4.4.2.1. Hoàn thiện công tác xây dựng kế hoạch quản lý an toàn lao động Qua nghiên cứu ở trên cho thấy công tác lập kế hoạch quản lý an toàn lao động tại công ty có vấn đề, cụ thể là kế hoạch không nói rõ được các nội dung cơ bản, kế hoạch đặt ra mang tính tổng quát. Công tác chuẩn bị kế hoạch và thực hiện kế hoạch không sát nhau làm ảnh hưởng đến kết quả thực hiện kế hoạch. Chính vì vậy cần phải xây dựng kế hoạch một cách cụ thể và sát với thực tế nhất.
Trong bản kế hoạch ngoà các nộ dung chính, công ty nên lập ch t ết hơn trong mỗ nộ dung đó. Sau khi có báo cáo tổng kết công tác ATLĐ và kế hoạch
ATLĐ của các khối phụ trợ và khối điện lực thì phòng an toàn có trách nhiệm tổng hợp lại các báo cáo và kế hoạch ATLĐ, xây dựng kế hoạch ATLĐ cho toàn công ty bằng cách phân tích và xử lý số liệu. Kế hoạch ATLĐ sau khi được hoàn thành sẽ đưa sang phòng kế hoạch phố hợp k ểm tra và thông qua, sau đó được trình lên G ám đốc công ty duyệt, ra quyết định. Sau đó bản kế hoạch nên gử cho từng ch nhánh đ ện, các ch nhánh sau kh xem xét bản kế hoạch cần phân tích đánh g á bản kế hoạch đó có phù hợp vớ thực tế tạ địa bàn của ch nhánh đó hay không. Nếu không có ý k ến thì ch nhánh đ ện sẽ thực h ện theo bản kế hoạch đã đề ra. Còn nếu thấy không phù hợp, không sát thực tế thì ch nhánh đó phả báo lạ vớ phòng ATLĐ để phòng tập hợp và đ ều chỉnh. Sau kh đ ều chỉnh phòng ATLĐ sẽ lạ phố hợp vớ phòng kế hoạch và trình G ám đốc phê duyệt. Sau khi ra quyết định, kế hoạch ATLĐ sẽ được áp dụng cho toàn công ty.
Nếu làm theo quy trình đó, v ệc các đ ện lực thực h ện kế hoạch sẽ nằm trong khả năng, nguồn lực của họ. Ngườ lao động cũng không bị áp lực vì phả cố gắng hoàn thành công v ệc. Kh đó, sau kh đánh g á thực h ện kế hoạch, v ệc đánh g á có hoàn thành tốt hay không cũng sẽ dễ dàng hơn đố công ty. Chứ không còn phả ước lượng như trước nữa.
Điều mà công ty nên chú trọng hơn nữa cho các năm sau đó là phải chú ý đến những công việc nghiên cứu và nâng cấp các trang thiết bị nhằm cải tạo tốt hơn nữa khả năng bảo vệ người lao động khi làm việc.
Vấn đề lên kế hoạch tập huấn cho người lao động là biện pháp quan trọng nhất để giảm thiểu rủi ro. Nội dung huấn luyện phải cụ thể, chi tiết và phù hợp với thực tế.
Rút kinh nghiệm từ các năm trước, phần dự trù kinh phí nên nghiên cứu để đưa ra các con số phù hợp nhất. Không nên chi quá nhiều tránh trường hợp lãng phí nguồn tài chính. Nguồn tà chính đó sau này có thể làm phần thưởng cho ngườ lao động để họ có động lực phấn đấu và t nh thần làm v ệc hứng khở hơn. 4.4.2.2. Bảo vệ an toàn hành lang lưới điện
Thực tế cho thấy địa hình hiểm trở, hay cây cối rậm rạp không đảm bảo khoảng cách an toàn với hành lang lưới điện là nguyên những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến vi phạm hàng lang lưới điện gây ra nguy hiểm nhất là vào thời điểm giông, bão, dễ xảy ra tình trạng cành cây chạm dây điện cao thế, truyền điện xuống đất, hoặc làm đứt dây điện, gây tai nạn cho người đi đường cũng như làm thiệt hại tài sản công.
Thực trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện trên địa bàn tỉnh vẫn còn diễn biến phức tạp, nhiều trường hợp phát sinh mới, do người dân trồng cây xanh và xây dựng các công trình không tuân thủ quy định về đảm bảo an toàn hành lang lưới điện.
