặt khác, phải nâng cao năng lực của cán bộ các ngành, các cấp trong triển khai và quản lý bảo vệ môi trường làng nghề. Năng lực triển khai của các cơ quan chính quyền, cơ quan quản lý của các ngành, các cấp ảnh hưởng rất lớn đến công tác bảo vệ môi trường.
Hiện tại, bộ máy hoạt động của huyện nhìn chung khá toàn vẹn và phần lớn đáp ứng được yêu cầu đặt ra của tình hình kinh tế, xã hội. Về học vấn, phòng TN&MT gồm 19 cán bộ trong đó đạt trình độ đại học là 16 người, tương đương 84,21%; trình độ trên đại học là 3 người, tương đương 15,79%. Về chuyên môn, phòng TN&MT có số cán bộ chuyên về chuyên ngành luật, quản lý đất đai chiếm
nhiều nhất, lần lượt là 26,32% và 47,37%. Số người chuyên trách về lĩnh vực môi trường chiếm ít nhất, chỉ là 2 người, tương đương 10,53% tổng số cán bộ. Chính vì thế, về lĩnh vực môi trường, năng lực hoạt động của phòng còn nhiều hạn chế, số lượng cán bộ khác phải kiêm nhiệm còn nhiều. Điều này làm giảm hiệu quả công tác quản lý môi trường nói chung và bảo vệ môi trường làng nghề nói riêng. Đội ngũ lãnh đạo về số lượng và chất lượng chưa tương xứng với quy mô của toàn huyện, những người có tâm huyết gắn bó với địa phương không nhiều nên năng lực quản lý và hiệu quả phân bổ các nguồn vốn đầu tư từ các chương trình, dự án bảo vệ môi trường chưa cao.
Bảng 4.21. Trình độ học vấn của cán bộ quản lý về môi trường trên địa bàn huyện Thường Tín tính đến năm 2016
Chỉ tiêu Số lượng (CB) Tỷ lệ (%) 1. Trình độ học vấn a. Trên đại học b. Đại học 19 3 16 100,00 15,79 84,21
2. Chuyên ngành đào tạo
a. Môi trường b. Luật c. Quản lý đất đai d. Ngành khác 19 2 5 9 3 100,00 10,53 26,32 47,37 15,78
Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp (2016) Trong tổng số 10 cán bộ được phỏng vấn thì có 50% trên tổng số, tương đương 5 cán bộ cho rằng trình độ quản lý là yếu tố ảnh hưởng nhất đến công tác quản lý môi trường làng nghề. Muốn các chương trình, hoạt động bảo vệ môi trường đạt được kết quả như mong muốn, các cơ quan thực hiện và quản lý môi trường làng nghề cần phải đảm bảo nguồn nhân lực về số lượng và chất lượng (sự hiểu biết, trình độ, năng lực). Trong các hoạt động cần đảm bảo những người phụ trách chính trong các chương trình dự án có trình độ, năng lực quản lý đáp ứng yêu cầu của các hoạt động. Không chỉ thiếu hụt về nguồn lực vật chất, nguồn nhân lực cho triển khai công tác quản lý đầu tư công cho nông nghiệp ở huyện cơ bản còn thiếu về cả số lượng và chất lượng.
Biểu đồ 4.3. Yếu tố ảnh hưởng đến quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra năm (2016)