Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của một số doanh nghiệp trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 40 - 44)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tıễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của một số doanh nghiệp trong

trong nước

Nhà Máy xi măng Nghi Sơn, Thanh Hóa

“Những tình huống nguy hiểm tiềm ẩn là gì? Di chuyển đi lại cầu thang nhiều đất đá vấp ngã. Chúng ta phải làm gì? Không bỏ tay vào túi quần áo khi di chuyển đi lại, phải buộc dây giày chắc chắn”. Đó là nguyên văn một dòng trong một Bảng phân tích các tình huống nguy hiểm KY được thực hiện tại Nghi Sơn. Những tình huống tưởng như không đáng quan tâm như “di chuyển cầu thang dễ vấp ngã” và các giải pháp quá đơn giản như “không bỏ tay vào túi quần” cũng đều được viết ra cụ thể. Bên cạnh đó, đương nhiên là các tình huống nguy hiểm hơn như điện giật, bị cuốn vào máy, vật dụng rơi… và những giải pháp phức tạp hơn.

Điều đáng chú ý là mỗi ngày, khi thực hiện bất kỳ công việc gì, các nhóm làm việc đều phải thực hiện một Bảng phân tích KY như vậy. Đầu tiên, trưởng bộ phận họp cả nhóm lại để cùng nhau phân tích các tình huống nguy hiểm tiềm tàng, tìm ra nguyên nhân và sau đó đề xuất giải pháp. Tất cả các ý kiến dù nhỏ nhất như trên đều được viết vào một Bảng KY và đọc to cho mọi người cùng nghe. Tờ giấy này sau đó được treo ngay tại vị trí làm việc để nhắc nhở.

Phương pháp KY còn có những yêu cầu hết sức thực tiễn như biện pháp “chỉ tay, gọi tên” để thao tác an toàn, không nhầm lẫn. Tại mỗi điểm nút thao tác công việc, nhân viên phải chỉ thẳng tay vào đối tượng thao tác và đọc to tên đối tượng. Nếu cảm thấy đã an toàn, nhân viên tiếp tục hô to “OK”. Nếu cả nhóm cùng chỉ tay vào đối tượng cùng hô to thì gọi là “chỉ tay đồng thanh”.

Đối với nhiều người, những biện pháp KY được áp dụng ở các doanh nghiệp có yếu tố Nhật Bản như Nghi Sơn có thể bị coi là mất thời gian, sáo rỗng

hay hình thức. Tuy vậy, người Nhật đã nghiên cứu rất kỹ tâm lý con người và phát hiện ra rằng việc nhắc nhở liên tục rủi ro tiềm tàng và đọc to tên của chúng có tác dụng rất lớn trong việc “lên dây cót” ý thức, đưa ý thức trở về trạng thái tỉnh táo trước mọi thao tác sai lầm có thể dẫn tới nguy hiểm. Trong một bản tin nội bộ của Nghi Sơn, Ông Michio Matsuoka đã trích dẫn trong kiệt tác “Gatsby vĩ đại” của nhà văn F.Scott Fitzgerald: “An toàn cho một tay lái tồi là chỉ khi anh ta chưa gặp một tay lái tồi khác.” Vấn đề là chẳng ai nhận ra mình là người lái tồi cho tới khi tai nạn xảy ra (Nguyễn Nam, 2012).

Tổng công ty cổ phần Bia, Rượu, Nước giải khát Hà Nội

Đây được coi là đơn vị “tiên phong” trong công tác an toàn vệ sinh lao động. Xác định công nhân, người lao động là một trong những nền tảng quan trọng trong việc phát triển sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, những năm qua, Tổng công ty cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Hà Nội luôn chú trọng chăm lo đến đời sống công nhân viên trong công ty. Trong đó, công tác an toàn lao động (ATLĐ), phòng chống cháy nổ và bệnh nghề nghiệp luôn được lãnh đạo công ty "chăm lo” và đặt lên hàng đầu. Nhờ đó, tình hình sản xuất, kinh doanh của Tổng công ty được cải thiện và đạt nhiều kết quả đáng khích lệ như: kết thúc năm 2011 giá trị sản xuất công nghiệp Tổng công ty thực hiện là 5.016,86 tỷ đồng, đạt 100,42% kế hoạch và tăng 4,22% so với cùng kỳ; lợi nhuận sau thuế là 934,36 tỷ đồng đạt 122,4% kế hoạch; nộp ngân sách Nhà nước 3.059,61 tỷ đồng…

