KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 76 - 80)

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN

4.1.1. Tình hình phát triển và đóng góp của làng nghề trên địa bàn huyện Thường Tín Thường Tín

Hoạt động sản xuất kinh doanh của các làng nghề ở Thường Tín trong những năm qua đã góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển KTXH và chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực nông nghiệp, nông thôn. Những đóng góp đó được thể hiện trên các mặt sau:

Thứ nhất, các làng nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn.

Khả năng giải quyết việc làm của các làng nghề cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn là rất lớn. Hàng năm, các làng nghề đã giải quyết việc làm cho hàng nghìn lao động nông thôn, riêng năm 2016 giải quyết việc làm cho hơn 5 nghìn lao động. Các làng nghề không chỉ thu hút lao động trong làng mà còn có khả năng thu hút lao động ở các vùng lân cận. Làng nghề huyện Thường Tín đa dạng, với các nghề nổi tiếng như: thêu Quất Động, mây, tre đan Ninh Sở, sơn mài Hạ Thái, điêu khắc Hiền Giang... có tuổi đời hàng trăm năm. Bên cạnh đó là không ít những làng nghề mới đã tạo được uy tín nhất định trên thị trường như đồ gỗ Vạn Điểm, may chăn ga ở Tiền Phong...

Bảng 4.1. Số lao động làng nghề trong làng nghề của huyện Thường Tín 2016 huyện Thường Tín 2016

STT Làng nghề Tổng số

lao động

Lao động tại địa phương

Lao động ngoài địa phương

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%)

1 Duyên Thái 182 153 84,07 29 15,93

3 Tiền Phong 262 216 82,45 46 17,55

4 Vạn Điểm 283 251 88,69 32 11,31

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Từ bảng 4.1, ta có thể thấy lao động ở làng nghề chủ yếu là lao động ở địa phương. Lao động địa phương ở Làng nghề Duyên Thái chiếm 84,07%; ở làng

nghề Tiền Phong chiếm 82,45%; ở làng nghề Vạn Điểm có số lượng lao động địa phương chiếm cao nhất đạt 88,69%. Qua đây cho ta thấy lao động làng nghề có những đóng góp khá đáng kể cho sự phát triển chung. Ngoài tạo công ăn việc làm cho cư dân địa phương, các cơ sở của làng nghề cũng thu hút được một số lao động từ địa phương khác tới. Mặc dù tỷ lệ này chưa cao so với số lao động tại địa phương (dưới 20%), nhưng cũng đóng góp một phần khá quan trọng trong việc giải quyết nhu cầu việc làm cho người dân.

Từ chỗ việc làm ổn định thì thu nhập của người lao động cũng được cải thiện rõ rệt. Nơi nào có làng nghề phát triển thì nơi đó người lao động có thu nhập và sức sống cao hơn các vùng khác. Nếu so sánh mức thu nhập của lao động thì thu nhập của lao động ngành nghề cao hơn khoảng 3 - 4 lần của lao động thuần nông. Thu nhập bình quân tại các làng nghề của huyện Thường Tín khoảng 3 – 5 triệu đồng/tháng, với những ông chủ mực thu nhập còn cao hơn rất nhiều lần, lên tới vài chục triệu, thậm trí trăm triệu đồng/tháng.

Thứ hai, các làng nghề góp phần làm tăng giá trị sản xuất và tăng thu ngân sách của huyện. Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực làng nghề, nhất là những làng nghề tiểu thủ công nghiệp trong những năm qua đã góp phần không nhỏ vào tổng giá trị sản xuất và tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thường Tín.

Bảng 4.2: Giá trị sản xuất ngành Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của huyện Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016

(ĐVT: tỷ đồng)

Tiêu chí 2014 2015 2016 So sánh (%)

15/14 16/15 BQ

Công nghiệp – Tiểu thủ

công nghiệp 6.804 7.643 8.713 112,33 114,00 113,16

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Theo UBND huyện Thường Tín (2016). Làng nghề đã đóng góp không nhỏ vào giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Thường Tín. Tính năm 2016, riêng tổng giá trị sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp của Thường Tín đạt 8.713 tỷ đồng, đạt đạt 100% kế hoạch, tăng 14% so với năm 2015.

