Các yếu tố tác động từ bên ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 96 - 102)

4.3.2.1. Yếu tố địa hình, thiên tai

Tình hình thời tiết luôn diễn biến phức tạp, khó lường, gây ảnh hưởng và thiệt hại không nhỏ đối với hoạt động của ngành điện nói chung và Công ty Điện lực Bắc Giang nói riêng. Mùa mưa bão là thời điểm rất dễ xảy ra những sự cố trên lưới điện như đứt đường dây, cháy nổ máy biến áp, đổ cây dẫn đến đổ trụ điện, đứt dây điện, sụt lún,… đã làm cho công tác ATLĐ của công ty Điện lực Bắc Giang gặp nhiều khó khăn. Vào mùa này khi xảy ra sự cố người lao động vẫn phải đến hiện trường khắc phục, lúc này người lao động cần hết sức cẩn thận để bảo vệ bản thân và hoàn thành được công việc.

Hình 4.3. Khắc phục sự cố ngã đổ đường dây 22kV - huyện Lục Nam Vì phải làm việc ngoài trời dù thời tiết nắng mưa nên sức khỏe của người lao động cũng bị ảnh hưởng không ít, trong ngành điện các bệnh hay gặp phải nhất đó là viêm xoang, thần kinh, bệnh về hô hấp. Điều này chứng tỏ điều kiện môi trường làm việc ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và kết quả công việc của người lao động. Dẫn đến công tác quản lý ATLĐ của công ty cũng gặp khó khăn. Để giảm thiểu tác động tiêu cực từ môi trường và các bệnh nghề nghiệp, người lao động nên tư có những biện pháp phòng tránh như khi làm việc đeo kính, khẩu trang, găng tay.

Bảng 4.19. Tình hình mắc bệnh nghề nghiệp của lao động năm 2015-2016

Nội dung Năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) SL(người) Tỷ lệ (%) SL(người) Tỷ lệ (%)

Mắc bệnh 131 16,88 192 25,0 146,56

Không mắc bệnh 645 83,12 576 75,0 89,30

Tổng số LĐ 776 100 768 100 -

Nguồn: Phòng an toàn lao động (2015-2016) Theo như bảng 4.18 trên, số lượng lao động mắc bệnh nghề nghiệp năm 2016 là 192 người, chiếm 25% tổng số lao động và tăng 61 người, tương ứng với 46,56% so với năm 2015. Số người mắc bệnh không những không giảm đi mà còn tăng thêm. Chứng tỏ điều kiện làm việc của người lao động chưa được cải thiện, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động.

Với địa hình đồi núi hiểm trở ở một số huyện vùng núi cũng gây ảnh hưởng đến công tác xây dựng, lắp đặt, sửa chữa lưới điện.

Hình 4.4. Hình ảnh lưới điện ở khu vực vùng núi.

Ngoài ra, vấn đề vi phạm hành lang an toàn lưới điện còn xảy ra rất nhiều. Các vi phạm chủ yếu là xây nhà ở, lều quán dưới đường dây điện, trồng cây trong hành lang bảo vệ lưới điện gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo an toàn cho lưới điện. Vi phạm hành lang an toàn lưới điện không chỉ gây thiệt hại đến kinh tế, xã hội mà còn là hồi chuông báo động về tình trạng vi phạm hành lang an toàn lưới điện. Việc giải quyết triệt để tình trạng vi phạm này hiện vẫn là bài toán khó, đặc biệt là ở các thành phố lớn và những nơi đông dân cư.

4.3.2.2. Pháp luật, chính sách nhà nước về ATLĐ

Trong quá trình lao động tạo ra của cải vật chất cho xã hội, con người luôn phải tiếp xúc với máy móc, trang thiết bị, công cụ và môi trường... Đây là một quá trình hoạt động phong phú, đa dạng và rất phức tạp, vì vậy luôn phát sinh những mối nguy hiểm và rủi ro... làm cho người lao động có thể bị tai nạn hoặc mắc bệnh nghề nghiệp,

Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm, có hại. Nếu không được phòng ngừa, ngăn chặn, chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, gây bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút, làm mất khả năng lao động hoặc gây tử vong. Cho nên việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất, tăng năng suất lao động.

