Bộ máy quản lý ATLĐ tại Công ty Điện lực Bắc Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 66 - 85)

Nguồn: Phòng an toàn lao động (2016) Các kế hoạch của Hội đồng ATLĐ lập ra hàng năm sẽ trình Chủ tịch duyệt, kiến nghị lên giám đốc công ty và cấp trên các vấn đề về công tác ATLĐ – VSLĐ. Chủ tịch hội đồng là người đứng đầu chịu trách nhiệm cho công tác AT- VSLĐ của toàn Công ty. Chủ tịch cũng là người chỉ đạo, chủ trì các đợt kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc , giải quyết các ý kiến, kiến nghị, đồng thời phân công nhiệm vụ và chỉ đạo hoạt động cho các thành viên trong hội đồng cũng như các trưởng đơn vị trực thuộc công ty. Việc tham gia chủ trì các đoàn điều tra tai nạn lao động của Công ty, nắm tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp của CBCNV trong Công ty, báo cáo với Giám đốc và các cơ quan chức năng là trách nhiệm của chủ tịch.

Đối với Phó chủ tịch hội đồng ATLĐ Công ty Điện lực Bắc Giang có trách nhiệm kiểm tra tại các đơn vị trực thuộc, tập hợp ý kiến của công nhân, tập thể người lao động về công tác ATVSLĐ phản ánh với chủ tịch hội đồng và Giám đốc công ty. Phó chủ tịch cũng tham gia lập kế hoạch ATVSLĐ , theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện công tác ATLĐ-VSLĐ của toàn công ty. Chủ động nắm tình TNLĐ, BNN của CBCNV để đề xuất các biện pháp khắc phục vấn đề.

Chủ tịch hội đồng

Phó Chủ tịch hội đồng Phó thường trực Chủ tịch hội đồng

Ủy viên thường trực hội đồng

Đối với Phó chủ tịch thường trực hội đồng vừa là người làm phó trường đoàn điều tra tai nạn lao động của công ty, chỉ đạo BCH công đoàn và tổ công đoàn các đơn vị trực thuộc quản lý và tổ chức hoạt động của mạng lưới ATVSV trong công ty có hiệu quả, vừa là người tham gia vào việc lập kế hoạch ATLĐ- VSLĐ, theo dõi và đánh giá tình hình thực hiện công tác AT-VSLĐ của toàn công ty. Phó chủ tịch. Phó chủ tịch thường trực còn góp phần tăng cường công tác tuyên truyền cho CBCNV chấp hành và thực hiện tốt chế độ BHLĐ, trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân và các biện pháp tổ chức, kỹ thuật an toàn trong quá trình thực hiện công việc. Đồng thời phó chủ tịch là người đưa ra những đề xuất, kiến nghị với người sử dụng lao động các biện pháp đảm bảo an toàn và cải thiện điều kiện làm việc cho CBCNV trong sản xuất kinh doanh.

Hội đồng ATLĐ của công ty Điện lực Bắc Giang có 5 Ủy viên. Mỗi Ủy viên đại diện cho một khối phòng ban thuộc công ty gồm: trưởng phòng an toàn lao động, trưởng phòng kỹ thuật, trưởng phòng tổ chức nhân sự, trưởng phòng tài chính kế toán, trưởng phòng kế hoạch và trạm trưởng trạm y tế.

Cụ thể như sau:

Trưởng phòng tổ chức nhân sự phối hợp với các bộ phận liên quan tổ chức và huấn luyện công tác AT-VSLĐ và tham gia vào việc lập kế hoạch bảo hộ lao động, tham gia kiểm tra định kỳ về AT-VSLĐ.

Trưởng phòng tài chính kế toán cân đối nguồn vốn để đảm bảo việc thực hiện các nội dung trong kế hoạch được nhanh chóng, kịp thời phục vụ cho sản xuất kinh doanh đồng thời tham gia việc lập kế hoạch ATVSLĐ và đánh giá tiến độ thực hiện kế hoạch.

Trưởng phòng kế hoạch lập kế hoạch thực hiện và tổng hợp việc thực hiện các nội dung về cải thiện điều kiện làm việc, môi trường làm việc. Tổng hợp các nội dung kinh phí trong kế hoạch AT-VSLĐ đưa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty. Đề xuất với hội đồng và phối hợp thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch AT-VSLĐ, đảm bảo cho kế hoạch được thực hiện tốt. Theo dõi đôn đốc và đánh giá việc thực hiện các nội dung công việc đã đề ra trong kế hoạch ATVSLĐ.

