Các dạng chất thải phát sinh tại các làng nghề được nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 87 - 102)

STT Công đoạn sản xuất Loại chất thải phát sinh Thành phần chất thải

1

Làng nghề sơn mài Duyên Thái

Phân loại Chất thải rắn Chất thải rắn, phế liệu

Bụi Bụi bẩn

Làm sạch Nước thải Nước chứa chất bẩn

Cặn, rác bẩn Phế phẩm

Pha trộn màu, sơn

Khí thải Dung môi hữu cơ

Nước thải Chất hữu cơ, sơn, màu

Đánh bóng Khí thải Hơi sơn, màu

2

Làng nghề mộc Vạn Điểm

Bào, đục Khí thải Bụi gỗ, tiếng ồn

Chất thải rắn Mùn cưa, vụn gỗ

Dưng thô, vào khung Khí thải Hơi keo, tiếng ồn

Làm phẳng, tạo hình Khí thải Bụi gỗ

Chất thải rắn Vụn gỗ

Làm nhẵn, sửa lỗi Chất thải rắn Vụ gỗ, giấy ráp

Đánh thuốc, sơn Khí thải Hơi dung môi hữu cơ

Chất thải rắn Vỏ hộp sơn, vec-ni

3

Làng nghề bông len Tiền Phong

Phân loại nguyên liệu Chất thải rắn Vụn vải, vải không đạt

Khí thải Bụi bẩn, sợi vải, len

Cắt, may Chất thải rắn Vải thừa

Đóng gói Chất thải rắn Túi, bao đựng thải loại,

Tem mác phế phẩm Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp (2016)

Qua bảng 4.9, ta có thể thấy tại các làng nghề trong quá trình sản xuất, công đoạn nào cũng luôn luôn có chất thải ra môi trường tùy từng trạng thái và số lượng. Chính vì vậy, để kiểm soát tất cả các khâu người sản xuất cần phải có một quy trình sản xuất khép kín, khoa học nhằm thu gom, xử lý chất thải trước khi xả thải ra môi trường. Tuy nhiên, hiện tại cho thấy, hầu hết các cơ sở sản xuất ở làng nghề quy mô còn bé, máy móc thô sơ, bán tự động, quy trình sản xuất còn nhiều công đoạn gây lãng phí nguồn lực và gia tăng chất thải ra môi trường. Trước tình hình này, cơ quan quản lý cần phối hợp, hướng dẫn, hỗ trợ cho các cơ sở sản xuất trên địa bàn nắm rõ các quy định xả thải cũng như đầu tư trang thiết bị hiện đại phục vụ sản xuất. Bên cạnh đó, cần có các chế tài phù hợp để xử lý những cơ sở, doanh nghiệp cố ý hoặc không hợp gây ô nhiễm môi trường.

4.1.3.Thực trạng quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín

4.1.3.1. Các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín

Những năm qua, môi trường làng nghề đang nổi lên như một vấn đề nóng hổi, cấp bách. Ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, nhiều nơi vượt tầm kiểm soát của các cấp chính quyền. Nhận thức được vấn đề đó, BVMT làng nghề đã được đề cập tại nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước. Ở góc độ văn bản quy phạm pháp luật: hệ thống các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường rất được chú ý hoàn thiện và đã góp phần quan trọng vào công tác BVMT của cả nước. Hiện nay, Luật BVMT năm 1993 đã được sửa đổi và bổ sung, thay thế bằng Luật BVMT năm 2005. So với Luật 1993 luật sửa đổi có một số điểm mới như: Phạm vi điều chỉnh và đối tượng điều chỉnh áp dụng cụ thể hơn; quy định rõ và cụ thể các nguyên tắc cơ bản; Quy định BVMT cụ thể đối với các ngành, lĩnh vực, với từng địa bàn, khu vực; sử dụng đồng bộ các công cụ, biện pháp quản lý môi trường... Bên cạnh việc ban hành các chủ trương, chính sách và pháp luật, việc tổ chức triển khai thực thi các văn bản này đã được các cấp, các ngành chú trọng.

