Trình độ học vấn của lao động năm 2015-2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 93 - 97)

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) Trên đại học 5 0,64 5 0,65 Đại học 213 27,45 213 27,73 Cao đẳng 324 41,76 320 41,67 Trung Cấp 234 30,15 230 29,95 Tổng 776 768 Nguồn: Phòng tổ chức lao động

c. Tiền lương và trợ cấp, phúc lợi

Tiền lương là khoản tiền mà người lao động nhận được khi họ đã hoàn thành hoặc sẽ hoàn thành một công việc nào đó, mà công việc đó không bị pháp luật ngăn cấm.

Đối với người lao động thì tiền lương và các chế độ trợ cấp rất quan trọng với họ. Nó tác động trực tiếp đến ý thức tự giác thực hiện quy trình ATĐ của người lao động. Theo báo cáo của phòng an toàn lao động tại 10 điện lực chi nhánh cho thấy khoảng hơn 80% công việc của người lao động phải tiếp xúc trực tiếp với nguồn điện và tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, tuy nhiên tiền lương và các chế

độ trợ cấp phúc lợi chưa thực sự tương xứng với công việc nguy hiểm đó. Cán bộ công nhân viên lao động cho rằng mức lương trung bình của công nhân ngành điện có cao hơn mức lương công nhân một số ngành khác nhưng nguy cơ xảy ra TNLĐ trong ngàng điện cũng cao hơn. Công việc nguy hiểm đến tính mạng nên người lao động xứng đáng được hưởng mức lương và chế độ trợ cấp, phúc lợi phù hợp với những gì họ bỏ ra.

Tất cả CBCNV được đóng BHYT và BHXH tại Công ty Điện lực Bắc Giang. Mức đóng BHYT, BHXH đối với CBCNV được tính lần lượt là 1,5% và 8% trên lương cơ bản hàng tháng, trong khi % công ty đóng cho CBCNV tương ứng là 3% và 17,5%.Chế độ bồi thường, trợ cấp khi có TNLĐ, BNN xảy ra tại Công ty được tính theo quy định của Bộ lao động thương binh và xã hội.

Theo điều 4 của Thông tư số 04/2015/TT-BLĐTBXH ngày 2/2/2015 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện chế độ bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động thì người LĐ bị tai nạn làm suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên hoặc bị chết trong các trường hợp sau thì được trợ cấp: TNLĐ mà nguyên nhân xảy ra tai nạn hoàn toàn do lỗi của chính người LĐ bị nạn theo kết luận của biên bản điều tra TNLĐ; Tai nạn xảy ra đối với người LĐ khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở, tại địa điểm và thời gian hợp lý (căn cứ theo hồ sơ giải quyết vụ tai nạn của cơ quan công an hoặc giấy xác nhận của chính quyền địa phương hoặc giấy xác nhận của công an khu vực tại nơi xảy ra tai nạn). Với mức trợ cấp: Ít nhất bằng 12 tháng tiền lương đối với NLĐ bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc chết do TNLĐ; Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì cứ tăng 1% sẽ được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương.

Để lấy được tiền trợ cấp về chi phí y tế, trợ cấp TNLĐ người LĐ phải làm hồ sơ thanh toán trợ cấp và bảo hiểm rắc rối, phải làm việc với nhiều bên liên quan mà số tiền được lĩnh không không đúng mức quy định. Có trường hợp khi xảy ra TNLĐ người lao động không dám báo cáo cũng không muốn báo do nếu người giám sát đánh giá sai nguyên nhân, rất có thể người lao động bị khiển trách, phạt thậm chí giảm lương, thuyên chuyển công tác.

Để nâng cao ý thức tích cực chấp hành các quy định về ATLĐ và góp phần thực hiện công tác ATLĐ của công ty thì công ty nên xem xét đánh giá và có chế độ phụ cấp phù hợp với người lao động.

d. Công tác phối hợp và hợp tác lao động

Để thực hiện tốt công tác quản lý ATLĐ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa người lao động và người quản lý, phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát.

