Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 58 - 70)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. ĐẶC ĐIỂM HUYỆN THƯỜNG TÍN, HÀ NỘI

3.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

3.1.2.1. Hiện trạng kinh tế

Phát huy lợi thế trong phát triển kinh tế, xã hội, trong những năm qua, huyện Thường Tín đã thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế để hòa nhịp vào sự phát triển chung của thành phố. Kết quả tăng trưởng kinh tế thể hiện qua chỉ tiêu tổng giá trị sản xuất và tổng giá trị gia tăng toàn huyện trong những năm qua. Tổng giá trị sản xuất cho thấy kết quả chung của các ngành kinh tế trong phạm vi huyện quản lý.

Bảng 3.1. Giá trị sản xuất của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 – 2015 Đvt: Tỷ đồng Đvt: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ Tổng giá trị 17918 19517 22015 108,92 112,80 110,84 TM - DV 5904 6150 7073 104,17 115,01 109,45 CN - XD 10434 11738 13264 112,50 113,00 112,75 Nông, lâm nghiệp, thủy sản 1580 1629 1678 103,10 103,01 103,05

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2015) Xét về tốc độ tăng trưởng kinh tế, toàn huyện luôn duy trì tăng trưởng kinh tế với tốc độ cao. Giai đoạn 2013-2015 giá trị sản xuất toàn huyện tăng bình quân 10,84%. Đây là mức tăng trưởng cao so với bình quân chung của cả nước và thành phố Hà Nội nói riêng. Nếu duy trì tốc độ tăng trưởng trên đây, huyện Thường Tín sẽ thuộc nhóm các quận huyện đóng góp vào việc duy trì tốc độ tăng trưởng chung của toàn thành phố trong giai đoạn tiếp theo.

Tốc độ tăng trưởng cao vẫn được duy trì trước tác động của suy thoái kinh tế, tác động của thiên tai, dịch bệnh… là cơ sở quan trọng để cải thiện các chỉ tiêu kinh tế của huyện. Tốc độ tăng trưởng bình quân ngành kinh tế toàn huyện giai đoạn 2013-2015 mạnh mẽ nhất thuộc về nhóm ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 12,75%, tiếp đến là ngành Thương mại - Dịch vụ 9,45% và cuối cùng là ngành Nông, lâm nghiệp và Thủy sản giai đoạn này tăng trưởng bình quân 3,05%. Tốc độ tăng trưởng nhanh, kinh tế huyện Thường Tín dần chuyển dịch theo hướng của nền kinh tế công nghiệp.

Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế không chỉ diễn ra trong cơ cấu kinh tế chung của huyện mà còn chuyển dịch trong cơ cấu nội bộ mỗi ngành, lĩnh vực, vùng và thành phần kinh tế. Cơ cấu kinh tế chung của Thường Tín đang chuyển dịch theo hướng tăng nhanh GTSX và tỷ trọng trong tổng GTSX của ngành công nghiệp - xây dựng và ngành thương mại, dịch vụ; giảm dần GTSX và tỷ trọng ngành nông nghiệp.

Cơ cấu nông nghiệp giảm dần từ 8,8% năm 2013 xuống còn 7,6% năm 2015. Xu hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp biểu hiện rõ nhất ở tỷ trọng giá trị gia tăng.

Đvt: %

Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế theo ngành của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 – 2015

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2015) Cụ thể các ngành: Ngành Nông nghiệp và thủy sản cơ cấu ngành nông nghiệp chuyển đổi dần theo hướng giảm tỷ trọng ngành trồng trọt và tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi. Trong đó, chủ yếu vẫn là chăn nuôi lợn. Trước tác động của dịch bệnh, thiên tai làm tỷ trọng ngành chăn nuôi lợn giảm nhẹ so với năm trước nhưng tỷ trọng này vẫn duy trì ở mức cao. Ngoài ra, cơ cấu ngành nông nghiệp còn chuyển dịch thông qua các tác động của các hoạt động. Phát triển chăn nuôi chuyển sang sản xuất hàng hoá, đảm bảo an toàn dịch bệnh, bền vững về môi trường, gắn sản xuất nông nghiệp với thị trường đầu ra.

Đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở nông thôn, phát triển các ngành, nghề phi nông nghiệp. Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn đổi mới nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại. Cơ cấu ngành công nghiệp, dịch vụ tăng từ 58,2% năm 2013 lên 60,2% năm 2015. Ngành CN - TTCN: mặc dù tỷ trọng ngành công nghiệp tăng trong cơ cấu kinh tế chung của huyện nhưng trong nội bộ ngành công nghiệp không có sự chuyển dịch lớn. Các nhóm ngành được ưu tiên phát triển là các ngành có lợi thế sản xuất trên địa bàn huyện như: công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản. Phát triển các nhóm ngành này nhằm đáp ứng được nhu cầu của thị trường đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

Ngành TM – DV: Qua việc thực hiện rà soát qui hoạch hệ thống chợ ở các xã, thị trấn như chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ (Lê Lợi), chợ Mới (Hồng Vân), chợ xã Văn Phú, tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại như hội chợ, triển lãm, quảng bá hàng hoá... tăng cường công tác thanh kiểm tra hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hoá, ngành thương mại dịch vụ đã đạt được những bước tiến đáng kể. Cơ cấu ngành TM – DV giai đoạn 2013 – 2015 có biến động nhưng không đáng kể, vẫn chiếm khoảng 33% tổng giá trị sản xuất.

3.1.2.2. Tình hình dân số, xã hội

* Dân số

Theo số liệu thống kê của huyện UBND Thường Tín năm 2015, dân số của huyện là 241.770 người, tốc độ tăng dân số khoảng 1,6%. Dân số phân bố tương đối đồng đều tại các xã, mật độ dân số bình quân là 1.898 người/km2. Chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng cao. Mật độ dân số cao và dân số vẫn tiếp tục tăng đã gây ra áp lực đối với đất đai cả về đất ở lẫn đất chuyên dùng và các loại đất khác. Sự gia tăng dân số, mở rộng đất ở đã hình thành thêm nhiều điểm dân cư và tạo cho điểm dân cư có quy mô rộng hơn, thúc đẩy sự phát triển tập trung và mở rộng các ngành nghề truyền thống. Mặt khác, sự gia tăng dân số cộng với sự phát triển kinh tế đã dẫn đến quá trình đô thị hoá mạnh và đang đòi hỏi phải tổ chức sử dụng quỹ đất hợp lý, tiết kiệm và khoa học hơn.

Bảng 3.2. Dân số và lao động của huyện Thường Tín giai đoạn 2013 – 2015

Đvt: người Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) 14/13 15/14 BQ I. Tổng dân số 234.388 237.963 241.770 101,53 101,60 101,56 II. Tổng lao động đang làm việc 136.774 139.000 141.850 101,63 102,05 101,84

1. Lao động trong cơ sở kinh tế cá thể phi

nông nghiệp, lâm

nghiệp và thủy sản

42.273 45.500 49.750 107,63 109,34 108,48

2. Lao động kinh tế cá thể nông, lâm nghiệp và thủy sản

16.293 16.300 15.500 100,04 95,09 97,54

3. Lao động trong các

trang trại 752 900 1.150 119,68 127,78 123,66

Năm 2015, tổng lao động trên địa bàn huyện chiếm khoảng 58,67% dân số. Vấn đề giải quyết việc làm luôn được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm. Huyện đã có các chương trình lập dự án, khuyến khích tạo môi trường thuận lợi cho các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tạo việc làm. Công tác đào tạo nghề cho người lao động luôn được chú trọng. Trong những năm qua, số lao động có việc làm ngày càng tăng đáp ứng được nhu cầu việc làm và góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn huyện, cụ thể bình quân tổng lao động có việc làm qua 3 năm tăng 1,84%. Tỷ lệ tăng cao nhất là lao động trong các trang trại, bình tăng 23,66%. Tuy nhiên về số lượng thì lao động ở ng,ành phi nông nghiệp tăng là lớn nhất, tăng khoảng 4250 lao động, xấp xỉ tăng bình quân. Những năm gần đây, nhờ có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nên số hộ có thu nhập cao ngày càng nhiều. Đời sống người dân được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Hiện nay, thu nhập bình quân năm 2015 của người dân trên địa bàn huyện là 27,5 triệu đồng/người/năm. Huyện có 1 thị trấn với tổng diện tích 74,2ha, chiếm 0,58% tổng diện tích toàn huyện. Dân số đô thị khoảng 6.800 người, với số hộ là 1.391 hộ, mật độ dân số bình quân 9.100 người/km2 cao hơn rất nhiều so với các khu vực khác trên địa bàn huyện. Thị trấn Thường Tín là trung tâm chính trị - kinh tế - xã hội và cũng là địa bàn xây dựng trụ sở các cơ quan của huyện. Hiện nay, hệ thống cơ sở hạ tầng, các khu chức năng đô thị đã dần hoàn thiện. Bộ mặt đô thị có bước chuyển biến rõ rệt. Khối lượng xây dựng nhà ở, công trình công cộng, cơ sở hạ tầng… cũng tăng lên khá nhanh. Ở khu vực này, dịch vụ thương mại phát triển mạnh đã góp phần quan trọng trong việc tăng giá trị sản xuất của huyện (UBND huyện Thường Tín, 2016).