Để đảm bảo vận hành an toàn hệ thống lưới điện trên địa bàn tỉnh, Công ty Điện lực Bắc Giang thường xuyên tổ chức các đợt tuyên truyền thông qua các hình thức như: Phát tờ rơi; sử dụng xe lưu động gắn băng rôn, biểu ngữ diễu hành qua các thôn, xã có đường dây tải điện chạy qua; thường xuyên kiểm tra phát quang cây xanh trong và ngoài hành lang điện; phát hiện kịp thời, phối hợp với chính quyền địa phương xử lý các trường hợp vi phạm; xử lý biển hiệu, biển quảng cáo, ăng ten tivi có nguy cơ đổ vào lưới điện... Phối hợp với chính quyền địa phương tuyên truyền trên Đài phát thanh về công tác sử dụng điện an toàn trong nhân dân, về 14 điều cấm được quy định tại Điều 4, Nghị định 14/2014/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện. Đồng thời, trong quá trình kiểm tra tuyến, lực lượng nhân viên của công ty điện tại các huyện, thị, thành trực tiếp đến từng hộ dân sinh sống dọc hành lang đường dây điện chạy qua để vận động ký cam kết bảo vệ an toàn hành lang lưới điện.
4.4.2.3. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, kiểm tra, giám sát quá trình tác nghiệp của người lao động về ATLĐ
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục
Tuyên truyền và giáo dục về an toàn lao động là công tác thường xuyên phải được thực hiện ở Công ty Điện lực Bắc Giang. Do người lao động chủ yếu có trình độ trung cấp nên công tác này cần thực hiện thường xuyên hơn nữa.
Hình 4.6. Một buổ tuyên truyền ATLĐ tạ Đ ện lực TP Bắc G ang Công tác tuyên truyền giáo dục muốn có hiệu quả thì phải được thực hiện dưới nhiều hình thức như tổ chức buổi tuyên truyền chuyên biệt, lễ phát động công tác VSATLĐ, tổ chức kết hợp vào các dịp đặc biệt của đơn vị như ngày kỷ niệm thành lập ngành, thành lập công ty, ngày quốc tế lao động, để người lao động ý thức hơn về việc thực hiện công tác ATLĐ lúc làm nhiệm vụ.
Trong quá trình tuyên truyền, giáo dục cần nhấn mạnh hai nội dung, thứ nhất là lợi ích của việc tuân thủ theo đúng quy trình ATLĐ, thứ hai là tác hại của việc vi phạm quy trình ATLĐ khi làm việc. Nếu không thực hiện theo đúng quy trình ATLĐ khi làm nhiệm vụ không chỉ ảnh hưởng đến đơn vị, đến trực tiếp bản thân người lao động mà còn ảnh hưởng đến người thân của người lao động. Hậu quả xấu có thể là bị thương tật suốt đời hoặc nguy hiểm nhất là mất mạng.
Tăng cường kiểm tra, giám sát quá trình tác nghiệp của người lao động Đối với người lao động trực tiếp làm việc theo quy trình ATĐ đều được tập huấn về công tác ATLĐ. Tập huấn, huấn luyện có vai trò cực kỳ quan trọng đối với việc người lao động nghiêm túc thực hiện đúng quy trình ATLĐ. Công tác tập huấn, huấn luyện có ảnh hưởng nhất đến việc người lao động thực hiện đúng quy trình ATLĐ trong quá trình tác nghiệp. Vì vậy trong thời gian tới công ty cần tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện cho đội ngũ lao động thông qua các lớp định kỳ thường xuyên, hoặc tổ chức bất thường.
chức các lớp huấn luyện, kiểm tra định kỳ về quy trình an toàn cho người lao động tại các đơn vị trực thuộc; cử 100% nhân viên trực ca vận hành và các đội trưởng quản lý đi học tập trung tại Tổng công ty Điện lực miền Bắc.
Tiến hành thực hành công tác trên lưới điện theo các phương án tổ chức thi công và biện pháp an toàn được phê duyệt cho các chức danh trong phiếu công tác. Hiện nay, công ty đã huấn luyện, kiểm tra định kỳ về quy trình an toàn đầu năm cho gần 80% số người lao động và toàn bộ các an toàn, vệ sinh viên, các nhân viên trực vận hành ở 7 huyện, thành phố và Xí nghiệp Lưới điện cao thế. Công ty phấn đấu hoàn thành công tác này cho 100% đơn vị trong tháng 8-2017.
