Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý môi trường làng nghề từ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 121 - 124)

4.1.3 .Thực trạng quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín

4.3. GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG

4.3.2. Nâng cao năng lực quản lý của cán bộ quản lý môi trường làng nghề từ

từ cấp huyện đến xã

Tăng cường nguồn nhân lực cho công tác BVMT từ cấp huyện đến cấp xã. Đối với cấp huyện, biên chế từ 2÷3 cán bộ; cấp xã-Thị trấn 1 cán bộ hợp đồng bằng nguồn kinh phí sự nghiệp môi trường (theo hướng dẫn tại thông tư số 70/2008/TTLT-BTC-BTNMT ngày 24/7/2008 “về việc hướng dẫn kinh phí hoạt động của tổ chức, bộ phận chuyên môn, cán bộ phụ trách về BVMT”).

Tăng cường năng lực quản lý Nhà Nước về môi trường, đổi mới cơ cấu tổ chức, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành trong lĩnh vực QLMT môi trường làng nghề. Đẩy mạnh công tác quan trắc, điều tra hiện trạng môi trường tại khu vực làng nghề nhằm nắm bắt tình trạng ô nhiễm môi trường và kịp thời phát hiện các sự cố, từ đó để có các giải pháp thích hợp. Thiết lập cơ sở dữ liệu nhằm phục vụ cho công tác lập kế hoạch, quy hoạch.

Cụ thể hóa các văn bản Pháp luật bằng các chỉ thị, Quyết định… để tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình triển khai nhiệm vụ Bảo vệ môi trường. Xây dựng và củng cố mạng lưới hoạt động môi trường cấp tỉnh, huyện tới xã, thôn, xóm. Đặc biệt tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và hiệp hội làng nghề trong công tác bảo vệ môi trường. Tăng cường công tác truyền thông và xã hội hóa hoạt động bảo vệ môi trường.

Nâng cao chất lượng đào tạo, mở rộng hợp tác với các đơn vị, các tổ chức nhằm trong và ngoài huyện để trao đổi thông tin, học hỏi kinh nghiệm trong các hoạt động bảo vệ môi trường.

Hướng dẫn các Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh nói chung và làng nghề nói riêng trên địa bàn huyện chấp hành nghiêm chỉnh Luật Bảo vệ môi trường trong quá trình hoạt động sản xuất. Đồng thời có sự theo dõi, giám sát thường xuyên. Cần có biện pháp xử lý nghiêm khắc đối với các trường hợp vi phạm Luật Bảo vệ môi trường, các cơ sở sản xuất kinh doanh gây ô nhiễm. Đồng

thời có hình thức khen thưởng, khuyến khích đối với các các nhân, tổ chức có đóng góp tích cực cho các hoạt động bảo vệ môi trường.

4.3.3. Hỗ trợ, áp dụng công nghệ và quy hoạch làng nghề gắn với bảo vệ môi trường

* Áp dụng công nghệ vào sản xuất và xử lý chất thải

Quy định và triển khai có hiệu quả việc áp dụng các công nghệ xử lý chất thải tập trung bao gồm: xử lý nước thải, khí thải cục bộ, xử lý nước thải tập trung; quản lý chất thải rắn. Các công nghệ xử lý chất thải tại các làng nghề cần đảm bảo:

- Chất thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường Việt Nam. - Công nghệ đơn giản, dễ vận hành, dễ chuyển giao.

- Vốn đầu tư, chi phí vận hành thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề.

- Ưu tiên công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải.

Xử lý bụi tại các cơ sở sản xuất đồ gỗ Tại các khu vực cưa gỗ, máy chà thường phát sinh lượng bụi gỗ độc hại tới sức khỏe người lao động. Căn cứ vào quy mô sản xuất và nhà xưởng chặt hẹp có thể áp dụng mô hình xử lý bụi đơn giản, dễ vận hành, giá thành rẻ: lọc và tách bụi bằng túi vải.

Đối với việc xử lý các dung môi hữu cơ, có thể áp dụng các phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính, bằng nước, oxy hóa, đốt trong lò nhiệt cao. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng, song với điều kiện của làng nghề có thể áp dụng phương pháp hấp phụ bằng nước do các dung môi hữu cơ nặng dễ tan trong nước.