Trạm trưởng trạm y tế: Theo dõi tình hình sức khỏe, đề xuất khám sức khỏe định kỳ, đột xuất, khám bệnh nghề nghiệp cho CBCNV. Trạm trưởng trạm y tế cũng là người đề xuất, thực hiện chế độ BHYT, bảo hiểm thân thể cho CBCNV trong công ty. Đồng thời tham gia vào việc lập kế hoạch AT-VSLĐ trong lĩnh vực y tế. Tổ chức huấn luyện cho CBCNV về cách sơ, cấp cứu người

bị nạn, đề xuất mua sắm, bảo quản trang thiết bị y tế, thuốc chữa bệnh…

Việc chịu kiểm tra và kiểm soát thực hiện AT-VSLĐ của các đơn vị trực thuộc trong lĩnh vực quản lý kỹ thuật, nghiên cứu, đề xuất cải tiến trang thiết bị, hợp lý hóa sản xuất và các biện pháp về kỹ thuật an toàn là trách nhiệm của Trưởng phòng kỹ thuật.

Thư ký hội đồng Quản lý theo dõi, kiểm tra việc cung cấp, bảo quản và sử dụng các trang bị phương tiện PCCC. Trực tiếp theo dõi và tổng hợp số liệu trang bị, cấp phát BHLĐ, phương tiện bảo vệ cá nhân, dụng cụ an toàn và các biện pháp đảm bảo an toàn cho CBCNV. Để quản lý ATLĐ có hiệu quả, cấp quản lý sử dụng các phương pháp quản lý đặc thù. Và là người trực tiếp quản lý hồ sơ tài liệu về hoạt động của hội đồng; quản lý, theo dõi, kiểm tra việc cấp phát, sử dụng các trang thiết bị an toàn, BHLĐ.

4.2.2. Xây dựng kế hoạch an toàn lao động

Để có thể thực hiện và quản lý tốt ATLĐ, trước hết phải có một kế hoạch phù hợp, thể hiện đầy đủ các nội dung cần phải thực hiện về ATLĐ. Kế hoạch ATLĐ của công ty phải bao quát toàn công ty và cụ thể chi tiết từng chi nhánh, từng người lao động. Việc lập kế hoạch của năm sau sẽ căn cứ vào báo cáo tổng kết công tác ATLĐ của năm trước, kế hoạch ATLĐ của các khối điện lực mà còn phải căn cứ vào kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty và tiêu chí chung của toàn ngành. Kế hoạch phải nêu ra mục tiêu của công tác ATLĐ trong năm tới. Năm 2016 mục tiêu chung của công ty là hạn chế mức thấp nhất các trường hợp xảy ra tai nạn có thiệt hại về người, giảm thiểu số vụ vi phạm ATLĐ, đồng thời nâng cao nhận thức của người lao động về chấp hành quy chế ATLĐ.

Bảng 4.5. Kế hoạch chỉ tiêu an toàn lao động năm 2017

Chỉ tiêu Năm 2016 2017 1. Số vụ vi phạm ATLĐ 14 0 2. Số vụ TNLĐ 1 0 3. Số người chết do TNLĐ 0 0 4. Số người bị thương do TNLĐ 1 0

Nguồn: Phòng an toàn lao động (2017) Việc lập kế hoạch ATLĐ thuộc trách nhiệm của phòng an toàn lao động. Sau khi có báo cáo tổng kết công tác ATLĐ và kế hoạch ATLĐ của các khối phụ trợ và khối điện lực thì phòng an toàn có trách nhiệm tổng hợp lại các báo cáo và kế hoạch ATLĐ, xây dựng kế hoạch ATLĐ cho toàn công ty bằng cách phân tích

và xử lý số liệu. Kế hoạch ATLĐ sau khi được hoàn thành sẽ đưa sang phòng kế hoạch phối hợp kiểm tra và thông qua, sau đó được trình lên Giám đốc công ty duyệt, ra quyết định. Sau khi ra quyết định, kế hoạch ATLĐ sẽ được áp dụng cho toàn công ty.

Sau khi kế hoạch được Giám đốc duyệt, căn cứ vào công văn hướng dẫn về việc lập kế hoạch an toàn vệ sinh lao động của Công ty thì các điện lực chi nhánh và khối phụ trợ thực hiện kiểm tra, rà soát các trang thiết bị BHLĐ bảo vệ cá nhân cho người lao động, thí nghiệm định kỳ để loại bỏ các trang bị BHLĐ không đủ tiêu chuẩn để lập kế hoạch xin lĩnh, bổ sung kịp thời và tiến hành đánh giá chất lượng thiết bị BHLĐ. Cùng với việc thực hiện công văn trên thì các điện lực chi nhánh và các khối phụ trợ cũng phải lập kế hoạch về tuyên truyền giáo dục, huấn luyện ATLĐ; kỹ thuật phòng chống cháy nổ, kỹ thuật VSLĐ-cải thiện điều kiện làm việc cũng như kế hoạch về trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động. Từ những kế hoạch đó đơn vị dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch. Bảng kế hoạch và bảng dự trù kinh phí sẽ được đưa lên Phòng an toàn lao động. Phòng an toàn lao động tập hợp lại bảng kế hoạch và gửi lên phòng kế toán để cấp kinh phí cho các đơn vị để thực hiện công tác ATLĐ.