Tai nạn lao động xảy ra ngoài nguyên nhân do người lao động thiếu kỹ năng phòng hộ mà còn do thiếu sự phối hợp đồng bộ trong công việc giữa các bộ phận. Một trường hợp năm 2016 xảy ra tai nạn do thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa người chỉ huy trực tiếp, người quản lý vận hành và người lao động khi người lao động tự ý cắt điện để làm công việc mà không thông báo trực vận hành. Trong khi sửa chữa không đeo dây an toàn, nên khi sửa xong, công nhân bước xuống nhẵm lên mái tôn nhà dân bị trượt chân và ngã từ độ cao 2,5m xuống đất và bị chảy máu ở đầu. Chính vì vậy công tác phối hợp, hợp tác làm việc giữa các bộ phận là cực kỳ quan trọng. Tại các điện lực chi nhánh, mỗi công việc được giao đều được phân công theo tổ, đội gồm nhiều lao động cùng phối hợp thực hiện để hoàn thành công việc. Do đó, để hoàn thành công việc cũng như đảm bảo an toàn lao động mọi người trong đội phải phối hợp nhịp nhàng, phải có sự gắn kết không chỉ trong công việc mà còn cả trong ý thức phòng tránh TNLĐ. Như thế không chỉ tránh TNLĐ cho bản thân mà còn tránh TNLĐ cho cả đông nghiệp trong chi nhánh. Mỗi tai nạn lao động có liên quan đến trách nhiệm của người chỉ huy trực tiếp, người quản lý vận hành. Do đó, để phòng tránh TNLĐ, phải tìm cách để nâng cao ý thức trách nhiệm của những chức danh này, đồng thời nêu cao vai trò của đơn vị công tác, tổ, nhóm cho đến những người quản lý công tác vận hành, sửa chữa đến người làm công tác an toàn, thực thi nhiệm vụ. Nếu không phối hợp chặt chẽ với nhau sẽ là mối nguy hiểm tiềm ẩn lớn gây nhiều hậu quả nghiêm trọng.

Bảng 4.18. Mức độ hợp tác lao động trong lúc làm nhiệm vụ trong số vụ vi phạm năm 2016 Nội dung Số vụ Tỷ lệ (%) Hợp tác chặt chẽ 1 7,14 Có hợp tác 2 14,29 Hợp tác ít 11 78,57 Không hợp tác - - Tổng số vụ 14 100

Theo báo cáo của phòng an toàn lao động năm 2016, trong 14 vụ vi phạm ATLĐ, thì có đến 11 vụ là do trong quá trình làm nhiệm vụ các lao động ít hợp tác với nhau, tương ứng chiếm 78,57%. Theo báo cáo này số lượng ít hợp tác chủ yếu là do bộ phận hành chính và bộ phận kỹ thuật. Nếu cứ để tình trạng này diễn ra thì sẽ có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng khó lường.

Vậy nên để giảm thiểu TNLĐ thì cần phải nâng cao ý thức về công tác ATLĐ tại tất cả các vị trí, các bộ phận. Đặc biệt là những công nhân trực tiếp làm việc với nguồn điện.

4.3.2. Các yếu tố tác động từ bên ngoài

4.3.2.1. Yếu tố địa hình, thiên tai

Tình hình thời tiết luôn diễn biến phức tạp, khó lường, gây ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động của ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Bắc Giang nói riêng. Mùa mưa bão là thời điểm rất dễ xảy ra những sự cố trên lưới điện như đứt đường dây, cháy nổ máy biến áp, đổ cây dẫn đến đổ trụ điện, đứt dây điện, sụt lún,… đã làm cho công tác ATLĐ của công ty Điện lực Bắc Giang gặp nhiều khó khăn. Vào mùa này khi xảy ra sự cố người lao động vẫn phải đến hiện trường khắc phục, lúc này người lao động cần hết sức cẩn thận để bảo vệ bản thân và hoàn thành được công việc.

Hình 4.3. Khắc phục sự cố ngã đổ đường dây 22kV - huyện Lục Nam Vì phải làm việc ngoài trời dù thời tiết nắng mưa nên sức khỏe của người Vì phải làm việc ngoài trời dù thời tiết nắng mưa nên sức khỏe của người lao động cũng bị ảnh hưởng không ít, trong ngành điện các bệnh hay gặp phải nhất đó là viêm xoang, thần kinh, bệnh về hô hấp. Điều này chứng tỏ điều kiện môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và kết quả công việc của người lao động. Dẫn đến công tác quản lý ATLĐ của công ty cũng gặp khó khăn. Để giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường và các bệnh nghề nghiệp, người lao động nên tư có những biện pháp phòng tránh như khi làm việc đeo kính, khẩu trang, găng tay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 93 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)