Dưới sự giám sát của Hội đồng bảo hộ lao động Tổng công ty, công tác ATLĐ luôn được đảm bảo, thực hiện đồng bộ và nghiêm túc. Tính đến nay, đã có gần 1000 lao động được tổ chức huấn luyện ATLĐ, số lao động thường xuyên tham gia các cuộc diễn tập phòng cháy chữa cháy lên đến hàng trăm người, số lao động được cấp thẻ an toàn lao động (ATLĐ) được đánh giá ở top đầu trong các doanh nghiệp…

Không dừng lại ở đó, việc hàng năm thường xuyên tham gia Tuần lễ Quốc gia ATVSLĐ do Nhà nước phát động đã giúp công tác ATLĐ của Tổng công ty được nâng cao. Qua Tuần lễ, ý thức của người lao động được tăng lên rõ rệt, tình trạng tai nạn lao động (TNLĐ) do bất cẩn trong sản xuất không còn; 100% lao động tuân thủ nội quy, nguyên tắc làm việc an toàn như: đeo khẩu trang, gang tay, ủng bảo hộ khi lao động; không còn tình trạng lao động nói chuyện, nghe điện thoại khi sản xuất…

Ngoài việc thường xuyên, chú trọng đổi mới, nâng cao dây chuyền sản xuất, xử lý hệ thống nước thải, hệ thống thiết bị bảo hộ lao động, tạo môi trường làm việc an toàn, thoải mái, tránh tai nạn và bệnh nghề nghiệp đáng tiếc cho người lao động. Thường xuyên tổ chức thăm khám sức khỏe định kỳ, bồi dưỡng chế độ cho anh em công nhân. Đến nay, số cán bộ công nhân viên được kiểm tra, khám sức khỏe định kỳ là 703 người, số lao động đáp ứng được sức khỏe theo yêu cầu công việc đạt 96,15%; số tiền bồi dưỡng độc hại cho công nhân là 128,2 triệu đồng (bình quân 4000đ/người/ngày), bồi dưỡng chống nóng là 130,056 triệu đồng… Kỷ luật nghiêm, cộng với quy định thưởng phạt rõ ràng, đã giúp công tác

ATLĐ của Tổng công ty luôn ổn định, hoạt động sản xuất đạt doanh thu cao. Nhiều năm liền nhận được bằng khen, cờ thi đua của Bộ Công Thương về việc thực hiện tốt công tác ATLĐ, phòng chống cháy nổ và môi trường (Như Lực, 2012).

Công ty Cổ phần Thúy Đạt (Khu công nghiệp Hoà Xá, Nam Định)

Công ty Cổ phần Thúy Đạt nằm tại khu công nghiệp Hòa Xá tỉnh Nam Định, chuyên sản xuất, xuất nhập khẩu, gia công, mua bán sợi và các sản phẩm ngành dệt may, các loại khăn bông cao cấp xuất khẩu; Chế biến, mua bán lương thực, thức ăn chăn nuôi gia súc; Dịch vụ thương mại vận tài,du lịch và được coi là “Gương sáng” trong công tác an toàn vệ sinh lao động.

Với quyết tâm không để xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp trong lao động sản xuất, những năm qua Công ty CP Thúy Đạt (KCN Hoà Xá, Nam Định) luôn thực hiện tốt công tác an toàn vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Nhờ đó, đời sống của anh em công nhân trong công ty được đảm bảo, hoạt động sản xuất ổn định và đạt được nhiều kết quả khả quan…

Việc đảm bảo môi trường làm việc an toàn, thoải mái, trong đó chú trọng thực hiện các giải pháp, đầu tư các hệ thống máy móc, dây chuyền như: máy hút bụi, hệ thống quạt gió, hệ thống trần chống nóng, nhà xưởng rộng rãi, chống ồn, chống ẩm… đã giúp công nhân trong công ty tránh được các bệnh nghề nghiệp như tai mũi họng, bệnh phổi. Riêng năm 2011 công ty đã mua 12 quạt chống nóng, thông gió và trang bị hệ thống trần chống nóng… với tổng số tiền là 136 triệu đồng, bồi dưỡng chống nóng, chống độc hại cho người lao động trên 42 triệu đồng.

với nhận thức còn nhiều hạn chế nên việc thực hiện công tác ATLĐ còn gặp nhiều khó khăn. Xác định được những khó khăn này nên ngay từ khi thành lập, Thuý Đạt đã thành lập Hội đồng Bảo hộ lao động chuyên trách về lĩnh vực ATLĐ. Hội đồng Bảo hộ lao động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Phó Giám đốc thường trực đã thường xuyên tổ chức các lớp học, tập huấn, nâng cao nhận thức cho người lao động về công tác ATLĐ, góp phần giảm thiểu, hạn chế tối đa tình trạng TNLĐ và bệnh nghề nghiệp trong công ty.