Tuy nhiên, có thể thấy, diện tích đô thị của huyện nhỏ, kiến trúc không gian dân cư đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết. Các khu nhà trong thị trấn hầu hết đều do nhân dân tự xây dựng bám theo các trục đường chính, đường nội khu vực… làm cho bộ mặt tuyến phố lộn xộn, nhiều nơi nhà ở còn tạm bợ, chưa được xây dựng kiên cố, làm ảnh hưởng chung mỹ quan đô thị. Trong giai đoạn tới, để hoàn chỉnh hệ thống đô thị của huyện, xứng đáng với vai trò là trung tâm, động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, cần cải tạo, nâng cấp hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình phúc lợi công cộng. Ở một số khu vực, do ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường nên đã hình thành các tụ điểm có ưu thế hơn về phát triển kinh tế (đặc biệt là thương mại, dịch vụ) và là

cơ sở hình thành các thị tứ. Vì vậy, nhu cầu mở rộng quy mô các điểm dân cư tập trung như trên cũng cần được tính đến trong tương lai. Nhìn chung, cơ sở hạ tầng của hầu hết địa bàn dân cư nông thôn đều ở mức chưa hoàn chỉnh. Hệ thống giao thông, thủy lợi và các công trình công cộng như trường học, y tế, chợ, sân thể thao… còn thiếu. Vì vậy, trong giai đoạn tới, cần bố trí quỹ đất hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sản xuất và sinh hoạt (UBND huyện Thường Tín, 2016).

* Giáo dục

Theo UBND huyện Thường Tín (2016), hiện nay trên địa bàn toàn huyện có 88 trường công lập, với 1.284 nhóm lớp và 50.924 học sinh, trong đó ngành học mầm non có 29 trường, cấp tiểu học có 29 trường, cấp trung học cơ sở có 30 trường, cấp trung học phổ thông có 5 trường. Chất lượng giáo dục ở các cấp học và trình độ đào tạo đã có tiến bộ. Nội dung dạy học và kiến thức của học sinh phổ thông đã toàn diện hơn. 100% các trường đều thực hiện chương trình giáo dục theo chương trình của Bộ quy định. Tỷ lệ trẻ 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,84%. 100% số xã đã hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở đúng độ tuổi. Tỷ lệ giáo viên có trình độ trên chuẩn ngày càng được nâng cao. Toàn huyện có 27 trường đạt chuẩn Quốc gia (1 trường mầm non, 15 trường tiểu học, 10 trường trung học cơ sở, 1 trường trung học phổ thông), đạt 30,68%. Mạng lưới trường học trên địa bàn huyện cơ bản đáp ứng được nhu cầu học tập. Mỗi xã có 01 trường mầm non, 01 trường tiểu học, 01 trường trung học cơ sở, huyện có 05 trường PTHH, 01 trung tâm giáo dục thường xuyên, 01 trung tâm hướng nghiệp dạy nghề, 01 trung tâm giáo dục trẻ khuyết tật. Ngoài ra, huyện còn có 04 trường chuyên nghiệp: Cao đẳng sư phạm, cao đẳng truyền hình và 02 trường trung cấp chuyên nghiệp. Toàn huyện cũng thực hiện tốt phong trào xã hội hóa giáo dục. Hội khuyến học huyện đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến học, tăng cường các hoạt động khuyến khích hỗ trợ, phong trào gia đình hiếu học, dòng họ khuyến học đã phát huy được truyền thống hiếu học của các gia đình, dòng họ, các thôn, xóm góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục phát triển. Nhìn chung, phong trào dạy và học của Thường Tín hoạt động tốt và đã đạt được nhiều thành tích đáng kể. Tuy nhiên, trong thời gian tới, huyện cần nâng cấp, mở mới một số trường học, tăng cường các thiết bị dạy và học hiện đại để chất lượng giáo dục đạt cao hơn nữa.