Ngoài những văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề đã được nhà nước ban hành, trong thời gian vừa qua công tác bảo vệ môi trường làng nghề của Thành phố Hà Nội và huyện Thường Tín luôn được quan tâm chỉ đạo thông qua việc ban hành các văn bản quy định về chính sách và cơ chế về quy hoạch làng nghề, hỗ trợ công tác bảo vệ môi trường làng nghề như:

UBND Hà Nội đã có Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 02/01/2013 về việc phê duyệt quy hoạch phát triển nghề, làng nghề TPHN đến năm 2020, định

hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 235/KH-UBND ngày 31/12/2015 về việc công tác bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn thành phố Hà Nội, giai đoạn 2016 – 2020; Văn bản chỉ đạo của UBND Thành phố 4080/UBND-KT ngày 11/07/2016 về nhiệm vụ trọng tâm của Ban chỉ đạo phát triển nghề, làng nghề thành phố Hà Nội 6 tháng cuối năm 2016.

Từ năm 2005 đến nay, Ban Thường vụ Huyện ủy huyện Thường Tín đã ban hành 06 văn bản. Trong hoạt động của HĐND lĩnh vực môi trường luôn là chủ đề quan trọng được thảo luận, đưa vào chương trình kế hoạch công tác, nghị quyết của các kỳ họp. UBND huyện Thường Tín đã ban hành 37 văn bản. 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW ngày 15/11/2004của Bộ Chính trị và Chỉ thị 29 CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí Thư Trung ương Đảng "Về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”.

Về tổ chức tuyên truyền, quán triệt Nghị quyết, Chỉ thị. Tại huyện: Ban Thường vụ Huyện ủy đã mở 2 hội nghị học tập, quán triệt Nghị quyết 41 cho các đồng chí cán bộ chủ chốt huyện và cơ sở. Lớp thứ 2 cho toàn thể đảng viên tại các chi bộ trực thuộc Huyện ủy và các đảng bộ ít đảng viên. Tỷ lệ tham gia học tập đạt trên 94%.

Tại cơ sở: 100% các đảng bộ trực thuộc, các xã thị trấn đã tổ chức triển khai học tập nghị quyết với tỷ lệ đảng viên tham gia học tập đạt trên 92%.

Ban Tuyên giáo Huyện ủy: đã cấp phát đầy đủ tài liệu học tập nghị quyết tới cán bộ chủ chốt huyện; MTTQ và các đoàn thể huyện; các chi, đảng bộ trực thuộc Huyện uỷ, các chi bộ dưới Đảng bộ. Đồng thời, thường xuyên có văn bản hướng dẫn tăng cường bảo vệ môi trường cho các ban, ngành đoàn thể huyện và cấp ủy cơ sở. Hàng tháng, biên tập bản tin nội bộ, định hướng tuyên truyền trong đó có lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Các ngành đoàn thể, các xã, thị trấn tổ chức tuyên truyền sâu rộng Nghị quyết 41 và Chỉ thị 29, chính sách pháp luật về bảo vệ môi trường tới cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân, bằng các hình thức: hệ thống truyền thanh, các hội nghị, các lớp tập huấn; tổ chức các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng các chiến dịch như: “Ngày Môi trường Thế giới”, “Ngày nước Thế giới”, “Giờ Trái đất”, “Chiến dịch làm cho Thế giới sạch hơn”…, tổ chức thi tìm hiểu chính sách pháp luật về bảo bảo vệ môi trường tại các xã, thị trấn, các trường học...

Cụ thể, huyện Thường Tín đã có những văn bản về quản lý môi trường và quản lý môi trường làng nghề như sau:

Bảng 4.10. Một số văn bản của Huyện ủy về quản lý môi trường trên địa bàn huyện Thường Tín

Stt Ngày tháng của văn bản

Số của văn

bản Nội dung

1 31/5/2005 50- KH/HU

Tổ chức, nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”

2 14/6/2005 20- CTr/HU

Chương trình thực hiện Nghị quyết số 41- NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 13 – NQ/TU ngày 07/4/2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh CNH – HĐH giai đoạn 2005 – 2010 và những năm tiếp theo.