Việc kiểm tra quy trình an toàn điện được đơn vị triển khai sớm vào mỗi năm. Hằng tuần, hằng tháng, đơn vị đều kiểm điểm rút kinh nghiệm, cập nhật thông tin mới về công tác vệ sinh an toàn lao động để nâng cao ý thức cho người lao động. Đơn vị cũng trang bị đầy đủ dụng cụ, trang phục bảo hộ lao động; phát huy vai trò của lực lượng an toàn, vệ sinh viên.
Ngoài ra, phương tiện bảo vệ cá nhân là những dụng cụ phương tiện mà trong quá trình lao động, người lao động được trang bị miễn phí để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Người lao động có trách nhiệm sử dụng những phương tiện bảo vệ cá nhân để tự bảo vệ mình (như khẩu trang, khăn tay, ủng, giày, kính mũ, dây an toàn, quần áo...) và có trách nhiệm bảo quản tốt các phương tiện bảo vệ cá nhân được cấp phát.
Công ty có trách nhiệm trang bị cho người lao động các phương tiện bảo vệ cá nhân đúng tiêu chuẩn về chất lượng, quy cách và phải kiểm tra định kỳ để đánh giá lại chất lượng của các phương tiện đó. Công ty phải chịu trách nhiệm về những hậu quả xảy ra do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các yêu cầu nói trên. Thường xuyên tổ chức kiểm tra kiến thức bằng các hình thức kiểm tra khác nhau để người lao động ý thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng quy trình ATLĐ đối với bản thân và đơn vị. Duy trì công tác huấn luyện tuần tại đội sản xuất và hiện trường để củng cố kỹ năng an toàn vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ của người lao động; thực hiện nghiêm túc kiểm tra hiện trường đột xuất, kiểm tra toàn diện và kiểm tra theo chuyên đề; củng cố đội ngũ làm công tác an toàn vệ sinh lao động; triển khai các biện pháp khắc phục nguy cơ mất an toàn.
Ngoài ra công ty phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi tuyển dụng lao động,trong mỗi năm làm việc và phải bố trí công việc phù
hợp với sức khỏe của người lao động. Người lao động phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Đối với lao động trực tiếp, công ty lên kế hoạch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Đối với lao động gián tiếp, kế hoạch khám sức khỏe thực hiện 1 năm một lần. Người lao động phải được điều trị, điều dưỡng chu đáo khi bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp. Công ty phải chịu chi phí cho việc kiểm tra, khám sức khỏe nói trên.
Việc tiếp tục thực hiện nghiêm Bộ luật Lao động, Luật Phòng cháy và chữa cháy, quy trình an toàn điện, quy định của đơn vị được toàn thể cán bộ, công nhân viên toàn công ty thực hiện trong thời gian tới.
4.4.2.4. Thực hiện khen thưởng, xử phạt nghiêm minh đối với người lao động Công tác đảm bảo an toàn trong sản xuất luôn được công ty và các đơn vị thành viên đặc biệt quan tâm và xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và tiến bộ thời gian qua song số lượng sự cố tai nạn lao động vẫn xảy ra. Để xảy ra tình trạng trên có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Trong đó, phải thẳng thắn nhìn nhận là do chưa có chế tài phù hợp nhằm nâng cao ý thức và gắn trách nhiệm của người lao động với công tác an toàn.
Đẩy mạnh và phát huy hơn nữa vai trò của tiền lương, tiền thưởng, phụ cấp, phúc lợi xã hội và coi đây là đòn bẩy kinh tế, kích thích vật chất, tinh thần mạnh mẽ cho người lao động nếu họ hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Và ngược lại nếu vi phạm quy trình ATLĐ trong quá trình làm việc thì sẽ có biện pháp xử phạt tương ứng với mức độ vi phạm như khiển trách,kỷ luật, trừ lương, trừ thưởng.
