Sơ đồ lưới điện 110kV Bắc Giang năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 54 - 66)

Do tình hình thời tiết thuận lợi hơn mọi năm, tốc độ phát triển phụ tải thấp hơn dự kiến nên đảm bảo cung cấp điện trên địa bàn tỉnh nhà, không thực hiện ngừng giảm mức cung cấp điện theo kế hoạch, tạo thuận lợi trong giao tiếp khách hàng. Tuy nhiên do tình hình kinh tế-xã hội tiếp tục gặp nhiều khó khăn, tăng trưởng kinh tế thấp nên việc thu nợ các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh còn chậm.

Thực hiện các chỉ tiêu năm 2016 về doanh thu tiền điện đạt khoảng 3182 tỷ đồng, tăng 0,31% so với kế hoạch đề ra và tăng 29,44% so với năm 2015. Năm 2015 tăng 20,34% so với năm 2014. Sản lượng điện thương phẩm trên địa bàn tỉnh tăng qua các năm. Năm 2015 sản lượng điện thương phẩm là 1569 Tr.kWh, đến năm 2016 sản lượng điện thương phẩm của công ty đã tăng lên 1985 Tr.kWh tăng 24,18% so với 2015. Doanh thu tăng do sản lượng điện bán ra và giá điện tăng nhờ tăng cường công tác tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và công tác áp giá đúng đối tượng tiếp tục phát huy hiệu quả. Với kết quả đạt được như trên, Công ty không những khẳng định vị thế của mình trong lĩnh vực truyền tải điện mà còn giúp đời sống người lao động ngày càng ổn định hơn.

Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 được thể hiện tại Bảng 3.1. Trong năm 2016, Công ty Điện lực Bắc Giang thực hiện nghiêm túc việc tiếp nhận lưới điện nông thôn do Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc giao, đồng thời thực hiện điều chỉnh giá điện từ 1/3/2016 nên khối lượng công việc tương đối nhiều nhưng Công ty đã cố gắng tập trung mọi nguồn lực để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao và góp phần ổn định tình hình kinh tế xã hội.

Công tác sản xuất kinh doanh điện năng từng bước đi vào nề nếp, tiếp tục triển khai thực hiện các phân cấp công tác kinh doanh, ban hành các quy trình, quy định, văn bản hướng dẫn thực hiện, tập huấn nghiệp vụ công tác kinh doanh. Công tác chăm sóc khách hàng ngày càng tốt hơn,đồng thời việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động được thực hiện kịp thời và đầy đủ nên đã tạo được niềm tin với khách hàng cũng như người lao động trong Công ty.

Bảng 3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty giai đoạn 2014-2016 Chỉ tiêu Chỉ tiêu Năm So sánh (%) 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2015 KH TH TH/KH KH TH TH/KH KH TH TH/KH 1. Điện thương phẩm (Tr.kWh) 1561,39 1560,30 99,93 1530,0 1569,45 102,5 1984,0 1948,98 100,05 100,59 124,18 2. Giá bán BQ (đ/kWh) 1434,17 1438,74 100,32 1551,03 1558,13 100,46 1593,22 1597,96 100,3 108,30 102,56 3. Doanh thu tiền

điện (Tỷ đồng) 2015,00 2042,47 101,1 2385 2458 103,06 3171,69 3181,72 100,31 120,34 129,44 4. SL Khách hàng

(KH) 439.676 468.674 527.680 106,6 112,6

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Thông tin thứ cấp được tiến hành thu thập bao gồm các tài liệu liên quan đến đặc điểm địa bàn nghiên cứu như: các thông tin chung về công ty điện lực Bắc Giang, đó là thông tin về quá trình hình thành và phát triển, kết quả sản xuất kinh doanh, bộ máy tổ chức, bộ máy nhân sự,...

Các thông tin về thực trạng quản lý an toàn lao động của Công ty và của ngành và các tài liệu liên quan được thu thập từ các nguồn: internet, sách báo, tạp chí...

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Thu thập số liệu sơ cấp là việc thu thập các thông tin về ATLĐ, TNLĐ, quản lý ATLĐ của người lao động tại Công ty Điện lực Bắc Giang thông qua việc điều tra, trao đổi với nhà quản lý và người lao động.