3 02/10/2012 112-BC/HU

Báo cáo kết quả thực hiện Chỉ thị số 29 - CT/TW ngày 21/01/2009 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết 41- NQ/TW “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

4 02/10/2014 136-

KH/HU

Kế hoạch tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

5 03/11/2014 139-

KH/HU

Kế hoạch tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 41 – NQ/TW ngày 15/11/2004 của Bộ Chính trị “về bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.

Bảng 4.11. Một số văn bản của UBND huyện về quản lý môi trường trên địa bàn huyện Thường Tín

Stt Ngày tháng văn bản

Số của văn bản

Nội dung

1 1/9/2005 245/CV-UB Công văn về việc Hưởng ứng chiến dịch làm môi

trường sạch hơn.

2 24/4/2006 121/CV-UB Công văn về việc Hưởng ứng tuần lễ quốc gia nước

sạch vệ sinh môi trường năm 2006

3 26/9/2006 307/CV-UB Công văn về việc Hưởng ứng chiến dịch làm cho Thế

giới xanh hơn, sạch hơn năm 2006

4 29/10/2007 406/UBND-

TNMT

Công văn về việc đề xuất các xã tham gia chương trình giảm thiểu rác tại nguồn theo công nghệ vi sinh.

5 28/5/2008 26/KH-UB

Kế hoạch tổ chức mít tinh phát động hưởng ứng ngày môi trường Thế giới 5/6/2008 của UBND huyện Thường Tín.

6 19/5/2009 48/KH-UB

Kế hoạch tăng cường, đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn huyện, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội

7 25/5/2009 50/KH-UB Kế hoạch tổ chức ngày môi trường Thế giới 5/6/2009

8 28/4/2009 811/QĐ-

UBND

Quyết định về việc phê duyệt đề cương và dự toán: Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thường Tín đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

9 10/8/2009 55/TTr-UBND

Tờ trình về dự toán kinh phí xử lý ô nhiễm môi trường giải quyết bức xúc dân sinh, phòng chống dịch bệnh năm 2009 và kinh phí thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải năm 2010 tại huyện Thường Tín.

10 11/1/2010 07/KH-UBND

Kế hoạch tăng cường đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn Thành phố Hà Nội, hướng tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội.

11 28/1/2010 115/QĐ-

UBND

Quyết định về việc Thành lập Đoàn kiểm tra việc thực hiện pháp luật về bảo vệ môi trường

Stt Ngày tháng văn bản Số của văn bản Nội dung 12 20/5/2010 980/QĐ- UBND

Quyết định về việc phê duyệt Đề án thu gom, vận chuyển, xử lý rác thải trên địa bàn huyện Thường Tín

13 13/7/2010 316/UBND-

TNMT

Công văn về việc tập trung chỉ đạo tổ chức thu gom, xử lý rác thải, bảo vệ môi trường

14 28/12/2010 3733/QĐ-

UBND

Quyết định về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch bảo vệ môi trường huyện Thường Tín đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

15 19/9/2011 658/UBND-

YT

Công văn về việc tăng cường công tác quản lý nhà nước về môi trường, xử lý ô nhiễm môi trường tại các cơ sở y tế trên địa bàn.

16 28/2/2012 12/KH-UBND

Kế hoạch kiểm tra hoạt động khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước trên địa bàn huyện.

17 02/3/2012 17/KH-UBND Kế hoạch tăng cường tổ chức thực hiện công tác thu

gom, vận chuyển, xử lý rác thải vệ sinh môi trường.

18 3/6/2012 64/KH-UBND

Kế hoạch kiểm tra việc chấp hành các qui định pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện.

19 02/8/2013 494/UBND-

TNMT

Công văn về việc tăng cường biện pháp thu gom, xử lý rác thải.

20 18/12/2013 867/UBND

Công văn về việc chấp thuận việc khảo sát để xây dựng đề án xã hội hóa đầu tư các công trình xử lý môi trường tại các cụm, điểm công nghiệp làng nghề huyện Thường Tín.

21 28/2/2014 96/UBND-

TNMT

Công văn về việc triển khai xây dựng đề án thu gom rác thải nông thôn tuyến 01 trên địa bàn huyện Thường Tín.