Theo như kế hoạch ATLĐ đã lập ra cho công ty và các ch nhánh đ ện, nếu các ch nhánh và ngườ lao động thực h ện tốt, hoàn thành kế hoạch thì sẽ được thưởng. Hoặc làm căn cứ để tăng lương cho ngườ có thành tích tốt, hoàn thành công tác khen thưởng và phúc lợi như là một biện pháp chăm sóc tốt hơn đời sống cho người LĐ và khuyến khích cả về vật chất và về mặt tinh thần nhằm tạo động lực cho người lao động hăng say làm việc để có kết quả tốt hơn.
Đố tượng được xét thưởng là tập thể, cán bộ, nhân v ên và công nhân làm v ệc thường xuyên trong Công ty từ 01 năm trở lên, chấp hành tốt nộ quy an toàn lao động, thực h ện đúng quy trình ATLĐ và không để xảy ra bất cứ v phạm vào. Thưởng định kỳ, thưởng hoàn thành kế hoạch, thưởng th đua tháng: Mức thưởng cụ thể do Giám đốc Công ty quyết định, tiền thưởng phụ thuộc vào mức độ hoàn thành kế hoạch và kết quả công việc thực tế của Công ty trong từng
thời kỳ. Thưởng cuối năm: Công ty có chế độ thưởng đối với các lao động mức thưởng cũng tùy thuộc vào quyết định của Giám đốc. Thưởng đột xuất: Công ty thực hiện chế độ thưởng cho những thành tích nổi bật của tập thể và cá nhân. Thưởng đặc biệt cho cán bộ, công nhân viên làm việc tại Công ty hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Hàng tháng, hàng quý và hàng năm. Hội đồng thi đua của Công ty tiến hành họp và đánh giá, xét thành tích thi đua của các đơn vị và cá nhân trong Công ty để tiến hành khen thưởng.
Bên cạnh các hình thức thưởng công ty cũng đưa ra những cách thức phạt khác nhau như: phạt cảnh cáo, thuyên chuyển công việc hoặc hình thức phạt nặng nhất là sa thải. Đối với Công ty, kỷ luật LĐ cũng được thực hiện dưới ba hình thức là: kỷ luật ngăn ngừa, kỷ luật tích cực và kỷ luật trừng phạt. Tuy nhiên, do đặc thù về tính chất công việc và phương pháp sử dụng LĐ, Công ty chủ yếu áp dụng hình thức kỷ luật ngăn ngừa và kỷ luật tích cực. Thông thường, chỉ kế hoạch đề ra, hoặc có thể tăng lương cho cả ch nhánh đó với những hành động làm giảm uy tín của Công ty hoặc làm thất thoát tài sản chung, Công ty mới áp dụng hình thức sa thải.
4.4.2.5. Hoàn thiện công tác bảo hộ lao động ở công ty
Con người không những quyết định sự tồn tại của quá trình sản xuất mà còn quyết định năng suất, chất lượng, hiệu quả của sản xuất kinh doanh. Dù với công cụ lao động thô sơ hay máy móc thiết bị hiện đại ở đâu và lúc nào của quá trình sản xuất cũng đều có khả năng phát sinh các yếu tố bất lợi cho sức khỏe và tính mạng con người như gây tai nạn, bệnh nghề nghiệp…
Muốn lao động, sản xuất được tiến hành liên tục và đạt hiệu quả tốt, nhất thiết phải có bảo hộ lao động, nhằm giảm tới mức thấp nhất sự tiêu hao khả năng lao động và tổn thất vật chất. Đối với công ty, người lao động là vốn quý nhất, vì người lao động vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự tồn tại và phát triển công ty. Do đó, cần phải tạo được môi trường làm việc thuận lợi, an toàn, có sự bảo vệ thì mới tạo được tâm lý thoải mái, tự tin trong khi làm việc của người lao động.
Hiện nay, tại công ty mạng lưới ATVSLĐ đã đc phân rải đều ở các tổ đội, song nó quá mỏng và lại ít kinh nghiệm trong công tác làm bảo hộ lao động. Do đó, công tác kiểm tra độ an toàn ở nơi sản xuất không được đầy đủ kịp thời. Cho nên vẫn xảy ra tình trạng tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Vì vậy cần phải thành lập mạng lưới an toàn vệ sinh lao động có đội ngũ chuyên môn và kinh nghiệm tại công ty.
Mặc dù đã có những nội quy hướng dẫn về thực hiện an toàn lao động ở