Việc trực tiếp giao cho đội ngũ cán bộ từ tổ trưởng sản xuất, trưởng ca kỹ thuật, quản đốc, Hội đồng Bảo hộ lao động của công ty trực tiếp tham gia thực hiện nhắc nhở, đôn đốc anh em công nhân đọc, học nội quy ATLĐ trước khi làm việc… đã góp phần kiềm chế tai nạn, hoạt động sản xuất ổn định. Tính đến nay, công ty chưa để xảy ra một vụ TNLĐ nghiêm trọng, chết người nào, số vụ TNLĐ nhỏ lẻ như xây xước da, do công nhân không chú ý, tập trung trong quá trình sản xuất chỉ “đếm trên đầu ngón tay”…

Không dừng lại ở đó, nhằm nâng cao năng lực cho công nhân viên về công tác ATLĐ, những năm qua, Công ty Thúy Đạt còn thường xuyên tổ chức các lớp huấn luyện, cấp thẻ ATLĐ cho công nhân viên công ty, dưới sự tham gia giảng dạy trực tiếp của các chuyên gia đầu ngành về ATLĐ. Đã có 346 người được tổ chức huấn luyện ATLĐ, đạt 95,5%, trong đó số người được cấp thẻ ATLĐ là 25 người… (Như Lực, 2012).

Công ty điện lực Bắc Ninh

Ngày 14/3/1997, Tổng công ty Điện lực Việt Nam (Tập đoàn Điện lực Việt Nam ngày nay) ra quyết định thành lập Điện lực Bắc Ninh trên cơ sở tách ra từ Điện lực Hà Bắc, với chức năng, nhiệm vụ quản lý vận hành và kinh doanh điện năng trên địa bàn tỉnh, quy hoạch phát triển lưới điện để phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và đời sống nhân dân trong tỉnh.

Trong những năm qua, Công ty đã vận hành an toàn hệ thống lưới điện đáp ứng đủ điện cho các phụ tải trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Tốc độ tăng trưởng điện bình quân hàng năm của Công ty từ 18 đến 20%/năm, điện thương phẩm năm 2015 của Công ty đạt trên 1,8 tỷ kWh (tăng 12 lần so với ngày thành lập). Tỷ lệ tổn thất điện năng truyền tải và phân phối của Công ty năm 2015 đạt dưới 7%/năm, doanh thu đạt trên 2.000 tỷ đồng. Để đạt được những thành công này công ty đã có rất nhiều chính sách tăng doanh thu cũng như các công tác bảo đảm an toàn lao động để đảm bảo người lao động thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ

kế hoạch an toàn lao động cho toàn công ty và các điện lực chi nhánh, sau đó thành lập ban quản lý an toàn lao động. Với mỗi công việc sửa chữa, bảo hành đường dây điện đều thực hiện thông qua các lệnh công tác, trong đó sẽ ghi cụ thể người lao động nào được làm công việc, phân đoạn nào và tất cả đều phải tuân theo quy trình an toàn điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Công ty luôn tuân thủ nguyên tắc đó là người lao động trước khi được giao nhiệm vụ công tác phải thi qua các bài kiểm tra về quy trình an toàn điện được tổ chức hàng năm. Công ty ưu tiên sử dụng người lao động đã qua đào tạo và có bậc an toàn điện cao vì ngành điện là ngành đặc thù, dễ gây tai nạn. Vì vậy, hàng năm công ty đều tổ chức tập huấn, đào tạo kỹ năng, nghiệp vụ, phổ biến quy trình an toàn điện tới người lao động. Sau khi đặt ra kế hoạch đầu năm, trong quá trình thực hiện kế hoạch, công ty tiến tổ chức kiểm tra, giám sát để kế hoạch được tiến hành theo đúng tiến độ. Với một quy trình công ty áp dụng hàng năm như vậy đã giúp công ty có những thành tựu to lớn cũng như nâng cao tay nghề và đảm bảo an toàn cho người lao động, góp phần nâng cao công tác quản lý an toàn lao động tại Công ty Điện lực Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 40 - 44)