Giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 45 - 46)

Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Giới thiệu về tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Về quy hoạch kinh tế trước đây Bắc Giang nằm trong vùng trung du và miền núi phía Bắc, từ năm 2012 là tỉnh nằm trong quy hoạch vùng Thủ đô Hà Nội.

Bắc Giang hiện có 09 huyện và 01 thành phố, trong đó có 06 huyện miền núi và 01 huyện vùng cao (Sơn Động); 230 xã, phường, thị trấn (204 xã, 10 phường và 16 thị trấn).

Là địa bàn có trên 250 cơ quan, doanh nghiệp lớn của tỉnh, thành phố Bắc Giang có nguồn tài nguyên nhân văn dồi dào có chất lượng, thu được từ thành quả của hoạt động giáo dục và đào tạo cũng như chăm sóc sức khoẻ cộng đồng.

Khí hậu được chia làm hai mùa rõ rệt, mùa hè từ tháng 4 đến tháng 10, thịnh hành gió đông nam, mùa đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, thịnh hành gió đông bắc. Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22 - 23°C, độ ẩm dao động từ 73 - 75% vào mùa đông và từ 85 - 87% vào mùa hè. Lượng mưa hàng năm đủ đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và đời sống. Nắng trung bình hàng năm từ 1.500 – 1.700 giờ, thuận lợi cho phát triển cây trồng nhiệt đới, á nhiệt đới.

Bắc Giang có 382.200 ha đất tự nhiên; gồm 123 nghìn ha đất nông nghiệp, 110 nghìn ha đất lâm nghiệp, 66,5 nghìn ha đất đô thị, đất chuyên dụng và đất ở, còn lại là các loại đất khác. Nhìn chung, tỉnh Bắc Giang có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản. Quốc lộ 1A mới hoàn thành tạo ra quỹ đất lớn có nhiều lợi thế cho phát triển công nghiệp - dịch vụ. Đất nông nghiệp của tỉnh ngoài thâm canh lúa còn thích hợp để phát triển rau, củ, quả cung cấp cho Thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận. Tỉnh Bắc Giang đã có kế hoạch chuyển hàng chục nghìn ha trồng lúa sang phát triển cây ăn quả, cây công nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản có giá trị kinh tế cao. Hơn 55 nghìn ha đất đồi núi chưa sử dụng là một tiềm năng lớn cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư liên doanh, liên kết trồng rừng, chế biến lâm sản và nuôi trồng thuỷ sản.

Bắc Giang có 110 nghìn ha rừng, trong đó có gần 64 nghìn ha rừng tự nhiên và hơn 46 nghìn ha rừng trồng. Trữ lượng gỗ có khoảng 3,5 triệu m³, tre nứa khoảng gần 500 triệu cây. Ngoài tác dụng tán che, cung cấp gỗ, củi, dược

liệu, nguồn sinh thuỷ, rừng Bắc Giang còn có nhiều sông, suối, hồ đập, cây rừng nguyên sinh phong phú tạo cảnh quan môi sinh đẹp và hấp dẫn.

Trên địa bàn tỉnh tuy không có nhiều mỏ khoáng sản lớn nhưng lại có một số là nguồn nguyên liệu quan trọng để phát triển công nghiệp của tỉnh như: mỏ than đá ở Yên Thế, Lục Ngạn, Sơn Động, có trữ lượng hơn 10 triệu tấn; quặng sắt ước khoảng 0,5 triệu tấn ở Yên Thế, gần 100 nghìn tấn quặng đồng ở Lục Ngạn, Sơn Động; 3 triệu tấn cao lanh ở Yên Dũng; 100 m³ sét làm gạch chịu lửa ở Tân Yên, Việt Yên; sỏi, cuội kết ở Hiệp Hoà, Lục Nam.

Trên lãnh thổ Bắc Giang có 3 con sông lớn chảy qua, với tổng chiều dài 347 km, lưu lượng lớn và có nước quanh năm. Ngoài ra còn có hệ thống ao, hồ, đầm, mạch nước ngầm. Lượng nước mặt, nước mưa, nước ngầm đủ khả năng cung cấp nước cho các ngành kinh tế và sinh hoạt.

Do thời tiết diễn biến thất thường của chu kỳ biến đổi khí hậu nên đã làm ảnh hưởng đến sự an toàn của lưới điện và khả năng cung cấp điện năng cho khách hàng. Là địa bàn có nhiều huyện, xã miền núi nên việc đầu tư, xây dựng lưới điện còn gặp khó khăn về mặt bằng thi công tại một số địa phương. Một số nơi có hệ thống rừng, cây cối rậm rạp nên việc cung cấp điện, đầu tư, nâng cấp cải tạo lưới điện, sửa chữa còn gặp khó khăn vì chưa chặt cây để giải tỏa mặt hành lang lưới điện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 45 - 46)