Mẫu tổng hợp đăng ký cấp phương tiện bảo vệ cá nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 80 - 86)

TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng đơn vị Số lượng Ghi chú

1 Mặt nạ, phổi cho hình nhân Bộ 170 1

2 Hình nhân toàn thân Bộ 58 1

3 Dây an toàn có dây an toàn phụ Cái 500 50

4 Dây an toàn Cái 500 0

5 Dây an toàn phụ 2m Cái 37 110

6 Sào thao tác 6-35kV Cái 75 5

7 Bút thử điện 6-35kV Cái 66 5

8 Bộ tiếp địa 35kV Bộ 700 5

9 Guốc trèo cột điện ly tâm Đôi 1.000 50

10 Mũ nhựa BHLĐ Cái 300 0

11 Logo dán mũ BHLĐ Cái 200 0

12 Ủng cách điện Đôi 150 7

13 Găng tay cách điện hạ áp Đôi 2 20

14 Găng tay cách điện cao áp Đôi 22 40 15 Bộ quần áo BHLĐ khối trực

tiếp Bộ 3.200

16 Giầy BHLĐ đôi 1.468

17 Áo mưa BHLĐ Bộ 200

18 Xà phòng Kg 1.000

19 Ủng chịu a xít Đôi 6

20 Găng tay chịu a xít Đôi 6

21 Mặt nạ hàn+kính hàn điện Cái 33

22 Túi đựng dụng cụ Cái 600

23 Bút thử điện hạ thế Cái 500

24 Đèn pin siêu sáng Cái 100

TT Danh mục Đơn vị tính Số lượng đơn vị Số lượng Ghi chú 26 Kích xích 1,5T Cái 4 27 Pa lăng 2T Cái 4 28 Pa lăng 3T Cái 4 29 Bàn ép đầu cốt Cái 11 30 Bộ dụng cụ đa năng Bộ 50

31 Găng tay bảo hộ 2 lớp Đôi 3.000

32 Mua sổ sách an toàn các loại

(thay mẫu) quyển 4.000

33 Tiếp địa hạ áp kẹp cá sấu Bộ 150

34 Tiếp địa hạ áp dùng cho cáp vặn xoắn Bộ 50 35 Đầu chờ tiếp địa hạ áp trên lưới cáp vặn xoắn Cái 2.000

Nguồn: Phòng an toàn lao động công ty (2016) Một nội dung rất quan trọng trong bản kế hoạch ATLĐ đó là phần dự trù kinh phí. Bảng dự trù kinh phí trong bản kế hoạch ATLĐ của Phòng an toàn lao động được tổng hợp từ bảng dự trù kinh phí của các đơn vị trực thuộc. Căn cứ vào bảng dự trù kinh phí này và tình hình thực tiễn, phòng Tài chính – Kế toán sẽ tính toán kinh phí thực tế cấp cho từng đơn vị để triển khai kế hoạch ATLĐ. Tuy nhiên, vấn đề gặp phải đối với việc dự trù kinh phí của công ty đó là kinh phí trong bảng kế hoạch các đơn vị trực thuộc đưa lên bao giờ cũng cao hơn rất nhiều so với kinh phí thực tế khi tiến hành thực hiện kế hoạch.

Chênh lệch kinh phí giữa lập kế hoạch và kinh phí trên thực tế là khá lớn, dẫn chứng từ bảng 4.12. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khi các đơn vị lập kế hoạch ATLĐ để trình lên công ty thường lập kinh phí cao hơn so với thực tế, dẫn đến tổng kinh phí kế hoạch của cả công ty cũng cao hơn so với thực tế. Năm 2016 tổng kinh phí thực tế thực hiện kế hoạch ATLĐ cao hơn so với năm 2015 là 8,59%. So với thực trạng thực hiện ATLĐ tại công ty Điện lực Bắc Giang thì kế hoạch ATLĐ chỉ mang tính chất hình thức. Việc thực hiện công tác ATLĐ tại các chi nhánh nhiều lúc chưa sát thực với kế hoạch đã lập ra.

Ngoài ra công tác lập kế hoạch chủ yếu tập trung vào phần chi phí đảm bảo cho thực hiện công tác an toàn lao động mà chưa thực sự chú ý đến những công việc nghiên cứu và nâng cấp các trang thiết bị nhằm cải tạo tốt hơn nữa khả năng bảo vệ người lao động khi làm việc. Đây là điều mà công ty nên chú trọng hơn nữa cho các năm sau.