Bảng 4.3. Giá trị sản xuất của huyện Thường Tín giai đoạn 2014 – 2016 ĐVT: tỷ đồng ĐVT: tỷ đồng Tiêu chí 2014 2015 2016 So sánh 15/14 16/15 BQ Thương mại – dịch vụ 5.138 5.909 6.796 112,81 115,01 113,91 CN - XD 9.754 11.022 12.455 111,85 113,00 112,43

Nông, lâm, thủy sản 1.378 1.419 1.462 101,65 103,03 102,34

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Ngoài đóng góp trực tiếp cho ngành công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp, làng nghề còn đóng chung cho toàn ngành của huyện. cụ thể, tổng giá trị Thương mại - Dịch vụ năm 2016 ước đạt 6.796 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch, tăng 15% so với năm 2015. Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản năm 2016 ước đạt 1.462 tỷ đồng, đạt 98,9% kế hoạch năm, tăng 2,85% so với năm 2015. Chiếm tỷ trọng cao nhất chính là ngành công nghiệp – xây dựng cơ bản, năm 2016 ước đạt 12.455 tỷ đồng, tăng 13% so với năm 2015. Qua bảng 4.3 cho ta thấy giá trị sản xuất của huyện Thường tín tăng dần qua các năm. Đối với ngành thương mại dịch vụ mức tăng bình quân hàng năm đạt 13,91%; tiếp theo là ngành công nghiệp và xây dựng mức tăng bình quân qua các năm đạt 12,43% và ngành nông, lâm, thủy sản mức tăng bình quân qua các năm đạt 2,34%.

Năm 2016, ngân sách huyện, xã đã bố trí kế hoạch vốn là 396.770 triệu đồng cho 322 dự án, cụ thể: cấp huyện 55 dự án (trong đó có 18 dự án mới), cấp xã 267 dự án (trong đó có 43 dự án mới); tổng kinh phí ước thực hiện 358.704 triệu đồng, đạt 90,04% kế hoạch năm, tăng 24,78% so với năm 2015. Huyện cũng đã đề nghị với thành phố hỗ trợ kinh phí xây dựng thương hiệu làng nghề mộc cao cấp Vạn Điểm; điêu khắc đá, gỗ thôn Nhân Hiền xã Hiền Giang.

Thứ ba, các làng nghề góp phần đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn Thường Tín theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong quá trình vận động và phát triển, các làng nghề đã có vai trò tích cực trong việc góp phần tăng tỷ trọng của công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ, thu hẹp tỷ trọng của nông nghiệp, chuyển lao động từ sản xuất nông nghiệp có thu nhập thấp sang ngành nghề phi nông nghiệp có thu nhập cao hơn. Tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ chiếm hơn 90%, trong khi đó tỷ trọng ngành nông nghiệp của huyện đến năm 2016 chỉ còn 7,06%.

Hiện nay, huyện hiện có 6 cụm công nghiệp, 4 cụm tiểu thủ công nghiệp, có tổng số 126 làng thì tất cả các làng đều có nghề, trong đó có 46 làng được UBND TP. Hà Nội công nhận làng nghề. Địa bàn huyện có trên 900 doanh nghiệp, hàng vạn hộ sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, làng nghề.

Rõ ràng sự phát triển của các làng nghề có tác động tích cực trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và xu hướng này đang ngày một gia tăng khi mà các làng nghề ngày càng phát triển.

Biểu đồ 4.1. Chuyển dịch cơ cấu ngành tại huyện Thường Tín 2014 – 2016

Nguồn: UBND huyện Thường Tín (2016) Thứ tư, các làng nghề góp phần xây dựng cuộc sống nông thôn mới và giải quyết các vấn đề xã hội phức tạp. Cùng với sự phát triển kinh tế của các làng nghề là sự thay đổi nhanh chóng bộ mặt nông thôn ngày nay. Hạ tầng cơ sở kỹ thuật của các làng nghề như đường xá, cầu cống đã được bê tông hóa toàn bộ; tỷ lệ các hộ được dùng nước sạch từng bước được nâng cao; điện, điện thoại và phát thanh truyền hình được phủ sóng ở tất cả các làng nghề; nhà cao tầng nhiều hơn; đời sống của người dân ngày càng văn minh, chất lượng cuộc sống được cải thiện rõ rệt, họ nhạy bén và khôn khéo trong nền kinh tế thị trường hơn so với người dân ở những vùng nông thôn thuần nông.

Theo UBND huyện Thường Tín (2016) huyện đã đẩy mạnh thi công 17 dự án chuyển tiếp, xây dựng 29 dự án mới với tổng mức đầu tư 342 tỷ đồng. Tiếp tục

thực hiện “Năm trật tự và văn minh đô thị”; tổ chức lấy ý kiến các tổ chức, cá nhân, cộng đồng dân cư về “Đồ án quy hoạch chi tiết hai bên quốc lộ 1A, tỷ lệ 1/500 đoạn từ vành đai 3,5 đến vành đai 4”; Đồ án quy hoạch chi tiết khu đất đấu giá hai xã Vạn Điểm và Vân Tảo tỷ lệ 1/500 và Đồ án quy hoạch chi tiết 1/500 khu trung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 76 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)