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến công tác bảo hộ lao động, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng trong quá trình lao động, nhằm mục đích: đảm bảo an toàn thân thể người lao động, hạn chế đến mức thấp nhất, hoặc không để xảy ra tai nạn trong lao động. Đảm bảo cho người lao động mạnh khỏe, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các bệnh tật khác do điều kiện lao động không tốt gây nên. Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khỏe, khả năng lao động cho người lao động. Chính vì thế Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản, chính sách quan trọng về ATVSLĐ của doanh nghiệp. Việc ban hành các văn bản pháp luật về ATVSLĐ của doanh nghiệp và các văn bản hướng dẫn thi hành là cơ sở cho các cơ quan chức năng xử lý các thủ tục hành chính về ATVSLĐ của doanh nghiệp cho các tổ chức, cá nhân. Trước đây, sự thiếu phối hợp hoặc phối hợp không đồng bộ giữa các cơ quan hành chính nhà nước nói chung và các cơ quan giải quyết các vấn đề ATVSLĐ cho doanh nghiệp đã gây nhiều khó khăn, làm lãng phí về thời gian và tiền bạc của doanh nghiệp cũng như nhiều thiệt thòi cho người lao động. Để thực hiện chính sách ATLĐ tại đơn vị kinh doanh tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp dễ dàng thực thi các chính sách liên quan đến ATLĐ cho lao động tại đơn vị thì nhà nước đã ban hành hệ thống văn bản pháp quy cụ thể kèm theo các thông tư hướng dẫn.

Trong những năm qua, để đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới và sự nghiệp công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước, công tác xây dựng pháp luật nói chung và pháp luật về bảo hộ lao động nói riêng đã được các cấp các ngành hết sức quan tâm. Vì vậy đến nay Nhà nước ta đã có một hệ thống văn bản pháp luật,

chế độ chính sách về bảo hộ lao động tương đối đầy đủ. Hệ thống luật pháp, chế độ chính sách bảo hộ lao động và liên quan đến bảo hộ lao động bao gồm:

- Hiến pháp nước Cộng hòa XHCN Việt Nam ban hành năm 1992 (đã được sửa đổi bổ sung theo Nghị quyết số: 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 10).

- Bộ Luật lao động và các luật khác, pháp lệnh có liên quan đến an toàn - vệ sinh lao động.

- Một số luật, có liên quan đến an toàn vệ sinh lao động: Luật bảo vệ sức khỏe nhân dân, ban hành năm 1989; Luật bảo vệ môi trường, ban hành năm 2005; Luật công đoàn ban hành năm 1990;

- Hệ thống các văn bản quy định của chính phủ, của các bộ ngành chức năng và hệ thống các tiêu chuẩn, quy phạm về an toàn lao động, vệ sinh lao động, hệ thống các quy định an toàn lao động theo nghề và công tác.

4.3.2.3. Mức độ phát triển kinh tế-xã hội hiện nay

Đại hội Đảng lần thứ XI quyết định Chiến lược tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển nhanh, bền vững; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, xây dựng nước ta trở thành nước công nghiệp theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Với quan điểm Con người là trung tâm của phát triển bền vững. Phát huy tối đa nhân tố con người với vai trò là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của phát triển bền vững; đáp ứng ngày càng đầy đủ hơn nhu cầu vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân; xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh; xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ và chủ động hội nhập quốc tế để phát triển bền vững đất nước.

Với mục tiêu quan trọng là đẩy mạnh chăm sóc sức khỏe theo hướng toàn diện, chú trọng dự phòng tích cực và chủ động, khống chế kịp thời và kiểm soát tốt các dịch bệnh, sàng lọc phát hiện sớm và điều trị kịp thời bệnh tật. Củng cố và tăng cường hệ thống y tế theo hướng đa dạng hóa các loại hình phục vụ và xã hội hóa lực lượng tham gia, trong đó các cơ sở y tế công phải đóng vai trò chủ đạo. Thiết lập hệ thống cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn diện, tập trung vào việc cung cấp các dịch vụ y tế cơ bản và các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nâng cao chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng ở tất cả các tuyến; giảm tình trạng quá tải ở các bệnh viện tuyến trên. Cải thiện,

nâng cấp cơ sở vật chất, điều kiện làm việc của các trạm y tế xã, phường. Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực y tế và nhân viên công tác xã hội cả về số lượng và chất lượng; đào tạo các nhân viên y tế cộng đồng, các kỹ thuật viên y tế để bảo đảm cho họ có khả năng tiến hành tốt các công việc chữa bệnh, chăm sức khỏe và triển khai các hoạt động y tế dự phòng.

Từng bước hình thành hệ thống quản lý và kiểm soát vệ sinh, an toàn thực phẩm nhằm bảo vệ sức khỏe và quyền lợi người tiêu dùng.

