văn hoá - xã hội, với hơn 50 % số trường đạt chuẩn quốc gia. Huyện đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa, cho 10.189 hộ dân/29.189 hộ.
Bên cạnh đó, do có công việc ổn định ở mức thu nhập khá mà tệ nạn xã hội như trộm cắp, cờ bạc, rượu chè, nghiện hút... cho đến các vấn đề xã hội mang tính chất vĩ mô như thất nghiệp, di dân tự do đã giảm đáng kể, mô hình nông thôn mới đang dần được hình thành và phát triển. Số hộ nghèo, tái nghèo, thoát nghèo trên địa bàn huyện Thường Tín có xu hướng giảm rõ rệt trong thời gian qua.
Bảng 4.4. Tình hình giảm nghèo của huyện Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016 giai đoạn 2014 – 2016
ĐVT: người
Tiêu chí 2014 2015 2016 So sánh (%)
15/14 16/15 BQ
Số hộ nghèo, tái nghèo 2.483 1.733 1.460 69,79 84,25 76,68
Số hộ thoát nghèo 750 273 150 36,40 54,95 44,72
Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Trong giai đoạn 2014 – 2016, Do làng nghề phát triển, công việc ổn định nên tỷ lệ hộ nghèo và tái nghèo trên địa bàn huyện Thường Tín giảm đáng kể, năm 2016 số hộ nghèo chỉ còn 1.460 hộ, giảm khoảng 273 hộ, tương đương 15,75% so với năm 2015; so với năm 2014 số hộ nghèo, tái nghèo giảm 1.023 hộ, tương đương 41,2%.
4.1.2.Tình hình ô nhiễm môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín Thường Tín
Bên cạnh những đóng góp của các làng nghề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Thường Tín là những bất cập gây ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thực hiện phát triển bền vững, đó là:
Chất lượng lao động còn nhiều hạn chế, hầu hết lao động trong các làng nghề có trình độ thấp, đầu chưa học hết phổ thông. Tỷ lệ những ông chủ, những
giám đốc doanh nghiệp chưa qua một lớp bồi dưỡng kiến thức về quản lý hay kỹ thuật chuyên ngành nào vẫn chiếm số lượng lớn. Những kiến thức mà người lao động có được chủ yếu là thông qua học truyền miệng, vừa học vừa làm và kinh nghiêm thực tiễn.
Thiếu vốn và công nghệ sản xuất lạc hậu vẫn là phổ biến. Nguồn vốn tự có của người dân trong các làng nghề hiện đang rất hạn chế, bên cạnh khả năng vay vốn từ các tổ chức tín dụng không được nhiều đã làm cho tình trạng thiếu vốn càng trở nên trầm trọng. Nhu cầu vốn của các cơ sở sản xuất là rất cao nhưng do khan vốn nên đã hạn chế phần nào việc mở rộng sản xuất kinh doanh của họ. Các cơ sở sản xuất tại các làng nghề hiện vẫn đang sử dụng những công nghệ sản xuất lạc hậu, đã qua thanh lý của các cơ sở công nghiệp trong nước hoặc là nhập khẩu công nghệ thải của nước ngoài. Do không đủ vốn nên họ không có khả năng đầu tư cho những dây truyền sản xuất hiện đại, cho năng suất và chất lượng sản phẩm cao hơn.
Mặt bằng sản xuất thiếu, hầu hết các cơ sở sản xuất trong các làng nghề đều nằm trong khu dân cư, diện tích cho sản xuất chật hẹp, chủ yếu là một phần diện tích khu nhà ở của mình, thậm chí tại một số hộ sản xuất nhà ở và nhà sản xuất chung nhau. Từ chỗ thiếu mặt bằng dẫn đến rất khó bố trí máy móc cho sản xuất và khả năng đổi mới công nghệ. Tuy đã có những chính sách hỗ trợ từ phía chính quyền địa phương như thành lập các cụm công nghiệp làng nghề, chính sách dãn dân... để mở rộng diện tích cho sản xuất và tách khu sản xuất ra khỏi khu dân cư nhưng tình trạng thiếu mặt bằng cho sản xuất vẫn chưa được giải quyết thoả đáng so với nhu cầu hiện tại.
Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, có những làng nghề tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động như các làng nghề sản xuất đồng, nhôm, sắt thép gây ảnh hưởng rất lớn đến tình hình sức khoẻ, sản xuất kinh doanh của người dân và phản ánh trực tiếp đến phát triển bền vững các làng nghề.