Bảng 4.13. Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện kế hoạch ATLĐ giai đoạn 2015-2016

ĐVT: triệu đồng

Nội dung của kế hoạch ATLĐ

2015 2016 2016/2015

(%)

KH TH % KH TH %

1. Kinh phí thực hiện các biện pháp về kỹ

thuật AT và PCCN 1.685,97 1.475,03 87,49 1.958,51 1.594,06 81,39 108,07

2. Kinh phí thực hiện các biện pháp về KT VSLĐ-PCĐH. Cải thiện điều kiện lao động, bảo vệ môi trường

362,09 302,5 83,54 491,95 345,28 70,19 114,14

3. Kinh phí mua sắm trang thiết bị bảo vệ

cá nhân 4.040,98 3.884,08 96,12 4.993,69 4.238,88 84,88 109,13

4. Kinh phí chăm sóc sức khỏe cho người

lao động 1.027,49 867,2 84,40 1.163,6 902,06 77,52 104,02

5. Kinh phí thực hiện tuyên truyền giáo

dục,huấn luyện về AT-VSLĐ 801,79 656,6 81,89 1.080,0 718,25 66,5 109,39

6. Kinh phí thực hiện công tác

PCLB,TKCN,UCKC 164,5 155,7 94,65 206,62 173,04 83,75 111,14

Tổng 8.082,82 7.341,11 90,82 9.894,37 7.971,57 80,57 108,59

Đầu tư mua sắm trang thiết bị bảo hộ lao động: đối với ngành điện việc trang bị thiết bị bảo hộ là vô cùng quan trọng. Mọi lao động trong công ty đều được phát bảo hộ lao động để đảm bảo ATLĐ. Mỗi năm công ty Điện lực Bắc Giang đều tổ chức phát mới bảo hộ lao động cho CBCNV và người lao động. Bảo hộ lao động trong ngành điện được chia thành cá mục cụ thể gồm: Quần áo BHLĐ khối Quản lý vận hành; Quần áo BHLĐ khối Kinh doanh; Áo Jile BHLĐ; Áo Jacket BHLĐ; Giày BHLĐ; Quần áo mưa BHLĐ; Mũ BHLĐ; Đồng phục BHLĐ. Thời gian cấp phát mới BHLĐ không giống nhau đối với từng loại. Quần áo mưa, áo Jile và áo Jacket được cấp 2 năm một lần, những đồ BHLĐ còn lại được cấp 1 năm 1 lần như theo kế hoạch đặt ra từ đầu năm.

Hình 4.1. Một số dụng cụ bảo hộ lao động ngành điện

Công ty đã trang bị đầy đủ đồ BHLĐ cho CBCNV và người lao động, nhưng không phải 100% người lao động sử dụng đồ BHLĐ hàng ngày, có những lao động chỉ thỉnh thoảng mới sử dụng BHLĐ. Còn có những lao động không bao giờ sử dụng BHLĐ. Những người sử dụng BHLĐ hàng ngày đều là những lao động trực tiếp, những người không bao giờ sử dụng BHLĐ đều là những lao động gián tiếp. Như vậy mặc dù trang bị đầy đủ BHLĐ cho 100% lao động, nhưng công ty Điện lực Bắc Giang lại không có quy định bắt buộc 100% người lao động sử dụng BHLĐ hàng ngày, quy đinh này chỉ áp dụng đối với những lao

động trực tiếp. Theo đánh giá chung của lao động cho rằng BHLĐ góp phần phòng chống TNLĐ, tuy nhiên một số lao động cho rằng để phòng tránh TNLĐ chủ yếu dựa vào trình độ của người quản lý, trình độ của người lao động và cả ý thức của người lao động.

Công tác cấp phát BHLĐ được tiến hành dựa trên danh sách xin cấp phát mới cụ thể của từng chi nhánh điện lực. Trong đó có số lượng, kích thước phù hợp của từng đối tượng người lao động , nhưng đến khi BHLĐ về tới chi nhánh thì kích thước thường không giống như trong danh sách xin cấp nhất là với lao động nữ. Mà điều này năm nào cũng xảy ra.

Triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho người lao động: vấn đề ATLĐ luôn được đặt lên hàng đầu đối với ngành điện. Muốn đảm bảo ATLĐ trước hết phải đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho người lao động. Vì vậy hàng năm Công ty Điện lực Bắc Giang đều lên kế hoạch khám sức khỏe định kỳ cho người lao động. Kế hoạch khám sức khỏe được lên kế hoạch cho hai đối tượng là lao động trực tiếp và lao động gián tiếp vì đây là hai đối tượng lao động chính của công ty. Đối với lao động trực tiếp, công ty lên kế hoạch khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần. Đối với lao động gián tiếp, kế hoạch khám sức khỏe thực hiện 1 năm một lần. Kế hoạch khám sức khỏe và nội dung cụ thể do phòng Y tế của công ty thực hiện. Nội dung khám sức khỏe mỗi năm thường không giống nhau. Thời gian triển khai thường được lên kế hoạch vào đầu năm. Đối với những lao động có sức khỏe không đạt yêu cầu, công ty còn phải lên kế hoạch tổ chức đi điều dưỡng cải thiện, nâng cao tình trạng sức khỏe cho những lao động này.

4.2.6. Công tác kiểm tra, giám sát về an toàn lao động

Đây là bước cuối cùng trong nội dung quản lý ATLĐ tại công ty Điện lực Bắc Giang và là bước không thể thiếu trong công tác quản lý ATLĐ. Hàng năm công ty đều tổ chức kiểm tra hiện trường, thanh tra, kiểm tra giám sát định kỳ.

Sơ đồ 4.2. Sơ đồ thực hiện kiểm tra quy trình kỹ thuật an toàn

Nguồn: Phòng an toàn lao động Công ty (2016) Các bước thanh tra, kiểm tra, giám sát tại công ty Điện lực Bắc Giang gồm:

Hội đồng kiểm tra quy trình an toàn được công ty lập trước khi tiến hành thanh tra, kiểm tra giám sát tại các đơn vị trực thuộc.

Sau khi tổ chức huấn luyện cho CBCNV trong công ty thì bắt đầu tiến hành thực hiện kiểm tra.

Đầu tiên công ty tiến hành kiểm tra AT điện. Việc kiểm tra được tiến hành dưới các hình thức chính là: kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra vấn đáp và kiểm tra thực hành ngoài hiện trường. Số lao động trực tiếp thì tham gia hình thức kiểm tra thực hành ngoài hiện trường và tham gia hình thức kiểm tra vấn đáp vì họ là những người cần nắm rõ quy trình an toàn điện. Hình thức kiểm tra viết và trắc nghiệm là bắt buộc, 100% lao động đều phải tham gia cả hai hình thức kiểm tra này.

Định kỳ mỗi năm công ty đều kiểm tra viết, kiểm tra trắc nghiệm, kiểm tra Thành lập hội đồng kiểm tra

quy trình an toàn

Tổ chức huấn luyện

Kiểm tra

Phân công công việc

Lưu hồ sơ Không

ngoài hiện trường, kiểm tra vấn đáp một lần. Kết quả sau kiểm tra năm 2015 có 6 trường hợp trượt môn thi viết, tuy nhiên năm 2016 số người trượt ở môn này giảm còn năm người. Kiểm tra trắc nghiệm năm 2016 trượt ba người, tăng so với năm 2015 một người. Kiểm tra ngoài hiện trường 2016 giảm hai người so với năm 2015. Việc kiểm tra đột xuất xảy ra tùy từng năm, tần suất có thể từ 1 đến nhiều lần trong năm, phụ thuộc vào kết quả của bài kiểm tra định kỳ và khi có báo cáo về việc chi nhánh điện làm sai quy trình của một số nghiệp vụ an toàn điện. Khi đó đoàn kiểm tra của công ty sẽ xuống chi nhánh điện kiểm tra đột xuất mà không báo trước. Năm 2015, công ty kiểm tra đột xuất ba lần và phát hiện 2 trường hợp vi phạm quy trình an toàn an toàn điện. Sau khi phát hiện vi phạm, do bị khiển trách, kỷ luật nên đến năm 2016 đã có kế hoạch và giám sát chặt chẽ hơn vì vậy đã giảm so với năm 2015 một người, số lần kiểm tra là 2 lần và phát hiện 2 trường hợp vi phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 80 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)