Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 57 - 60)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tiến hành thu thập bao gồm các tài liệu liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu như: các thông tin chung về công ty điện lực Bắc Giang, đó là thông tin về quá trình hình thành và phát triển, kết quả sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức, bộ máy nhân sự,...

Các thông tin về thực trạng quản lý an toàn lao động của Công ty và của ngành và các tài liệu liên quan được thu thập từ các nguồn: internet, sách báo, tạp chí...

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp là việc thu thập các thông tin về ATLĐ, TNLĐ, quản lý ATLĐ của người lao động tại Công ty Điện lực Bắc Giang thông qua việc điều tra, trao đổi với nhà quản lý và người lao động.

Trên cơ sở xây dựng mẫu phiếu điều tra, đưa ra các câu hỏi phỏng vấn sâu đối với nhà quản lý và người lao động.

Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi đã điều tra 110 cá nhân là cấp quản lý Công ty, các phòng ban và người lao động thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể, điều tra lãnh đạo Điện lực các ch nhánh 10 người, phòng ban chức năng 12 người, Lao động trực tiếp sản xuất và g án t ếp 88 người.

Bảng 3.2. Số lượng đối tượng điều tra

Diễn giải Số lượng người

- Ban Giám đốc tại công ty và chi nhánh 10

- Phòng an toàn lao động 4

- Phòng tổ chức lao động 2

- Phòng vật tư 2

- Phòng tài chính kế toán 1

- Phòng Hành chính 1

- Phòng công nghệ thông tin 2

- Sô lao động trực tiếp 60

- Sô lao động trực tiếp 28

Đối tượng điều tra là lãnh đạo bao gồm những người ở lứa tuổi khác nhau, kinh nghiệm công tác khác nhau, trình độ học vấn khác nhau. Đối tượng người lao động theo kinh nghiệm làm việc và trình độ nghề nghiệp, tay nghề cụ thể. 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được tiến hành chọn lọc, chuẩn hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp trong việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ tính toán công thức, vẽ đồ thị được sử lý chủ yếu bằng công cụ Exel và các công cụ hỗ trợ khác.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Thống kê mô tả: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu quan trọng như thông tin về tai nạn lao động (số người bị TNLĐ và số lượt người bị TNLĐ trong 1 năm), thông tin về thời điểm xảy ra TNLĐ trong ngày, thông tin về việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động của người lao động...Qua đó thấy ñược một cách tổng quát những thiệt hại do TNLĐ gây ra đưa ra những nhận xét khách quan, chính xác về thực trạng tai nạn lao động của công ty. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm hướng tới việc giảm thiểu TNLĐ tại công ty.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong việc phân tích các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp như tình hình tai nạn lao động trong năm, số lượt người bị tai nạn lao động,…để xem xét sự khác biệt và nguyên nhân chênh lệch của kết quả điều tra nhằm có những đánh giá, những nhận xét phù hợp.

3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Vận dụng những phương pháp tư duy kinh tế mới và các phương pháp tiếp cận cơ bản của chuyên ngành, phỏng vấn sâu lãnh đạo đơn vị, các trưởng phòng. Thông qua phương pháp này sẽ thu thập các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề nghiên cứu. Từ đó tổng hợp và phân tích,và đánh giá khách quan các yếu tố trong nội dung nghiên cứu.

3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn

số “tần suất tai nạn lao động K”

Số người bị tai nạn lao động x 1000 K = ---

Tổng số người lao động

K: có thể được tính cho lao động chết người, tai nạn nặng, tai nạn nhẹ và không phụ thuộc vào phạm vi tính.

Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giá được tình hình TNLĐ ở doanh nghiệp mình. Mục tiêu phấn đấu của các doan nghiệp là đề ra chiến dịch K =0, tức là phấn đấu không để xảy ra tai nạn lao động.

 Chỉ tiêu đánh giá tình hình ATLĐ

Tỷ lệ lao động làm việc trực tiếp với nguồn điện Số lao động vi phạm ATLĐ tại công ty nghiên cứu Số TNLĐ tại công ty điều tra trong năm nghiên cứu.

 Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả công tác quản lý ATLĐ Tỷ lệ vi phạm ATLĐ năm trước so với năm sau

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 57 - 60)