PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 72 - 76)

PHẦN 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài chọn huyện Thường Tín làm địa bàn nghiên cứu, đây là một trong những huyện có số lượng làng nghề và bao gồm nhiều ngành nghề sản xuất với quy mô tương đối lớn. Hiện nay còn khá ít đề tài nghiên cứu về công tác quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện. Vì vậy, cần thiết tìm hiểu thực trạng quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín nhằm tìm ra những bất cập và hạn chế trong công tác quản lý, từ đó đưa ra giải pháp tăng cường quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Căn cứ vào sự phát triển của làng nghề và thực tế các hoạt động quản lý trên địa bàn huyện Thường Tín, đề tài tập trung nghiên cứu tại 3 xã điểm: Duyên Thái (sơn mài); Tiền Phong (chăn ga gối đệm) và Vạn Điểm (nghề mộc). Đây là những xã có làng nghề ở những ngành khác nhau, có cách thức quản lý và tác động đến môi trường theo mức độ khác nhau. Vì vậy, nghiên cứu những xã trên sẽ cho thấy được khái quát về tình hình quản lý môi trường làng nghề của cả huyện Thường Tín.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Thông tin và số liệu được điều tra thu thập từ 2 nguồn: Thông tin số liệu thứ cấp và Thông tin số liệu sơ cấp.

a) Số liệu thứ cấp

Bao gồm toàn bộ các văn bản, tài liệu, số liệu, v.v... đã được công bố về/hoặc liên quan địa bàn nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn: số liệu chính thức đã được công bố qua website, ấn phẩm như niên giám thống kê, báo cáo hội thảo, báo cáo thường niên, đề án, công trình nghiên cứu của các sở, ban, ngành cơ quan liên quan tại địa phương: UBND huyện, phòng TN&MT, phòng Nông nghiệp, các phòng tham mưu cho UBND huyện khác và cơ quan quản lý cấp xã,.... Phương pháp sử dụng: dùng các công cụ/phương pháp cụ thể của điều tra thống kê và của PRA như: phỏng vấn, thảo luận nhóm…

Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:

- Các thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người.

- Các báo cáo về các chương trình, dự án quản lý môi trường làng nghề ở huyện Thường Tín, các chính sách về đầu tư cho quản lý môi trường làng nghề của huyện Thường Tín.

b) Số liệu sơ cấp

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước: khảo sát và lấy ý kiến của lãnh đạo các cấp cơ quan quản lý tại địa phương về thực trạng quản lý môi trường làng nghề. Trong đó:

Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín: 02 phiếu

Lãnh đạo phòng chuyên môn thuộc UBND huyện: 04 (phòng tài nguyên tài môi trường, phòng kinh tế - quản lý làng nghề).

Lãnh đạo UBND xã điều tra: 04 => Tổng phiếu điều tra là 10 mẫu.

Cách chọn mẫu trên dựa vào tầm ảnh hưởng, công tác chuyên môn của từng vị trí để đưa ra các ý kiến liên quan đến công tác quản lý môi trường một cách đặc trưng nhất dưới góc nhìn của từng cấp độ quản lý.

- Về phía cộng đồng liên quan: khảo sát và điều tra, lấy ý kiến từ đại diện các hộ sản xuất thuộc làng nghề; các tổ chức, hiệp hội của làng nghề; hộ dân sinh sống trên địa bàn; đại diện các thôn, xóm; mỗi xã 30 mẫu điều tra. Gồm 3 xã: Duyên Thái (sơn mài); Tiền Phong (chăn ga gối đệm) và Vạn Điểm (nghề mộc). 3 xã được chọn là những xã có đặc điểm, tác nhân gây ô nhiễm cũng như cách quản lý môi trường khác nhau. Do đó, nghiên cứu 3 xã này mang tính đặc trưng và đại diện cho huyện Thường Tín.

Phân tổ mẫu điều tra theo từng đối tượng gồm: chủ hộ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; người dân ở làng nghề. Sau đó điều tra ngẫu nhiên trong tập đối tượng đã định sẵn. (Mỗi xã có số phiếu điều tra gồm: 20 phiếu phỏng vấn hộ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; 10 phiếu phỏng vấn người dân).

=> Tổng số = 30 x 3 = 90 mẫu.

Như vậy, tổng mẫu khảo sát là 100 mẫu.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ cho công tác nghiên cứu.

Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel, máy tính... tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích và xử lý thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được vận dụng để mô tả tổng quát về tình hình cơ bản địa bàn nghiên cứu, thực trạng quản lý môi trường làng nghề trong quá trình phát triển kinh tế ở huyện Thường Tín. Sử dụng hệ thống các chỉ tiêu thống kê để phân tích thực trạng quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín.

b. Phương pháp thống kê so sánh

Phương pháp này được sử dụng trong việc tập hợp xử lý số liệu, tài liệu, dùng để so sánh hiện tượng này với hiện tượng khác trong cùng một thời điểm hoặc cùng mội hiện tượng ở các thời điểm khác nhau.

Phương pháp này để so sánh các chỉ tiêu liên quan đến vấn đề quản lý môi trường ở các làng nghề với các vùng khác từ đó tìm ra nguyên nhân gây nên ô nhiễm môi trường ở các làng nghề.

3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Các chỉ tiêu đánh giá về tình hình phát triển làng nghề huyện Thường Tín

+ Số làng nghề, số hộ tham gia vào làng nghề, số lao động trong làng nghề. + Giá trị sản xuất của các làng nghề.

3.2.5.2. Chỉ tiêu phản ánh thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý môi trường làng nghề

+ Loại chất thải: SO2, CO2, chất thải rắn,…

+ Khối lượng chất thải thải ra môi trường (m3, kg, tấn,…).

3.2.5.3. Các chỉ tiêu về phản ánh về thực trạng quản lý môi trường làng nghề

+ Bộ máy quản lý môi trường của huyện: Mô hình quản lý, số lượng người quản lý trong bộ máy.

+ Công tác quản lý môi trường làng nghề của huyện. + Các hoạt động về bảo vệ môi trường làng nghề.

3.2.5.4. Các chỉ tiêu phản ánh về hiệu quả quản lý môi trường làng nghề.

+ Chuyển biến về chất lượng môi trường làng nghề.

+ Chuyển biến về ý thức người dân trong công tác bảo vệ môi trường làng nghề. + Hiệu quả thực thi các quyết định quản lý môi trường làng nghề của huyện. + Sự hài lòng của người dân về công tác quản lý môi trường làng nghề.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 72 - 76)