Bài học kinh nghiệm cho Công ty Điện lực Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 44)

Bài học kinh nghiệm khi quản lý an toàn lao động cho các doanh nghiệp tại Việt Nam. Qua nghiên cứu kinh nghiệm về việc quản lý an toàn lao động của doanh nghiệp tại một số nước, chúng ta có thể tổng kết một số bài học kinh nghiệm có thể vận dụng trong quá trình quản lý an toàn lao động tại Công ty điện lực Bắc Giang như sau:

Mặc dù có sự khác biệt nhất định trong cách thức trình bày nhưng các nhân tố cơ bản của quản lý an toàn lao động bao giờ cũng bao gồm: Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá.

Lập một kế hoạch cụ thể, đánh giá rủi ro từ từng bộ phận, từng công việc, từng vị trí, phòng ban. Nhận dạng các nguy cơ gây tai nạn để có biện pháp giảm thiểu tai nạn LĐ.

Tuyên truyền, đào tạo, nâng cao tay nghề cho người LĐ để họ có đủ hiểu biết, trình độ để thực hiện các công việc nguy hiểm mà vẫn an toàn.

Đầu tư trang thiết bị bảo hộ lao động, đảm bảo an toàn cho người lao động khi làm việc tại nơi có nguy cơ xảy ra tai nạn lao động.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát công việc của người lao động. Để đảm bảo quy trình an toàn luôn được áp dụng đúng.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.

Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn).

Là địa bàn có trên 250 cơ quan, doanh nghiệp lớn của tỉnh, thành phố Bắc Giang có nguồn tài nguyên nhân văn dồi dào có chất lượng, thu được từ thành quả của hoạt động giáo dục và đào tạo cũng như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

Bắc Giang có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược

liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.

Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, có trữ lượng hơn 10 triệu tấn; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng; 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

Do thời tiết diễn biến thất thường của chu kỳ biến đổi khí hậu nên đã làm ảnh hưởng đến sự an toàn của lưới điện và khả năng cung cấp điện năng cho khách hàng. Là địa bàn có nhiều huyện, xã miền núi nên việc đầu tư, xây dựng lưới điện còn gặp khó khăn về mặt bằng thi công tại một số địa phương. Một số nơi có hệ thống rừng, cây cối rậm rạp nên việc cung cấp điện, đầu tư, nâng cấp cải tạo lưới điện, sửa chữa còn gặp khó khăn vì chưa chặt cây để giải tỏa mặt hành lang lưới điện.

3.1.2. Giới thiệu về Công ty Điện lực Bắc Giang

3.1.2.1. Quá trình ra đời và phát triển của Công ty

Công ty Điện lực Bắc Giang là một đơn vị thành viên trực thuộc Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc - Tập đoàn Điện lực Việt Nam, với chức năng nhiệm vụ chính là quản lý vận hành lưới điện và kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

Từ năm 1965-1972, nhà máy nhiệt điện Hà Bắc thực hiện nhiệm vụ phát điện, cung cấp điện năng với tổng công suất 476.6 triệu kWh điện, để trực tiếp phục vụ cho nhà máy phân đạm Hà Bắc, đồng thời hòa vào lưới điện quốc gia với mô hình nhà máy nhiệt điện kiêm thêm cả nhiệm vụ quản lý vận hành lưới điện.

Trước yêu cầu của nền kinh tế ngày càng phát triển, mô hình vừa sản xuất, quản lý và vận hành lưới điện không còn phù hợp với điều kiện thực tế, được phép của chính phủ trên cơ sở chức năng nhiệm vụ được giao, ngày 29 tháng 10 năm 1973 Bộ trưởng Bộ Điện và Than Nguyễn Hữu Mai đã ký quyết định số

1598QĐ/TCCB3 thành lập sở quản lý điện khu vực 7 trực thuộc công ty điện lực I, với nhiệm vụ chính là truyền tải, phân phối điện và tiến hành kinh doanh bán điện trên địa bàn tỉnh Hà Bắc. Sở quản lý điện khu vực 7 chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 01 năm 1974 với địa điểm ở khu vực B gần liên hiệp công đoàn Hà Bắc, cạnh trường công nhân kỹ thuật 2, nay thuộc số 22 Nguyễn Khắc Nhu- Phường Trần Nguyên Hãn- TP Bắc Giang- Bắc Giang.

Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển Điệc Lực Bắc Giang đã qua nhiều lần đổi tên, cụ thể như sau:

- Từ ngày 01 tháng 01 năm 1974 đến tháng 01 năm 1978 là Sở quản lý phân phối điện khu vực 7.

- Tháng 02 năm 1978 Sở quản lý phân phối điện khu vực 7 được đổi tên thành Sở quản lý phân phối điện Hà Bắc.

- Tháng 05 năm 1981 Sở quản lý phân phối điện Hà Bắc được đổi tên thành Sở Điện lực Hà Bắc.