Cải thiện điều kiện làm việc, giảm ô nhiễm môi trường lao động, giảm thiểu tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chăm sóc sức khỏe cho người lao động và tăng cường đảm bảo an toàn vệ sinh lao động.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội là một hệ thống các quan điểm, mục tiêu cần đạt được trong một thời kỳ dài. Việc quản lý ATLĐ của doanh nghiệp tuân theo các quan điểm, đường lối trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nhằm đạt được mục tiêu chung của đất nước. Chiến lược phát triển kinh tế -xã hội đề ra định hướng để từ đó xây dựng các các chính sách về ATLĐ của doanh nghiệp một cách minh bạch rõ ràng, phù hợp với các định hướng phát triển của nhà nước, xây dựng chế độ doanh nghiệp công bằng và đem lại quyền lợi cho người lao động trong đó có những vấn đề liên quan đến TNLĐ. Nền kinh tế có phát triển thì người lao động càng được chú trọng về sức khỏe, về chế độ an toàn khi làm việc.

4.3.2.4. Cách thức, phương thức phối hợp thực hiện

Muốn hoạt động đẩy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao của các cơ quan, tổ chức thì cần có sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị nhằm bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện được đầy đủ, hiệu quả các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao, nhằm đạt được các lợi ích chung. Phối hợp được thực hiện trong suốt quá trình quản lý, từ hoạch định chính sách, xây dựng thể chế, đến việc tổ chức thực thi cơ chế, chính sách, pháp luật.

Việc phối hợp giữa doanh nghiệp với các tổ chức bảo hiểm, công đoàn cơ sở, liên đoàn lao động…về lĩnh vực quản lý về ATVSLĐ tại doanh nghệp, cơ chế phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý các cấp có vai trò quan trọng. Đó là việc phối hợp giữa doanh nghiệp với các tổ chức bảo hiểm, công đoàn cơ sở, liên đoàn lao động…, Vì vậy để công tác quản lý ATLĐ tại doanh nghiệp hiệu quả thì Doanh nghiệp cần có sự phối hợp giữa các cơ quan như sau: đầu tiên, cơ chế phối hợp tạo cơ sở cho việc thi hành luật cũng như các văn bản quy phạm pháp luật

trong thực tế. Thứ hai, cơ chế phối hợp góp phần nâng cao ý thức pháp luật, tôn trọng pháp luật, qua đó góp phần phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm các quyền. Thứ ba, cơ chế phối hợp phát huy được các nguồn lực để tập trung và xử lý có hiệu quả những vấn đề khó khăn, phức tạp trong quản lý ATVSLĐ tại doanh nghiệp. Vì thế, cơ chế phối hợp, quy trình kết hợp hoạt động của các cơ quan, tổ chức với nhau để bảo đảm cho các cơ quan, tổ chức này thực hiện đầy đủ có hiệu quả là rất cần thiết.

4.3.2.5. Sự phát triển của công nghệ thông tin

Với tốc độ nhanh chóng và động lực phi thường, ngày nay công nghệ thông tin tiến bộ đã kéo theo rất nhiều sự tiện lợi cho con người, việc làm của họ nhẹ nhàng hơn, sự tính toàn cũng đỡ đau đầu hơn vì các hệ thống máy tính siêu nhanh ngày nay đã giúp chúng ta có thể tính toán được mọi số liệu một cách nhanh chóng mà không mất quá nhiều thời gian kể từ đó chúng ta luôn cảm nhận được sự phát triển này mang cho con người rất nhiều lợi ích.

Chúng ta đang sống trong một thời đại mới, thời đại phát triển rực rỡ của công nghệ thông tin. Công nghệ thông tin đã ở một bước phát triển cao đó là số hóa tất cả các dữ liệu thông tin, luân chuyển mạnh mẽ và kết nối tất cả mọi thứ lại với nhau.

Công nghệ thông tin là một trong các động lực quan trọng nhất của sự phát triển…ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin ở nước ta nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của toàn dân tộc, thúc đẩy công cuộc đổi mới, phát triển nhanh và hiện đại hoá các ngành kinh tế, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp, hỗ trợ có hiệu quả cho quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân, đảm bảo an ninh quốc phòng và tạo khả năng đi tắt đón đầu để thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa.

Việc ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chăm sóc khách hàng từ lâu đã trở thành yêu cầu cấp thiết, góp phần quan trọng trong việc nâng cao năng suất lao động vả cải tiến công tác quản lý ATLĐ tại công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 96 - 102)