22 27/3/2014, 505/QĐ-

UBND

Quyết định về việc kiện toàn Đoàn kiểm tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai, bảo vệ môi trường, tài nguyên nước trên địa bàn huyện Thường Tín

Biểu đồ 4.2. Ý kiến của cán bộ quản lý môi trường về thực trạng văn bản quản lý Nhà nước trong quản lý môi trường làng nghề huyện Thường Tín

Nguồn: Số liệu điều tra tổng hợp (2016) Như vậy, chiếm tới 50% ý kiến phản hồi của cán bộ quản lý gặp khó khăn trong tìm kiếm văn bản hướng dẫn quản lý bởi số lượng văn bản hiện nay quá nhiều và chồng chéo khiến cho cán bộ không biết phải thực hiện quản lý theo văn bản hướng dẫn nào.

Theo số liệu thu thập được ở Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thường Tín thì công tác quản lý môi trường làng nghề hiện nay vẫn là một vấn đề nan giải: thứ nhất các văn bản quy phạm pháp luật sử dụng cho vấn đề bảo vệ môi trường làng nghề vẫn còn rất hạn chế, hầu hết các văn bản đều được ban hành sau khi sự cố môi trường làng nghề đã xảy ra; thứ hai ý thức người dân về vấn đề bảo vệ môi trường còn rất hạn chế nên việc chấp hành Pháp luật về BVMT ở các làng nghề rất thấp các hộ gia đình, cơ sở sản xuất đều mang tính tự phát, hầu như chưa có giấy tờ hoặc hồ sơ nào hợp lệ về bảo vệ môi trường.

Khi được hỏi về việc chấp hành pháp luật về BVMT thì các hộ đều trả lời là: dân ở đây đều làm nghề như thế từ xưa, có thấy ai phải làm đâu, cũng có thấy các cán bộ thôn xã đi nhắc nhở nhưng chúng tôi đều sản xuất nhỏ lẻ, cần gì mấy thứ thủ tục rườm rà thế. Như vậy có thể thấy người dân cũng đã được nhắc nhở và hướng dẫn nhưng do tính chây ì và ỷ lại vào danh "làng nghề" nên hầu như tất cả

các hộ đều không quan tâm đến vấn đề môi trường. Điều này là nguyên nhân chính làm cho công tác quản lý và bảo vệ môi trường làng nghề luôn là bài toán khó với các cấp, các ngành.

4.1.3.2. Công tác Quy hoạch làng nghề và quản lý môi trường.

Thực hiện công tác quy hoạch, trong những năm qua huyện Thường Tín đã Quy hoạch 2 Khu công nghiệp lớn là Khu CN Phụng Hiệp và Khu CN Bắc Thường Tín; Quy hoạch 5 Cụm CN; Quy hoạch phát triển CN đến năm 2020 cho 26 Điểm CN làng nghề. Kết quả thực hiện quy hoạch đã và đang xây dựng được 4 điểm CN làng nghề: Duyên Thái, Vạn Điểm, Ninh Sở, Tiền Phong, xét duyệt cho các hộ sản xuất trong làng nghề có tính chất phức tạp về môi trường chuyển ra các điểm CN tập trung.

Bảng 4.12. Danh mục quy hoạch đất khu công nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn huyện Thường Tín

STT Nội dung Vị trí Năm thực hiện Diện tích (ha)

1 Quy hoạch đất cụm công nghiệp Phụng Hiệp Xã Nghiêm Xuyên 2016 – 2020 59,00 Xã Tô Hiệu 58,70 Xã Dũng Tiến 72,24 Xã Thắng Lợi 100,06 2 Quy hoạch đất cụm công nghiệp Bắc Thường Tín Xã Ninh Sở 2016 – 2020 66,00 Xã Liên Phương 63,14 Xã Văn Bình 30,32 Xã Duyên Thái 122,50

3 Quy hoạch cụm công

nghiệp Habeco Xã Hà Hồi 2016 – 2020 75,20

Tổng quy hoạch đất khu, cụm công nghiệp toàn huyện 647,16

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Theo bảng 4.12, huyện Thường Tín đã có kế hoạch quy hoạch cụm công nghiệp và khu công nghiệp đến năm 2020. Tổng diện tích quy hoạch toàn huyện đến năm 2020 là 647,16 ha. Việc quy hoạch phát triền làng nghề của các địa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 87 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)