Trong tổng số 44 làng được công nhận làng của huyện thì có tới 9 làng nghề gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Rác thải công nghiệp của các làng nghề cứ liên tục thải ra môi trường ven sông, ven hồ như thế đã làm cho môi trường nước ở đây đặc biệt ô nhiễm. Những dòng nước đen ngòm chảy qua các làng, các xã, người dân không những phải sống và sinh hoạt bằng thứ nước nguy hiểm từ các làng nghề thải ra ấy mà nó còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường chung cũng như những nguy cơ bệnh tật tiềm ẩn đối với sức khỏe người dân.
Với 126 làng nghề gồm xấp xỉ 1,7 vạn gia đình đang tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp với các sản phảm chủ yếu như sơn mài, đồ mộc, điêu khắc..., mức độ ô nhiễm về không khí, tiếng ồn và nước ở Thường Tín đang ngày càng gia tăng, nhất là làng nghề truyền thống Thụy Ứng, xã Hòa Bình với việc chế biến xương, sừng, da, và tình trạng xả thải trực tiếp từ các xưởng chế biến ở đây đã làm ảnh hưởng xấu đến người dân ở khu vực phía nam Hà Nội. Đây chính là điểm bất cập cần lưu ý và giải quyết một cách sớm nhất để đưa quá trình phát triển của làng nghề một cách bền vững trên địa bàn huyện Thường Tín. Vấn đề môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín hiện nay có nhiều bất cập. Đặc biệt là vấn đề về ô nhiễm môi trường trong các làng nghề của Thường Tín. Qua thực tế điều tra người sản xuất và người dân trong làng nghề đều rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay. Tình trạng này diễn ra ở hầu hết các làng nghề với mức độ nặng nhẹ khác nhau: có những làng nghề môi trường bị ô nhiễm nhẹ, có những làng nghề bị ô nhiễm nặng, thậm chí có những làng nghề tình trạng ô nhiễm môi trường đã ở mức báo động. Kết quả điều tra được thể hiện qua bảng 4.5.
Bảng 4.5. Mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề tại huyện Thường Tín tại huyện Thường Tín
Làng nghề Tổng mẫu điều tra Mức độ ô nhiễm Nhẹ Trung bình Nặng Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Số lượng CC (%) Duyên Thái 30 5 16,67 7 23,33 18 60,00 Tiền Phong 30 3 10,00 11 36,67 16 53,33 Vạn Điểm 30 7 23,33 10 33,33 13 43,34
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường ở các làng nghề ở huyện Thường Tín qua quá trình điều tra sơ bộ phỏng vấn trực tiếp người dân tại 3 xã nghiên cứu cho tay thấy: Mức độ ô nhiễm môi trường ở làng Nghề Duyên Thái được đánh giá nặng nhất chiếm 60%, hầu hết người dân đều đánh giá môi trường tại điểm nghiên cứu đã ô nhiễm nặng, một số nơi vượt ngưỡng chịu đựng của con
người. Tiếp đến là làng nghề Tiền Phong mức độ ô nhiễm môi trường ở làng nghề được đánh giá nặng chiếm 53,33%. Mức độ ô nhiễm đánh giá thấp nhất tại làng nghề Vạn Điểm, mức đánh giá không có sự chênh lệch nhiều so với 2 hai làng nghề trên do người dân tại đây cho rằng chất thải của làng nghề này như mùi sơn, vụn gỗ,… có thể khuếch tán và phân hủy theo thời gian nên tỷ lệ đánh giá mức độ ô nhiễm nặng ít hơn so với làng nghề Tiền Phong, Duyên Thái tuy nhiên tỷ lệ này vẫn khá cao so với mẫu điều tra chung.
Bảng 4.6. Phân loại ô nhiễm môi trường tại làng nghề của huyện Thường Tín huyện Thường Tín Làng nghề Mức độ ô nhiễm/loại hình ô nhiễm Môi trường đất Môi trường nước Môi trường
không khí Âm thanh
Duyên Thái Trung bình Nặng Trung bình Trung bình
Tiền Phong Nặng Nặng Nặng Nhẹ
Vạn Điểm Trung bình Trung bình Trung bình Nặng
Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Qua bảng phân loại 4.6, ta có thể thấy mức độ ô nhiễm môi trường nước tại các làng nghề là nặng nhất, môi trường đất và không khí ít chịu ảnh hương hơn và cuối cùng là mức độ ô nhiễm âm thanh. Tình hình ô nhiễm tại các làng nghề diễn ra khá nghiêm trọng, các chỉ tiêu phân tích nước thải như COD, BOD, SS ..., hàm lượng các chất khí thải CO2, SO2, bụi, tiếng ồn đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm các môi trường nước, không khí, đất do sản xuất ngành nghề gây ra là không giống nhau giữa các phân ngành. Mức độ ô nhiễm diễn ra phụ thuộc vào đặc điểm sản xuất, tính chất sản phẩm và thành phần chất thải, thải ra môi trường. Do đó, để tìm hiểu về tình hình ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, trước tiên ta phải biết về tải lượng và thành phần chất thải của mỗi ngành sản xuất. Kết quả tính toán tải lượng các chất ô nhiễm do hoạt động sản xuất làng nghề.
