Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của doanh nghiệp trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 37 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tıễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm quản lý an toàn lao động của doanh nghiệp trên thế giới

Kinh nghiệm quản lý ở Nhật Bản

Nhật Bản là quốc gia nổi tiếng về đảm bảo an toàn lao động. Theo nghiên cứu của Nhật Bản, chỉ có 1,1% số vụ tai nạn xảy ra do nguyên nhân bất khả kháng. Tới 93,8% vụ tai nạn xảy ra do hành vi không an toàn và 87,7% xảy ra vì điều kiện không an toàn, 82,6% các vụ tai nạn xảy ra do cả hai nguyên nhân trên. Như vậy, tai nạn có thể được giảm thiểu triệt để nếu kiểm soát tốt các yếu tố chủ quan như hành vi và điều kiện làm việc (Công ty TNHH an toàn lao động Phú Thành, 2014).

Trước đây, vào những năm 50,60 của thế kỷ trước ngành công nghiệp bùng nổ thì Nhật Bản là quốc gia có số người bị tai nạn lao động rất lớn. Nhất là năm 1961 có tới 6.712 người chết vì tai nạn lao động. Tình hình này chỉ thay đổi khi chính phú Nhật Bản phát động phong trào “Không tai nạn” vào năm 1973 và ý tưởng KY (viết tắt của Kzen và Yochi, nghĩa là “dự đoán các tình huống nguy hiểm”) ra đời năm 1974. Sau đó đã được phát triển và phổ biến bởi JISHA, Hiệp hội an toàn và vệ sinh lao động công nghiệp Nhật Bản. Ý tưởng này đã góp phần quan trọng khiến tỉ lệ tai nạn lao động ở Nhật Bản giảm mạnh từ 6.712 năm 1961 xuống còn 1.514 năm 2005. Mô hình KY của Nhật Bản cho thấy nhiều đặc điểm rất đáng học hỏi để ứng dụng giải quyết thực trạng ở Việt Nam hiện tại. Một trong những liên doanh với Nhật Bản đang thực thi mô hình này là nhà máy xi măng Nghi Sơn, Thanh Hóa (Nguyễn Nam, 2012).

Một biện pháp quản lý an toàn-bảo hộ lao động mà Nhật Bản đang áp dụng rất đáng để học hỏi nữa đó là biện pháp 5S

- 5S là tên của một phương pháp quản lý, sắp xếp nơi làm việc. Nó được viết tắt của 5 từ trong tiếng Nhật gồm: Seiri (Sàng lọc), Seiton (Sắp xếp), Seiso (Sạch sẽ), Seiketsu (Săn sóc), và Shitsuke (Sẵn sàng).

- Sàng lọc: Seiri hay Sàng lọc có nghĩa là phân loại, tổ chức các vật dụng theo trật tự. Đây chính là bước đầu tiên doanh nghiệp cần làm trong thực hành 5S. Nội dung chính của S1 là phân loại, di dời những thứ không cần thiết, có thể bán đi hoặc tái sử dụng.

- Sắp xếp: Sau khi đã loại bỏ các vật dụng không cần thiết thì công việc tiếp theo là tổ chức các vật dụng còn lại một cách hiệu quả theo tiêu chí dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ trả lại.

- Sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh,giữ gìn nơi làm việc sạch sẽ thông qua việc tổ chức vệ sinh tổng thể và tổ chức vệ sinh hàng ngày máy móc vật dụng và khu làm việc. S3 hướng tới cải thiện môi trường làm việc, giảm thiểu rủi ro, tai nạn đồng thời nâng cao tính chính xác xủa máy móc thiết bị (do ảnh hưởng của bụi bẩn).

- Săn sóc: Luôn luôn kiểm tra, duy trì 3S ở trên. Bằng việc phát triển S4, các hoạt động 3S sẽ được cải tiến dần dựa theo tiêu chuẩn đã đặt ra và tiến tới hoàn thiện 5S trong doanh nghiệp.

- Sẵn sàng: Nghĩa là rèn luyện, tạo nên một thói quen, nề nếp, tác phong cho mọi người trong thực hiện 5S.

5S được áp dụng lần đầu tiên ở Toyota và phát triển rất nhanh sau đó ở các công ty Nhật Bản. Sau đó được phổ biến sang nhiều nước khác. Ở Việt Nam, 5S lần đầu tiên được áp dụng vào năm 1993, ở công ty Nhật Vyniko. 5S được một số nơi phát triển lên thành 6S. S thứ 6 là Safety (An toàn), nhưng bản thân nếu làm đúng 5S kể trên là đã gồm an toàn cho nhân viên rồi. Tuy nhiên, ở một số công ty Nhật, 5S lại được rút gọn lại thành 3S (lấy 3S đầu tiên) do mọi người đều sẵn sàng làm 3S và luôn luôn ý thức, kỷ luật tốt (Công ty TNHH Thương Mại Dịch vụ VINAF, 2015).