* Quy hoạch làng nghề

Dựa trên quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 của Hà Nội vừa được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định số 14/QĐ-UBND ngày 2 tháng 1 năm 2013.

Với quan điểm phát triển nghề, làng nghề phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô, gắn với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ngoại thành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, gắn kết với phát triển làng nghề chung cả nước, Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề Thành

phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể, trong đó có mục tiêu hình thành đội ngũ doanh nhân có trình độ quản lý, trình độ tổ chức kinh doanh, tiếp thị sản phẩm, tạo mẫu mã sản phẩm tại các làng nghề; chuyển dịch cơ cấu kinh tế của khu vực làng nghề theo hướng tăng dần tỷ trọng công nghiệp - thương mại, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp.

Để hạn chế mức độ ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe của người dân thì biện pháp cơ bản nhất đối với một làng nghề là cần thực hiện quy hoạch quản lý sản xuất sao cho thích hợp. Giải quyết tốt quy hoạch tổng thể sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu tác hại của ô nhiễm môi trường không khí, môi trường nước và môi trường đất do sản xuất gây nên.

Quy hoạch tập trung: Việc quy hoạch tập trung các CCN làng nghề đã được triển khai tại một số địa phương của huyện như CCN Duyên Thái (sơn mài), Tiền Phong (chăn ga gối đệm), Ninh Sở (mây, tre đan), Vạn Điểm (mộc)…Tuy nhiên, việc thực hiện các quy hoạch vẫn còn những tồn tại: CCN làng nghề tuy được quy hoạch nhưng việc vận động các hộ sản xuất xen lẫn trong khu dân cư ra CCN tập trung còn gặp nhiều khó khăn. Các hộ sản xuất tiếp tục mở rộng sản xuất tại vị trí mới mà không chuyển ra khu vực được quy hoạch; việc xây dựng hệ thống xử lý chất thải tại các CCN làng nghề không được các chủ đầu tư thực hiện. Để thực hiện tốt quy hoạch CCN tập trung các cấp có thẩm quyền cần xây dựng lộ trình để các cơ sở sản xuất có thể chuyển ra khu sản xuất tập trung.

Quy hoạch phân tán: quy hoạch sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp với cải thiện điều kiện sản xuất và cải thiện vệ sinh môi trường. Các làng nghề cần được quy hoạch theo hướng giữ nguyên không gian hiện có, hạn chế tối đa việc thay đổi không gian như cơi nới, xây dựng nhà cao tầng, mở rộng đường quá mức nhằm mục tiêu bảo tồn không gian ngõ xóm truyền thống của làng nghề cổ truyền thống Việt Nam và thuận lợi cho việc phát triển làng nghề du lịch văn hóa sau này.

Quy hoạch theo hướng lồng ghép các hoạt động du lịch với sản xuất làng nghề sẽ tập trung vào việc hướng dẫn các cơ sở sản xuất hướng vào quy hoạch không gian sản xuất tại chỗ sao cho vừa thuận tiện sản xuất, vừa không gây ô nhiễm môi trường, vừa duy trì các đặc trưng văn hóa lại vừa tạo mỹ quan phục vụ du lịch. Loại hình này thích hợp với làng nghề Ninh Sở (mây, tre đan) và các làng nghề ít gây ô nhiễm. (Nguồn: Báo cáo môi trường quốc gia năm 2014) đối với các nhóm làng nghề có thể áp dụng quy hoạch phân tán cần lưu ý các đặc điểm sau:

- Quy hoạch khu vực sản xuất hợp lý. - Phải có hệ thống xử lý nước thải.

- Nhà xưởng thông thoáng và quy hoạch hợp lý trong từng hộ gia đình. - Hệ thống thoát nước của làng phải đảm bảo tiêu thoát được nước thải của làng.

- Có hệ thống thu gom chất thải rắn.

- Chất thải rắn sản xuất thực phẩm phải được tận dụng để chăn nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 121 - 124)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)