Tại các làng nghề do quá trình hình thành và phát triển mang tính tự phát, thiết bị đơn giản thủ công, công nghệ lạc hậu, hiệu quả sử dụng nguyên nhiên liệu thấp, mặt bằng sản xuất hạn chế, việc đầu tư cho xây dựng các hệ thống sử lý nước, khí thải hầu như không được quan tâm. ý thức bảo vệ môi trường sinh thái
và bảo vệ sức khỏe cho chính gia đình của người lao động còn rất hạn chế. Do đó vấn đề ô nhiễm môi trường làng nghề nước ta trở nên bức xúc nhất hiện nay.
Tìm hiểu vấn đề ô nhiễm môi trường do sản xuất làng nghề một cách đầy đủ hơn cả là tìm hiểu theo các nhóm nghề. Theo cách này hiện trạng ô nhiễm ở các làng nghề được xét theo các làng nghề sau:
* Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường làng nghề sơn mài (Duyên Thái): Theo khảo sát tại làng nghề, các cơ sở sản xuất xen kẽ với khu dân cư, với những ống khói cao từ 5 - 8m, ngày đêm nhả khói đen ngòm, không khí xung quang luôn có mùi hắc, khó chịu. Nước mài tranh và các sản phẩm sơn mài xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm.
Bảng 4.7. Khối lượng chất thải phát sinh từ làng nghề sơn mài, Duyên Thái
Làng nghề Nước thải (m3/ngày) Rác thải (kg/ngày) CTR nguy hại (kg/ngày) Duyên Thái 380 2500 72
Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Theo kết quả quan trắc, nồng độ hơi xăng và dung môi hữu cơ đo được tại các xưởng sản xuất cao gấp 10 - 15 lần so với quy định. Nồng độ các chất thải rắn lơ lửng, chất hữu cơ trong nước cũng cao hơn mức bình thường… Tỷ lệ trẻ em địa phương bị mắc các bệnh viêm phế quản lên đến gần 50%. Các trường hợp chết vì ung thư mỗi năm lên đến 5 - 7 người.
Môi trường nước tại các làng nghề chỉ bị ô nhiễm bởi: các hợp chất hữu cơ, TSS, N, axeton, benzen,… có trong nước thải sinh hoạt của người dân; dầu, sơn lắng trên mặt đất bị cuốn theo nước mưa; hóa chất, dưới tác dụng của thời tiết nắng, mưa rò rỉ ra sẽ chảy xuống nguồn nước gây ô nhiễm.
Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm: tiếng ồn và hơi sơn, dầu phát sinh từ các quá trình sơn, đánh đánh bóng. Do sản xuất hoàn toàn thủ công nên hầu hết các hộ sản xuất đều không chú trọng đến việc thu gom, xử lý chất thải và làm giảm tiếng ồn mà để chúng tự do phát tán, lan truyền vào môi trường xung quanh gây ô nhiễm.
Bên cạnh đó, sức khỏe của người công nhân cũng bị ảnh hưởng đáng kể do không được trang bị bảo hộ lao động đầy đủ. Hơi dung môi phát sinh trong
quá trình sơn bóng sản phẩm cũng trong tình trạng tương tự, tuy nhiên nó chỉ gây ô nhiễm cục bộ ngay tại khu vực sản xuất chứ không phát tán đi xa.