Kinh nghiệm quản lý ở Hoa Kỳ

Theo Cơ quan An toàn và Sức khoẻ nghề nghiệp thuộc Bộ Lao động Hoa Kỳ, các thương tích và bệnh tật ở nơi làm việc đã khiến các doanh nghiệp Mỹ phải chi tới 170 tỷ đô la mỗ năm. Một trong những cách tốt nhất để doanh ngh ệp hạn chế gây ra ta nạn lao động và đảm bảo sức khoẻ và năng suất của nhân viên là dựa vào hệ thống quản lý an toàn.

OHSAS 18001 là Tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý An toàn sức khỏe nghề nghiệp do Viện tiêu chuẩn Anh (BSI) xây dựng và ban hành. OHSAS là viết tắt của cụm từ tiếng Anh: Occupational Health and Safety Assessment Series.

Ngày càng có nhiều tổ chức đang hoàn thành chứng nhận OHSAS 18001 do nhà tuyển dụng đang chịu áp lực ngày càng tăng để đảm bảo rằng một chính sách an toàn và sức khỏe nghiêm ngặt đã được áp dụng để bảo vệ nhân viên khỏi rủi

ro nghề nghiệp và giảm nguy cơ tai nạn tại nơi làm việc. Bằng cách lập kế hoạch trước một tổ chức cũng có thể xác định những rủi ro về sức khoẻ và an toàn và phải tuân thủ luật pháp về sức khoẻ và an toàn.

Mục đích của OHSAS 18001 là nhằm k ểm soát các rủ ro về mặt an toàn và sức khỏe nghề ngh ệp. Có thể áp dụng cho tất cả các tổ chức không phân b ệt quy mô, loạ hình sản suất và cung cấp sản phẩm dịch vụ.

Quá trình đánh giá OHSAS 18001.

Bước khởi đầu là thực hiện đánh giá nội bộ ở những phòng ban/ bộ phận có liên quan tới đánh giá OHSAS thông qua việc xác định và tiến hành đánh giá các mối nguy.

Có thể có chuyên gia trong công ty để xây dựng hệ thống. Hoặc bạn có thể thuê chuyên gia từ các nguồn bên ngoài có kinh ngihệm triển khai hệ thống và có thể khuyên bạn cần làm gì để có được chứng nhận 18001. ACS Registrars được UKAS công nhận do vậy trước khi bắt đầu hãy liên hệ với chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin.

Sẽ cần thêm sự hỗ trợ từ Ban lãnh đạo để triển khai các quá trình ở các bộ phận trong công ty.

Cần phải xem xét những điều sau: Hoạch định và thiết lập khung; Thiết lập vai trò và trách nhiệm; Quá trình xác định các mối nguy và đánh giá các rủi ro; Báo cáo và theo dõi; Văn bản hóa; Các quy trình khẩn cấp; Đo lường và cải tiến liên tục các quá trình; Xem xét các hoạt động; Tìm hiểu các nghĩa vụ pháp lý; Các yêu cầu đào tạo nhân viên; Thiết lập checklist OHSAS.

Quy trình đánh giá thường xuyên theo OHSAS 18001.

Các cuộc đánh giá được tiến hành thường xuyên nhằm kiểm tra xem liệu các quá trình có được tuân thủ và hệ thống tài liệu luôn được cập nhật hay không.

Trong quá trình đánh giá, bạn sẽ được đánh giá về: Kiểm soát tài liệu; Lưu trữ hồ sơ; Lãnh đạo và nhân viên có tuân theo hệ thống hay không; Việc thực hiện kiểm soát hoạt động; Cách thức hoạt động của hệ thống trong từng bộ phận trong tổ chức; Đào tạo nhân viên nếu cần để đáp ứng mọi yêu cầu.

Lợi ích khi áp dụng OHSAS 18001: Hạn chế số lượng người lao động bị tai nạn nhờ các hoạt động kiểm soát và phòng ngừa các mối nguy; Hạn chế khả năng gây ra những tai nạn nghiêm trọng; Đảm bảo có một đội ngũ công nhân có

trình độ và nhiệt tình trong công việc thông qua việc đáp ứng những mong muốn của họ về môi trường làm việc tốt và an toàn; Hạn chế thất thoát nguyên vật liệu và gián đoạn trong sản xuất gây ra do tai nạn lao động; Hạn chế chi phí bảo hiểm cũng như giảm thiểu những chi phí phát sinh do khiếm khuyết nhân sự; Giúp cho việc xây dựng và hoàn thiện một hệ thống tích hợp về quản lý chất lượng, môi trường, và sức khoẻ an toàn lao động; Đảm bảo việc tuân thủ đúng mức các qui định pháp luật; Tạo uy tín với cộng đồng qua việc đáp ứng tầm quan trọng ngày càng tăng của an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 37 - 40)