Đánh giá về công tác bảo hộ và môi trường làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 89 - 93)

Nội dung SL LĐ Tốt Khá tốt Bình thường SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) Bảo hộ 90 27 30,0 50 55,56 13 14,44

Môi trường làm việc 90 16 17,78 36 40,0 38 42,22 Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra Một trong những nguyên nhân xấu tác động đến ATVSLĐ và làm giảm hiệu quả trong sản xuất kinh doanh là do việc bảo hộ và môi trường làm việc của

Công ty Điện lực Bắc Giang chưa thực sự đáp ứng đầy đủ cho người lao động. d. Các quy định, công tác tuyên truyền về ATVSLĐ tại Công ty

Do ngành điện là ngành đặc thù nên hệ thống khuôn khổ về pháp luật doanh nghiệp bao gồm các luật, nghị định, thông tư và các quyết định quy định về ATVSLĐ của doanh nghiệp. Các văn bản này là cơ sở cho việc tổ chức thực hiện các chế độ về ATVSLĐ cho Công ty Điện lực Bắc Giang.. Việc giải quyết các vấn đề, tùy thuộc vào từng tình huống cụ thể để áp dụng luật và các văn bản có liên quan, tuy nhiên, cũng có những tình huống nằm ngoài phạm vi hoặc chưa được quy định trong luật, do đó, cần phải có văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý về ATVSLĐ của doanh nghiệp mặc dù các văn bản này không phải bao giờ cũng bao quát được các vấn đề phát sinh liên quan đến Công ty Điện lực Bắc Giang.

Một yếu tố có ảnh hưởng đến công tác quản lý về ATVSLĐ trong doanh nghiệp là việc ban hành văn bản và các quy định hướng dẫn về ATVSLĐ của cơ quan quản lý nhà nước về ATVSLĐ. Nếu một vấn đề phát sinh liên quan đến ATVSLD trong doanh nghiệp không được hướng dẫn giải quyết chính xác thì nó sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng vì thế yếu tố này đòi hỏi phải có tính chính xác và có tính kịp thời.

Như đã nếu trên có một số chính sách chỉ mang tính hình thức như tổ chức thi và kiểm tra về an toàn Điện cho người lao động, thiếu tính thực tiễn nên chính điều này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng, hiệu quả về quản lý an toàn điện. Để tránh hậu quả không mong muốn thì các vấn đề cấp bách phải được giải quyết kịp thời.

Không thể phủ nhận mặt tích cực trong việc thực hiện tốt việc ban hành văn bản và quy định hướng dẫn của Công ty Điện lực Bắc Giang. Tuy nhiên để tránh tác động tiêu cực của nó thì không nên làm trái các quy định và văn bản đó. e. Công tác thanh tra, kiểm tra

Có thể nói đây là yếu tố rất quan trọng có tác động trực tiếp đến công tác ATLĐ của toàn công ty. Trước khi thực hiện, các phương án thi công và biện pháp an toàn đều được kiểm duyệt bởi người quản lý cấp trên chỉ đạo từ giấy đăng ký công tác, biên bản khảo sát hiện trường, phiếu công tác. Đồng thời được kiểm tra trong quá trình thực thi hiện trường. Công tác thanh tra, kiểm tra của Công ty Điện lực Bắc Giang nhìn chung khá tốt.

Tuy nhiên, việc thanh tra và kiểm tra đôi khi chỉ mang tính hình thức, chưa thật sự nghiêm túc. Để đảm bảo an toàn theo phương án thi công đã được phê duyệt cần một khoảng thời gian nhất định để thực hiện tất cả các biện pháp an toàn cần thiết. Trên thực tế nhiều lao động ngoài hiện trường ở các điện lực chi nhánh, khi đơn vị thi công ra đến hiện trường mọi việc đã không diễn ra theo đúng quy trình được quy định trong quy trình ATĐ. Mặc dù trên phiếu công tác có ghi rất rõ ràng phải làm tiếp đất ở vị trí nào, bao nhiêu bộ đơn vị công tác, tuy nhiên để tiết kiệm thời đã bỏ bớt một số công đoạn phục vụ cho mục đính an toàn như tiếp đất ở các vị trí cần thiết, cắt các dao cách ly nhánh rẽ v.v… Còn khi trèo lên cột, Điều 48 chương 5 của Quy trình cũng nêu rõ những điều cần thiết để đảm bảo an toàn nhưng rất ít công nhân thực hiện. Những việc không cho phép như bỏ dụng cụ, đồ nghề vào túi áo, túi quần thì lại làm. Những việc Quy trình yêu cầu như cài cúc tay áo, choàng dây đai an toàn trước khi leo lên cột thì lại không thực hiện. Luôn luôn làm ngược như thế nên lâu dần thành thói quen và quên mất những việc cần làm đúng. Khi gặp sự cố thì không còn biết xử trí thế nào. Những công nhân trẻ mới vào nghề khi thấy không đúng quy trình có thắc mắc thì bị gạt đi hoặc tin tưởng vào kinh nghiệm của người đi trước mà cũng cứ thế bỏ qua bởi vì người ra lệnh thường là tổ trưởng hoặc công nhân có bậc an toàn cao, có thâm niên công tác lâu năm lại lớn tuổi.