Trên cơ sở xây dựng mẫu phiếu điều tra, đưa ra các câu hỏi phỏng vấn sâu đối với nhà quản lý và người lao động.

Để thu thập số liệu sơ cấp, chúng tôi đã điều tra 110 cá nhân là cấp quản lý Công ty, các phòng ban và người lao động thông qua phương pháp phỏng vấn trực tiếp. Cụ thể, điều tra lãnh đạo Điện lực các ch nhánh 10 người, phòng ban chức năng 12 người, Lao động trực tiếp sản xuất và g án t ếp 88 người.

Bảng 3.2. Số lượng đối tượng điều tra

Diễn giải Số lượng người

- Ban Giám đốc tại công ty và chi nhánh 10

- Phòng an toàn lao động 4

- Phòng tổ chức lao động 2

- Phòng vật tư 2

- Phòng tài chính kế toán 1

- Phòng Hành chính 1

- Phòng công nghệ thông tin 2

- Sô lao động trực tiếp 60

- Sô lao động trực tiếp 28

Đối tượng điều tra là lãnh đạo bao gồm những người ở lứa tuổi khác nhau, kinh nghiệm công tác khác nhau, trình độ học vấn khác nhau. Đối tượng người lao động theo kinh nghiệm làm việc và trình độ nghề nghiệp, tay nghề cụ thể. 3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Các số liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu sẽ được tiến hành chọn lọc, chuẩn hóa để tính toán các chỉ tiêu phù hợp trong việc phân tích đề tài. Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống và tổng hợp tài liệu. Các công cụ tính toán công thức, vẽ đồ thị được sử lý chủ yếu bằng công cụ Exel và các công cụ hỗ trợ khác.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

Thống kê mô tả: Phương pháp này được thực hiện thông qua việc mô tả các chỉ tiêu trong quá trình nghiên cứu. Các chỉ tiêu quan trọng như thông tin về tai nạn lao động (số người bị TNLĐ và số lượt người bị TNLĐ trong 1 năm), thông tin về thời điểm xảy ra TNLĐ trong ngày, thông tin về việc trang bị phương tiện bảo hộ lao động của người lao động...Qua đó thấy ñược một cách tổng quát những thiệt hại do TNLĐ gây ra đưa ra những nhận xét khách quan, chính xác về thực trạng tai nạn lao động của công ty. Từ đó có thể đưa ra những biện pháp nhằm hướng tới việc giảm thiểu TNLĐ tại công ty.

Phương pháp so sánh: Phương pháp này chủ yếu được sử dụng trong việc phân tích các số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp như tình hình tai nạn lao động trong năm, số lượt người bị tai nạn lao động,…để xem xét sự khác biệt và nguyên nhân chênh lệch của kết quả điều tra nhằm có những đánh giá, những nhận xét phù hợp.

3.2.4. Phương pháp chuyên gia

Vận dụng những phương pháp tư duy kinh tế mới và các phương pháp tiếp cận cơ bản của chuyên ngành, phỏng vấn sâu lãnh đạo đơn vị, các trưởng phòng. Thông qua phương pháp này sẽ thu thập các ý kiến đánh giá nhận xét của các chuyên gia, những người am hiểu vấn đề nghiên cứu. Từ đó tổng hợp và phân tích,và đánh giá khách quan các yếu tố trong nội dung nghiên cứu.

3.2.5. Các chỉ tiêu nghiên cứu

 Chỉ tiêu đo lường mức độ an toàn

số “tần suất tai nạn lao động K”

Số người bị tai nạn lao động x 1000 K = ---

Tổng số người lao động

K: có thể được tính cho lao động chết người, tai nạn nặng, tai nạn nhẹ và không phụ thuộc vào phạm vi tính.

Thông qua phân tích hệ số K mà các nhà chuyên môn trong lĩnh vực này có thể đánh giá được tình hình TNLĐ ở doanh nghiệp mình. Mục tiêu phấn đấu của các doan nghiệp là đề ra chiến dịch K =0, tức là phấn đấu không để xảy ra tai nạn lao động.

 Chỉ tiêu đánh giá tình hình ATLĐ

Tỷ lệ lao động làm việc trực tiếp với nguồn điện Số lao động vi phạm ATLĐ tại công ty nghiên cứu Số TNLĐ tại công ty điều tra trong năm nghiên cứu.

 Chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả công tác quản lý ATLĐ Tỷ lệ vi phạm ATLĐ năm trước so với năm sau

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC NGUỒN LỰC TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC BẮC GIANG BẮC GIANG

4.1.1. Tình hình tổ chức lao động tại Công ty

Trong các nguồn lực mà công ty có được, con người là nguồn lực quan trọng nhất. Trong hệ thống quản trị hiện đại, quan điểm quản trị nguồn nhân lực rất khác so với mô hình quản trị kiểu thuận tiện truyền thống. Một đội ngũ nhân lực mạnh luôn là một lợi thế khác biệt không thể chối cãi đối với các công ty. Bằng chứng là các công ty không ngừng chấp nhận bỏ ra những khoản lương bổng cao hơn để "bắt" những người giỏi của nhau.

Công ty Điện lực Bắc Giang có 768 lao động vào năm 2016, trong đó lao động trong biên chế được duyệt là 768 lao động. Lao động trong biên chế được duyệt của Tổng công ty điện lực miền Bắc- cơ quan cấp trên trực tiếp của Công ty Điện lực Bắc Giang, được thực hiện theo qui định chung trong Tổng công ty. Lao động tự tuyển được thực hiện khi có nhu cầu cho các công việc thời vụ dưới 2 tháng. Trong năm 2016 số lao động nữ là 113 lao động chiếm tỷ lệ 14,71%. Tỷ lệ này là khá thấp so với lao động là nam và chủ yếu làm ở bộ phận kinh doanh điện năng và thu ngân. Do tính chất công việc và đặc thù riêng của ngành là làm việc trên cao, xây lắp các công trình điện, quản lý và sửa chữa đường dây... nên lao động là nam chiếm đa số với tỷ lệ 85,29%. Lao động tập trung chủ yếu là kỹ sư và công nhân điện, được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Có trình độ chuyên môn phù hợp với công việc được giao tại từng bộ phận, phòng ban. Hơn hai phần ba lao động có thâm niên 10 năm trở lên nên kinh nghiệm nghề nghiệp cũng như tay nghề chuyên môn rất cao, tuy nhiên số lao động là công nhân quản lý đường dây và các trạm càng lớn tuổi thì làm việc trên cao sẽ càng ngày càng khó khăn. Tình hình lao động qua các năm của Công ty Điện lực Bắc Giang được thể hiện tại Bảng 4.1.

Với biên chế 24 đơn vị trực thuộc gồm: 13 phòng chức năng; 01 Phân xưởng thí nghiệm và sửa chữa lưới điện và 10 Điện lực khu vực trực thuộc Công ty: Điện lực Thành phố Bắc Giang, Điện lực Việt Yên, Điện lực Hiệp Hòa, Điện lực Tân Yên, Điện lực Yên Dũng, Điện lực Yên Thế, Điện lực Lạng Giang, Điện lực Sơn Động, Điện lực Lục Ngạn và Điện lực Lục Nam, các Điện lực trực thuộc

nằm rải đều trên toàn tỉnh Bắc Giang. Các phòng ban nghiệp vụ nằm tập trung tại một khu vực điều hành chung toàn Công ty.

Qua phân tích ta thấy nguồn lao động của Công ty rất dồi dào. Chính nguồn lao động này đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý an toàn lao động. Với từng độ tuổi và giới tính người lao động sẽ được bố trí các công việc khác nhau. Ở mỗi công việc khác nhau họ sẽ có mức độ nguy hiểm khác nhau. Ngoài ra chức danh công việc, trình độ lao động, cấp bậc công việc của người lao động sẽ ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm họ phải đối mặt. Lực lượng lao động lớn sẽ làm cho công tác quản lý an toàn lao động lớn và ngược lại.

