Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 73 - 74)

Thông tin và số liệu được điều tra thu thập từ 2 nguồn: Thông tin số liệu thứ cấp và Thông tin số liệu sơ cấp.

a) Số liệu thứ cấp

Bao gồm toàn bộ các văn bản, tài liệu, số liệu, v.v... đã được công bố về/hoặc liên quan địa bàn nghiên cứu. Tài liệu được thu thập từ các nguồn: số liệu chính thức đã được công bố qua website, ấn phẩm như niên giám thống kê, báo cáo hội thảo, báo cáo thường niên, đề án, công trình nghiên cứu của các sở, ban, ngành cơ quan liên quan tại địa phương: UBND huyện, phòng TN&MT, phòng Nông nghiệp, các phòng tham mưu cho UBND huyện khác và cơ quan quản lý cấp xã,.... Phương pháp sử dụng: dùng các công cụ/phương pháp cụ thể của điều tra thống kê và của PRA như: phỏng vấn, thảo luận nhóm…

Thông tin thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:

- Các thông tin liên quan đến đặc điểm tự nhiên, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Thường Tín, bao gồm: vị trí địa lý, địa hình, dân số, lao động, cơ cấu kinh tế, tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách, thu nhập bình quân đầu người.

- Các báo cáo về các chương trình, dự án quản lý môi trường làng nghề ở huyện Thường Tín, các chính sách về đầu tư cho quản lý môi trường làng nghề của huyện Thường Tín.

b) Số liệu sơ cấp

- Về phía cơ quan quản lý nhà nước: khảo sát và lấy ý kiến của lãnh đạo các cấp cơ quan quản lý tại địa phương về thực trạng quản lý môi trường làng nghề. Trong đó:

Lãnh đạo UBND huyện Thường Tín: 02 phiếu

Lãnh đạo phòng chuyên môn thuộc UBND huyện: 04 (phòng tài nguyên tài môi trường, phòng kinh tế - quản lý làng nghề).

Lãnh đạo UBND xã điều tra: 04 => Tổng phiếu điều tra là 10 mẫu.

Cách chọn mẫu trên dựa vào tầm ảnh hưởng, công tác chuyên môn của từng vị trí để đưa ra các ý kiến liên quan đến công tác quản lý môi trường một cách đặc trưng nhất dưới góc nhìn của từng cấp độ quản lý.

- Về phía cộng đồng liên quan: khảo sát và điều tra, lấy ý kiến từ đại diện các hộ sản xuất thuộc làng nghề; các tổ chức, hiệp hội của làng nghề; hộ dân sinh sống trên địa bàn; đại diện các thôn, xóm; mỗi xã 30 mẫu điều tra. Gồm 3 xã: Duyên Thái (sơn mài); Tiền Phong (chăn ga gối đệm) và Vạn Điểm (nghề mộc). 3 xã được chọn là những xã có đặc điểm, tác nhân gây ô nhiễm cũng như cách quản lý môi trường khác nhau. Do đó, nghiên cứu 3 xã này mang tính đặc trưng và đại diện cho huyện Thường Tín.

Phân tổ mẫu điều tra theo từng đối tượng gồm: chủ hộ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; người dân ở làng nghề. Sau đó điều tra ngẫu nhiên trong tập đối tượng đã định sẵn. (Mỗi xã có số phiếu điều tra gồm: 20 phiếu phỏng vấn hộ cơ sở sản xuất, doanh nghiệp; 10 phiếu phỏng vấn người dân).

=> Tổng số = 30 x 3 = 90 mẫu.

Như vậy, tổng mẫu khảo sát là 100 mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý môi trường làng nghề trên địa bàn huyện thường tín, hà nội (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)