Chất thải rắn bao gồm: rác thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân; mùn cưa, mẩu gỗ thừa; giấy ráp, hộp sơn. Hiện nay, Làng nghề đã thành lập đội vệ sinh môi trường thu gom toàn bộ rác thải sinh hoạt và đem đổ thải tại nơi quy định nên rác thải sinh hoạt ít gây ảnh hưởng tới môi trường và sức khỏe người dân. Đối với mẩu gỗ thừa được các hộ thu gom đem bán cho các cơ sở sản xuất gỗ ép, còn một phần được sử dụng làm chất đốt. Bên cạnh đó, một lượng mùn cưa rơi vãi vãi trên mặt đất không được các hộ thu gom và đây là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Đối với hộp đựng sơn dầu, hầu hết các hộ đều chưa thu gom, lưu trữ và xử lý theo đúng quy định mà đem bán cho đồng nát. Điều này góp phần làm phát tán chất thải nguy hại ra ngoài môi trường.
* Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường các làng nghề bông len (Tiền Phong):
Mặc dù nghề làm chăn bông mang lại giá trị kinh tế lớn, thay đổi cuộc sống của người dân, nhưng những tác động xấu đến môi trường là vấn đề khiến người dân và chính quyền địa phương trăn trở. Môi trường ở làng nghề Tiền Phong bị ô nhiễm chủ yếu bởi nước thải sinh hoạt, chất thải rắn, chất thải nguy hại và một phần bụi vải, hơi dung môi.
Bảng 4.8: Khối lượng chất thải phát sinh từ làng nghề Tiền Phong
Làng nghề Nước thải (m3/ngày)
Rác thải (kg/ngày)
CTR nguy hại (kg/ngày)
Tiền phong 300 1460 40
Nguồn: Số liệu điều tra, tổng hợp (2016) Đặc thù của quá trình sản xuất, gia công may mặc không phát sinh nước thải. Chỉ có nước thải sinh hoạt phát sinh từ quá trình sinh hoạt của người dân. Vì vậy, nước thải chủ yếu bị ô nhiễm bởi các chất hữu cơ. Phần lớn nước thải được thải trực tiếp xuống các kênh rạch và chảy vào các ao làng, gây ô nhiễm nguồn nước mặt.
Dù đã xây dựng cụm công nghiệp làng nghề, tuy nhiên hiện vẫn đang phải đối mặt với tình trạng rác thải quá tải gây ô nhiễm môi trường, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ và mất an toàn lao động.
Hộp 4.1. Ý kiến người dân về tình hình rác thải tại làng nghề Tiền Phong
“Có những hộ mang vải thừa, bông vụn ra đốt ngay gần khu dân cư. Khói bốc lên khét lẹt khiến các hộ xung quanh không thể nào chịu được vì khó thở. Nếu cứ tiếp diễn thế này thì sức khỏe người dân trong xã sẽ bị ảnh hưởng, cả đời con cháu cũng phải chịu vạ lây”.
(Phỏng vấn bà Lê Thị Hiên, đội 5 Trát Cầu, vào hồi 08 giờ 15phút, ngày 23/11/2016, tại xã Tiền Phong) Theo khảo sát, tại các cơ sở sản xuất những nguyên liệu thừa, sản phẩm phụ: vải vụn, bông vụn… được thải ra, chất thành đống lớn trong nhiều ngày tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ cao. Trong khi đó, công tác phòng cháy, chữa cháy ở làng nghề lại chưa được quan tâm. Chưa kể, những hộ sản xuất nhỏ thường có thói quen đốt rác thải, nguyên liệu thừa một cách bừa bãi khiến bầu không khí ô nhiễm trầm trọng. Đáng ngại hơn, nước thải của các cơ sở sản xuất không qua xử lý, xả thẳng ra hệ thống thoát nước trong làng gây tắc nghẽn, bốc mùi hôi thối, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của cư dân trong thôn cũng như những người sống ở khu vực lân cận.
Chất thải rắn của làng nghề hiện nay chủ yếu là vải thừa, sản phẩm hỏng. Các loại chất thải này ít có giá trị sử dụng nên chủ yếu được thu gom, lưu trữ đem đốt, còn một phần thì vứt bừa bãi trên mặt đất gây mất mỹ quan môi trường và gây ô nhiễm không khí. Đối với các hộp đựng keo, sơn được thu gom bán đồng nát và rẻ lau dầu mỡ, dầu mỡ thải thì vứt bỏ tràn lan đang gây ra ô nhiễm môi trường đất, nước. Đây là các chất thải thuộc loại nguy hại cần được thu gom, lưu trữ và xử lý theo đúng quy định.
* Hiện trạng phát thải ô nhiễm môi trường làng nghề mộc (Vạn Điểm): Số hộ làm nghề tại các làng nghề này đạt tỷ lệ từ 60 đến 80%. Nghề mộc