Nội dung đào tạo công tác ATLĐ năm 2016

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 76 - 77)

Chỉ tiêu Số lượng tham gia(người)

Tỷ lệ (%)

Quyền, nghĩa vụ của người sử dụng LĐ và người LĐ trong chấp hành nội quy ATVSLĐ

768 100

Chính sách, chế độ bảo hộ lao động 768 100

Nội quy ATVSLĐ cơ sở 768 100

Điều kiện LĐ,yếu tố nguy hiểm biện pháp phòng ngừa 768 100

Kỹ thuật ATVSLĐ 599 77,99

Cách xử lý tình huống và phương pháp sơ cứu 768 100 Công dụng,cách sử dụng và bảo quản PTBVCN 614 79,95 Các biện pháp tự cải thiện ĐKLĐ tại nơi làm việc 768 100

Nguồn: Thống kê của Phòng an toàn lao động (2016) Công tác tập huấn ATLĐ đã góp phần nâng cao nhận thức của người lao động trong việc phòng tránh TNLĐ. Đánh giá của người lao động tại các đơn vị về công tác ATLĐ tại nơi làm việc đều là tốt và khá tốt cho công tác tập huấn và giám sát về ATLĐ, trang thiết bị ATLĐ, trang bị dụng cụ bảo hộ cá nhân và trang bị công cụ PCCC. Tuy nhiên, trong quá trình làm việc ngoài hiện trường nguy cơ xảy ra tai nạn lao động đối với người lao động vẫn cao vì việc tập huấn chỉ được thực hiện trên lý thuyết, công tác tập huấn chưa được tiến hành trên thực tế, nâng cao trình độ ATĐ của người lao động.

Tại công ty Điện lực Bắc Giang có một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật quy định về an toàn điện mà thiết thực nhất chính là quy trình an toàn điện.

Quy trình này được áp dụng trong mọi mặt của hoạt động sản xuất kinh doanh, áp dụng với mọi đối tượng tham gia lao động tại công ty. Quy trình an toàn điện chính là bộ quy chuẩn những quy tắc mà CBCNV khi tham gia lao động tại công ty phải tuân theo. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ quy trình an toàn điện, có những lao động chỉ nắm rõ một phần. Những LĐ chỉ nắm rõ một phần này chủ yếu là những người lao động gián tiếp, không làm việc trực tiếp với nguồn điện. Có thể thấy quy trình an toàn điện tuy là quy trình bắt buộc nhưng không phải tất cả mọi người lao động đều nắm rõ hết tất cả nội dung trong quy trình. Nguyên dẫn dẫn đến tình trạng này là do phần lớn người lao động chỉ nắm những quy định liên quan trực tiếp đến công việc họ làm hàng ngày. Không những thế, trong thực tế những người trả lời nắm rõ quy trình ATĐ chủ yếu là nắm rõ trên lý thuyết, trong thực tế làm việc ngoài hiện trường vẫn tồn tại những sai sót. Xảy ra tình trạng này do kết quả kiểm tra công tác huấn luyện ATLĐ không phản ánh đúng thực tế, chỉ phản ảnh được kết quả kiểm tra lý thuyết. Trong khi đó vấn đề này xảy ra hàng năm này lại chưa được công ty khắc phục, rút kinh nghiệm trong năm kế tiếp.

Từ những bài kiểm tra công tác ATĐ của toàn công ty, sau khi có kết quả được Phòng an toàn lao động thống kê lại qua số liệu bảng 4.9. Nhìn vào đó có thể thấy số lượng lao động nắm rõ quy trình của năm 2016 tăng 32 người tương ứng với 5,5% so với năm 2015. Và số lao động chỉ nắm rõ một phần đã giảm 40 người ứng với 20,62% so với năm 2015. Chứng tỏ công ty đã có biện pháp tuyên truyền, huấn luyện quy trình ATĐ cho người lao động và đã đạt được kết quả tốt hơn so với năm trước đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 76 - 77)