- Tháng 04 năm 1996, theo quyết định của bộ Công nghiệp, các sở Điện lực được chuyển giao chức năng quản lý nhà nước về điện cho các sở Công nghiệp, do đó cùng với các sở Điện lực khác trong cả nước, sở Điện lực Hà Bắc được đổi tên thành Điện lưc Hà Bắc.

- Tháng 04 năm 1997 cùng với việc chia tách đơn vị hành chính tỉnh Hà Bắc được chia thành hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh thì điện lực Hà Bắc cùng được tách thành hai Điện lực là Điện lực Bắc Giang và Điện lực Bắc Ninh để phù hợp với địa giới hành chính mới và được đổi tên thành Điện lực Bắc Giang theo quyết định số 249 ĐVN/TCCB-LĐ ngày 14 tháng 03 năm 1997 của Tổng Công ty Điện lực Việt Nam.

Trải qua một quá trình hình thành ổn đinh và phát triển, cho đến nay hệ thống đã phát triển không ngừng, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng điện của tỉnh. Lưới điện tỉnh đã có 16 trạm biến áp 110KV, 2.485 trạm biến áp trung gian và phân phối; 257,74Km đường dây 110kV, 1.458,579km đường dây 35kV; 10.364,424km đường dây 0.4, 6, 10, 22kV; 3.698km cáp ngầm 35kV; 11.005km đường dây cáp ngầm 6,22kV; 84.152km đường 0,4kV. Toàn tỉnh đã có 230/230 xã phường thị trấn có điện lưới quốc gia.

Công ty điện lực Bắc Giang có trụ giao dịch tại Số 22 Nguyễn Khắc Nhu- Phường Trần Nguyên Hãn- TP Bắc Giang- Bắc Giang.

Ngành nghề kinh doanh: kinh doanh theo giấy phép hoạt động Điện lực - Quản lý vận hành lưới điện, kinh doanh điện năng; Sửa chữa, thí nghiệm, hiệu chỉnh thiết bị điện.

- Lập dự án đầu tư xây dựng công trình, quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Tư vấn, thiết kế đường dây và trạm biến áp đến 35kV; Tư vấn giám sát thi công các công trình đường dây và trạm biến áp đến 110kV; Gia công, chế tạo phụ kiện cho lưới điện;

- Kinh doanh và cho thuê phương tiện vận tải, thiết bị nâng, nhà xưởng, kho bãi;

Hình 3.1. Trụ sở nhà điều hành Công ty Điện Lực Bắc Giang

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Giang

Bộ máy tổ chức, nhân sự đến quy mô hệ điều hành sản xuất của Công ty Điện lực Bắc Giang được bố trí thống nhất theo cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc.

Có 24 đơn vị trực thuộc gồm: 13 Phòng chức năng, 01 Phân xưởng Thí nghiệm và Sửa chữa lưới điện, 10 Điện lực ( 01 Điện lực Thành phố, 09 Điện lực huyện).

Theo đó, Giám đốc Công ty Điện lực Bắc Giang là người lãnh đạo toàn bộ các mặt hoạt động và có quyền điều hành cao nhất trong Công ty Điện lực Bắc Giang. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước cáp trên về việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty Điện lực Bắc Giang được Giám đốc Công ty phân công giúp Giám đốc Công ty chỉ đạo một số

lĩnh vực công tác của Công ty. Được Giám đốc Công ty ủy quyền thay mặt Giám đốc Công ty giải quyết những nội dung công việc liên quan đến các lĩnh vực công tác đã được phân công. Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Công ty chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty và pháp luật trong việc thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn đã được phân công và được ủy quyền.

Phó Giám đốc phụ trách kỹ thuật được phân công điều hành chỉ đạo lĩnh vực kỹ thuật sản xuất; công tác quy hoạch nguồn; lưới điện. Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị: Phòng kỹ thuật, Phòng Điều độ; Phòng Kỹ thuật An toàn- BHLĐ, Đội Thí nghiệm.

Phó Giám đốc phụ trách kinh doanh và vật tư được phân công điều hành và chỉ đạo công tác kinh doanh điện năng, công tác điện nông thôn và công tác vật tư . Chỉ đạo trực tiếp các đơn vị: Phòng Kinh doanh; Phòng Vật tư.

Phó giám đốc phụ trách viễn thông, xây dựng cơ bản: Phụ trách công tác đầu tư Xây dựng cơ bản và hoạt động kinh doanh viễn thông.