Bảng 4.1. Tình hình lao động của Công ty giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016

Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) I. Tổng số LĐ 786 100 776 100 768 100

1. Trong biên chế được duyệt 786 100 776 100 768 100

2. Đơn vị tự tuyển 0 0 0

II. Phân loại

1.Theo tính chất LĐ a. Trực tiếp 613 77,98 610 78,61 608 79,17 b. Gián tiếp 173 22,02 166 21,39 160 20,83 2. Theo giới tính a. Nam 660 83,97 658 84,79 655 85,29 b. Nữ 126 16,03 118 15,21 113 14,71 3 Theo trình độ a. Trên đại học 5 0,64 5 0,64 5 0,65 b. Đại học 212 26,97 213 27,45 213 27,73 c. Cao đẳng 330 41,98 324 41,76 320 41,67 d. Trung Cấp 239 30,41 234 30,15 230 29,95

4. Theo thâm niên

a. Từ 10 năm trở lên 353 44,91 349 44,97 346 45,05 b. Dưới 10 năm 433 55,09 427 55,03 422 54,95 Nguồn: Phòng tổ chức lao động (2014-2016)

Bảng 4.2. Phân công lao động theo vị trí công việc năm 2016

Vị trí công viêkc Số lượng LĐ (Người) Tỷ lệ (%)

Tổng số LĐ 768 100

1. Quản lý vận hành 340 44,27

2. Kinh doanh 160 20,83

3. Kiểm tra điện 36 4,69

4. Quản lý kỹ thuật 61 7,95 5. Điều độ vận hành 65 8,46 6. Tài chính kế toán 42 5,47 7. Tổng hợp 17 2,21 8. Vị trí khác 47 6,12 Nguồn: Phòng tổ chức lao động (2016) Trong đó:

Cơ cấu lao động theo bậc an toàn điện được phân thành 5 bậc, từ bậc 1/5 đến 5/5.

Với bậc 1/5: Kết quả huấn luyện lần đầu về lý thuyết và thực hành đạt 80% trở lên; Biết những quy định chung để đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao; Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định. Năm 2016 công ty không có lao động nằm trong bậc này. Trong bậc này người lao động được làm các công việc không tiếp xúc với thiết bị hoặc dây dẫn mang điện; Tham gia phụ việc cho đơn vị công tác làm việc trên thiết bị điện, đường dây dẫn điện.

Với bậc 2/5: Biết những quy định chung và biện pháp bảo đảm bảo an toàn khi thực hiện công việc được giao; Sử dụng và quản lý trang thiết bị an toàn, phương tiện, dụng cụ làm việc được giao đúng quy định; Biết phương pháp tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện; Biết sơ cứu người bị điện giật. Vói công việc như bậc 1/5; Làm việc tại nơi đã được cắt điện hoàn toàn. Năm 2016 có 14,97% số lao động ở bậc 2/5.

Với bậc 3/5: Yêu cầu như đối với bậc 2/5; Có khả năng phát hiện vi phạm, hành vi không an toàn; Biết cách kiểm tra, giám sát người làm việc ở đường dây hoặc thiết bị điện. Năm 2016 có 17,6% lao động ở bậc 3/5. Các công việc làm giống của bậc 2/5; Làm việc tại nơi được cắt điện từng phần; Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp đang mang điện; Thực hiện thao tác trên lưới điện cao áp; Kiểm tra trạm điện, đường dây điện đang vận hành; Cấp

lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên lưới điện hạ áp.

Với bậc 4/5: Yêu cầu như đối với bậc 3/5; Hiểu rõ trách nhiệm, phạm vi thực hiện của từng đơn vị công tác khi cùng tham gia thực hiện công việc; Biết lập biện pháp an toàn để thực hiện công việc và tổ chức giám sát, theo dõi công nhân làm việc; Có khả năng phân tích, điều tra sự cố, tai nạn điện. Năm 2016 công ty có 38,07% số lao động ở bậc này và chiếm tỷ lệ cao nhất trong các bậc. Làm phần công việc của bậc 3/5; Làm việc trực tiếp với đường dây dẫn điện, thiết bị điện hạ áp, cao áp đang mang điện; Cấp phiếu công tác, lệnh công tác, chỉ huy trực tiếp, cho phép đơn vị công tác vào làm việc, giám sát đơn vị công tác làm việc trên đường dây dẫn điện, thiết bị điện.

Với bậc 5/5: Yêu cầu như đối với bậc 4/5; Biết phối hợp với các đơn vị công tác khác, lãnh đạo công việc, tổ chức tiến hành các biện pháp an toàn và kiểm tra theo dõi thực hiện công việc. Bậc này thì làm toàn bộ công việc thuộc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 54 - 66)