Việc thanh tra, kiểm tra không khắt khe đã tạo nên một thói quen không tốt gây nguy hiểm tới người lao động và ảnh hưởng lớn tới công tác ATLĐ. Điển hình như khi có thông báo tai nạn gửi về, tại chi nhánh mới chỉ tổ chức phổ biến tình hình tai nạn lao động đến người lao động trên giấy, trong khi quy định là phải phổ biến trực tiếp cho người lao động để họ rút kinh nghiệm. Có nghĩa là việc phổ biến được ghi nhận trong sổ phổ biến ATLĐ của đội quản lý ATLĐ nhưng trên thực tế không hề được tổ chức. Vậy mà khi thanh tra kiểm tra thì sổ ghi nhận vẫn đầy đủ mặc dù điều này không có thật. Và người lao động cũng không quan tâm vì họ nghĩ rằng TNLĐ không xảy ra tại chi nhánh mình. Hơn nữa người chỉ huy hiện trường là tổ trưởng hoặc công nhân bậc an toàn cao, kinh nghiệm lâu năm lại là người làm việc thanh tra, giám sát tại các điện lực chi nhánh nên không phản ánh đúng tình hình. Đôi khi cấp trên sau khi nghe báo cáo nếu lỗi nhẹ thì lại cho qua.

Điều này đã làm ảnh hưởng không tốt tới thói quen của người lao động, làm họ có tư tưởng chủ quan dẫn tới gây nguy hiểm và làm công tác ATLĐ của công ty không hiệu quả.

4.3.1.2. Các yếu tố thuộc về người lao động a. Ý thức người lao động

Đây là yếu tố cơ bản đầu tiên để nâng cao hiệu quả công tác ATLĐ tại Công ty Điện lực Bắc Giang bởi vì ý thức của người lao động là yếu tố tác động lớn đến vấn đề ATLĐ. Tại Công ty Điện lực Bắc Giang 100% người lao động đều được phát BHLĐ, tuy nhiên ý thức sử dụng BHLĐ của người lao động lại không cao. Bằng phương pháp quan sát và điều tra thực tế thì tại các điện lực chi nhánh người lao động thường xuyên không sử dụng BHLĐ theo đúng quy định như đội mũ không cài quai, gấu áo và gấu quần không cài cúc theo đúng quy định. Chưa kể một số trường hợp người lao động khi nhận nhiệm vụ không mặc đồ bảo hộ, không đội mũ, hoặc chỉ mặc áo hoặc quần bảo hộ. Lý do người lao động thường biện mình là do quần áo không vừa, quai mũ gây khó chịu hoặc công việc đang làm ko gây nguy hiểm nên không cần dùng.

Năm 2016 trong 14 vụ vi phạm ATLĐ trong toàn công ty thì có đến 9 vụ lỗi là do sai BHLĐ. Trên thực tế con số này còn nhiều hơn ở các chi nhánh bởi vì có một số lỗi đã được bao che.

Đa số lao động cho rằng việc huấn luyện ATLĐ là thực sự cần thiết, còn lại họ cho rằng cần thiết bình thường. Rõ rang vẫn có những lao động có ý nghĩ coi nhẹ vấn đề ATLĐ . Và cũng chính lý do này mà số người bị cắt giảm thưởng gia tăng trong các vụ vi phạm ATLĐ trong những năm gần đây.

Nguyên nhân chính gây TNLĐ và vi phạm ATLĐ cho thấy vấn đề ATLĐ tiềm ẩn xảy ra do chính người lao động tắc trách, bỏ qua những quy trình cần thiết đáng lẽ phải thực hiện để đảm bảo thời gian, hoàn thành nhiệm vụ sớm là điều cần phải lên án hiện nay.

Cũng có nguyên nhân từ nhà quản lý vì muốn có thành tích tốt đã chỉ đạo bỏ bớt những công đoạn cho rằng không quan trọng hoặc thừa vì điều đó không bao giờ xảy ra.

Việc tuyên truyền cho cán bộ công nhân viên của Công ty Điện lực Bắc Giang hiểu về sự nguy hiểm của công việc và tầm quan trọng của ý thức tự giác là vô cùng cần thiết. Vì nó là yếu tố cơ bản đầu tiên để nâng cao hiệu quả công tác ATLĐ tại Công ty Điện lực Bắc Giang.

b. Trình độ, học vấn người lao động

Thông thường, khi trình độ học vấn, trình độ tay nghề của người lao động càng cao thì tiếp cận về nội dung ATLĐ càng cao và khả năng tự phòng tránh các

tai nạn về lao động càng lớn. Đây là yếu tố cơ bản tác động và ảnh hưởng trực tiếp lên chất lượng công việc của người lao động, nhất là yếu tố về ATLĐ.

Năm 2015, trong tổng số 776 lao động thì có 5 người có trình độ thạc sĩ, tương ứng với 0,64% và con số này không có thay đổi vào năm 2016. Năm 2015 lao động có trình độ đại học là 213 người, chiếm 27,45%, năm 2016 số lao động ở trình độ này cũng không thay đổi . Năm 2015 lao động đã qua đào tạo cao đẳng là 324 lao động, chiếm 41,76%, sang đến năm 2016, số lao động trình độ này giảm 4 lao động nhưng tỷ lệ trên tổng số lao động không thay đổi. Trình độ trung cấp năm 2016 là 230 lao động, giảm so với 2015 là 4 lao động. Lao động giảm là do công ty thực hiện chính sách cắt giảm biên chế.

Qua các bài kiểm tra định kỳ hàng năm cho thấy những lao động có trình độ cao đẳng, đại học là lại những lao động trả lời chỉ nắm rõ một phần về quy trình an toàn lao động điện. Điều này chứng tỏ người lao động không được thực hành trên thực tế.

Để nâng cao chất lượng an toàn điện cho Công ty Điện lực Bắc Giang thì việc đào tạo cho các lao động ở tất cả các trình độ học vấn là một giải pháp cơ bản nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 89 - 93)