Chức năng, nhiệm vụ từng phòng ban

Điện lực Bắc Giang có 13 phòng nghiệp vụ: các phòng thuộc Điện lực có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc chỉ đạo điều hành và quản ký thống nhất từng mặt hoạt động của toàn Điện lực. Trong từng lĩnh vực phụ trách của mình, các phòng phải thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ chung sau đây:

- Phòng hành chính quản trị: Thực hiện công tác quản lý hành chính, văn thư, lưu trữ, công tác truyền thống, công tác quản trị đời sống và công tác quân sự, tự vệ trong Điện lực. Quản lý toàn bộ tài sản, vật tư, trang thiết bị hành chính. Thực hiện việc trang bị dụng cụ, trang thiết bị hành chính cho các đơn vị trực thuộc Điện lực, bố trí sắp xếp phòng làm việc cho khu nhà điều hành sản xuất của Điện lực...

- Phòng kế hoạch: thực hiện công tác quản lý, điều hành công tác kế hoạch sản xuất kinh doanh của toàn công ty. Làm đầu mối lập, trình duyệt và triển khai thực hiện kế hoạch sửa chữa lớn trong toàn công ty. Kế hoạch mua sắm tài sản, quản lý năng lực tài sản trong sản xuất kinh doan, lập kế hoạch và thực hiện phân bổ tài sản của công ty; Tiếp nhận, bàn giao, điều chuyển tài sản thiết bị trong và ngoài Điện lực...

Sơ đồ 3.1. Mô hình tổ chức của Công ty Điện lực Bắc Giang

Nguồn: Phòng hành chính công ty Điện lực Bắc Giang (2016)

Giám đốc Phó Giám đốc kỹ thuật sản xuất Phó Giám đốc kinh doanh Phó Giám đốc viễn thông Phòng kỹ thuật thiết kế Phòng an toàn lao động Phòng điều độ Phòng kế hoạch Phòng tổ chức lao động Phòng tài chính kế toán Phòng thanh tra,bảo vệ, pháp chế Phòng hành chính quản trị Phòng vật tư Phòng kinh doanh điện Phòng điện nông thôn Phòng công nghệ thông tin và viễn thông Phòng quản lý xây dựng

PX thí nghiệm,đo đếm và SC lưới điện

CNĐ thành phố Bắc Giang CNĐ Lạng Giang CNĐ Việt Yên CNĐ Yên Thế CNĐ Lục Nam CNĐ Hiệp Hòa CNĐ Tân Yên CNĐ Yên Dũng CNĐ Lục Ngạn CNĐ Sơn Động

- Phòng tổ chức lao động: Thực hiện công tác tổ chức bộ máy, công tác cán bộ, công tác tuyển dụng lao động, công tác đào tạo; Quản lý công tác lao động, tiền lương, chế độ BHLĐ, chế độ BHXH, chế độ BHYT, đời sống xã hội; Quản lý công tác thi đua, khen thưởng, kỷ luật của công ty.

- Phòng kỹ thuật thiết kế: Tham mưu cho Giám đốc quản lý công tác kỹ thuật trong toàn công ty Điện lực. Lập kế hoạch công tác quản lý kỹ thuật lưới điện, thiết bị điện trong vận hành, quản lý hồ sơ lý lịch các thiết bị của Trạm biến áp trung gian, trạm biến áp 110kV, đường dây 110kV. Xây dựng và quản lý các định mức, tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết bị điện cho toàn Điện lực. Quản lý công tác nghiên cứu khoa học, tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, nghiên cứu, ứng dụng tiến độ kỹ thuật, áp dụng công nghệ mới vào công tác kỹ thuật. Tham gia điều tra sự cố lưới điện, các vụ cháy nổ lớn và sự cố kỹ thuật. Nghiên cứu và đề ra các biện pháp ngăn ngừa sự cố kỹ thuật. Làm đầu mối xây dựng, trình và tổ chức thực hiện phương án, giải pháp kỹ thuật để giảm tổn thất điện năng...

- Phòng tài chính kế toán: Thực hiện công tác quản lý công tác kế toán tài chính, hạch toán kế toán toàn Điện lực. Lập kế hoạch tài chính của toàn công ty và triển khai thực hiện sau khi được phê duyệt từ cấp trên. Quản lý tài sản, tiền vốn của toàn công ty về giá trị và hiện vật một cách hợp lý, tiết kiệm, linh hoạt trên cơ sở chế độ, chính sách tài chính hiện hành...

- Phòng vật tư: Thực hiện công tác quản lý công tác vật tư của toàn công ty. Làm đầu mối chuẩn bị hồ sơ và thực hiện mời thầu, đấu thầu, lập hợp đồng kinh tế mua sắm vật tư, thiết bị phục vụ công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn, sữa chữa thường xuyên và vật tư dự phòng. Trình duyệt kết quả đấu thầu mua sắm theo quy định. Cung ứng vật tư, thiết bị thuộc Điện lực quản lý, cấp phát vật tư, thiết bi trong nội bộ công ty. Tổ chức quản lý vật tư, thiết bị dự phòng chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 44)