* Y tế

Theo UBND huyện Thường Tín (2016). Trong những năm qua, công tác y tế - dân số - gia đình và trẻ em đã được quan tâm và cải thiện rõ rệt về nhiều mặt. Hệ thống chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân từ huyện đến cơ sở có bước phát triển. Hệ thống mạng lưới y tế, nhất là y tế cấp cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển theo hướng nâng cao chất lượng và từng bước chuyên sâu. Công tác tuyên truyền, giáo dục sức khỏe cho người dân được coi trọng. Chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao. Hiện nay, Thường Tín có 31 cơ sở y tế. Trong đó có 1 bệnh viện, 6 phòng khám khu vực, 29 trạm y tế và 1 trung tâm y tế dự phòng với tổng số cán bộ y tế là 395 người. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được củng cố và hoàn thiện, 26/29 trạm y tế có bác sỹ, 100% các thôn có nhân viên y tế thôn, 100% các trạm y tế đã được cải tạo, nâng cấp và xây mới. Thực hiện chương trình y tế quốc gia hàng năm đều đạt và vượt chỉ tiêu. Chương trình tiêm chủng mở rộng thường xuyên đạt từ 99% đến 100%, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm từ 18,5% năm 2005 xuống còn 14,1% năm 2009. Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm, tổ chức tốt công tác truyền thông dân số gia đình và trẻ em. Hệ thống mạng lưới cung ứng dược và công tác dược trên địa bàn huyện ngày càng được cải thiện nhằm phục vụ tốt nhu cầu của người dân. Công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực y tế đã được quan tâm. Trang thiết bị y tế tuyến huyện trong những năm gần đây được đầu tư, cơ bản đáp ứng đủ để phục vụ công tác khám chữa bệnh cho bà con nhân dân trong huyện.

Công tác quản lý nhà nước về y tế được tăng cường. Bệnh viện Đa khoa huyện thường xuyên được đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, bổ sung các thiết bị hiện đại và được nâng lên 700 giường bệnh. Chất lượng khám, chữa bệnh cho nhân dân được nâng cao. Khai thác, phát huy việc tham gia phòng chống chữa bệnh của y học cổ truyền. Các hoạt động chuyên môn y tế từng bước được phát triển và đạt kết quả tốt, các chỉ tiêu cơ bản về chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân đều hoàn thành.Công tác tuyên truyền giáo dục về sức khỏe được chú trọng, nhận thức của nhân dân về bảo vệ sức khỏe nhờ đó được nâng lên, công tác dự phòng được quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt không để dịch bệnh lớn, nguy hiểm và ngộ độc thực phẩm xảy ra. Công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em, thực hiện kế hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển dân số của huyện trong những năm qua và định hướng trong những năm tới về công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình (UBND huyện Thường Tín, 2016).

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, công tác y tế còn một số hạn chế. Chất lượng chăm sóc, bảo vệ sức khỏe ở một số lĩnh vực còn hạn chế, chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của một bộ phận nhân dân. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị của các đơn vị sự nghiệp, trạm y tế xã cần được đầu tư, nâng cấp.

* Đời sống văn hóa, thể chất

Theo Phòng thống kê huyện Thường Tín ( 2016). Các hoạt động văn hóa ngày càng phong phú, công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về xây dựng, phát triển văn hóa được triển khai thường xuyên, tạo sự chuyển biến trong suy nghĩ, hành động của các cấp, các ngành, các đoàn thể nhân dân. Đến nay, toàn huyện có khoảng 45.000 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, đạt 80%; 175

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 58 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)