Qua thực tế từ việc đặt ra nội dung kế hoạch đến việc thực hiện kế hoạch cũng chỉ mang tính tổng quát. Bảng 4.5 cho thấy nội dung của bảng kể hoạch năm 2016 còn chung chung, chưa nêu cụ thể mỗi công việc cần làm gồm nội dung gì. Chính vì thế các Điện Lực chỉ thực hiện cho có vì khó đánh giá được là hoàn thành tốt hay không. Tuy nhiên công tác mua sắm trang thiết bị cá nhân được các chi nhánh Điện Lực thực hiện 100%, chứng tỏ các chi nhánh đều có ý thức thực hiện an toàn lao động. Nội dung cụ thể của bản kế hoạch gồm: Các biện pháp kỹ thuật an toàn và PCCC, các biện pháp về kỹ thuật VSLĐ-phòng chống độc hại, mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân, chăm sóc sức khỏe cho người lao động, tuyên truyền giáo dục huấn luyện về AT-VSLĐ, công tác PCLB,TKCN,UCKC. Đối với các đơn vị trực thuộc công ty Điện lực Bắc Giang, nội dung kế hoạch ATLĐ phải chi tiết hơn. Điển hình như tại 10 điện lực nghiên cứu, bản kế hoạch ATLĐ phải cụ thể công việc cho từng tháng, trong mỗi tháng lại có kế hoạch riêng cho từng tuần. Nội dung trong mỗi bản kế hoạch của mỗi chi nhánh có thể khác nhau, nội dung này do tổ trưởng tổ quản lý an toàn lao động tại chi nhánh lập ra căn cứ vào tình hình lao động thực tế tại đơn vị và được giám đốc chi nhánh thông qua.

Bảng 4.6. Nội dung kế hoạch ATLĐ và tình hình thực hiện kế hoạch ATLĐ năm 2016

Nội dung của kế hoạch ATLĐ

2016

TH %

1. Các biện pháp về kỹ thuật AT và PCCN - Kiểm định thiết bị nâng

- Kiểm định sào thao tác - Các loại bình chữa cháy

- Nạp lại bình, thay loa vòi phun bình CC - Sữa chữa hệ thống báo và chưa cháy - Nội quy, tiêu lệnh PCCC

-Làm lại biển an toàn, biển báo trên trạm - Các Điện lực đánh lại số cột đường dây bị mờ - Làm lại biển báo an toàn đường dây bị mờ, hỏng.

- Đã kiểm định hết thiết bị nâng - Đã kiểm định hết sào thao tác - Các loại bình chữa cháy

- Đã nạp lại bình, thay loa vòi phun bình CC - Sữa chữa hệ thống báo và chưa cháy - Nội quy, tiêu lệnh PCCC

- Đã làm lại biển an toàn, còn biển báo trên trạm có Điện Lực Bắc Giang chưa làm lại hết.

- Điện lực Lục Ngạn, Sơn Động chưa đánh lại hết số cột đường dây bị mờ

- Đã làm lại biển báo an toàn đường dây bị mờ, hỏng.

100 100 100 100 100 100 95 95 100 2. Các biện pháp về KT VSLĐ-PCĐH. Cải thiện điều kiện lao

động, bảo vệ môi trường - Thay thế quạt các loại - Máy điều hòa nhiệt độ

- Củng cố hệ thống chiếu sáng trạm trung gian, khu vực văn phòng điện

- Cải tạo hệ thống thoát nước

- Sửa hệ thống bơm nước, đường ống phục vụ sinh hoạt tại sở Điện lực

- Đo đạc thông số môi trường Công ty và các đơn vị

- Một số Điện lực chưa Thay thế hết các quạt: Điện lực Bắc Giang, Lạng Giang.

- Đã thay máy điều hòa nhiệt độ

- Đã củng cố hệ thống chiếu sáng trạm trung gian, khu vực văn phòng điện

- Cải tạo hệ thống thoát nước

- Điện lực Lạng Giang, Lục Nam chưa Sửa hệ thống bơm nước, đường ống phục vụ sinh hoạt tại sở Điện lực

- Đo đạc thông số môi trường Công ty và các đơn vị

90 100 100 100 90 100 3. Mua sắm trang thiết bị bảo vệ cá nhân

bút thử điện, bộ tiếp địa, guốc trèo cột điện, mũ BHLĐ, ủng cách điện, găng tay cách điện, áo mưa, ủng chịu axit, giày BHLĐ, túi đựng dụng cụ, đèn pin, bộ dụng cụ đa năng, sổ sách an toàn…

- Biển báo: Các loại biển báo an toàn, biển báo cảnh báo, biển báo chỉ dẫn.

toàn, sào thao tác, bút thử điện, bộ tiếp địa, guốc trèo cột điện, mũ BHLĐ, ủng cách điện, găng tay cách điện, áo mưa, ủng chịu axit, giày BHLĐ, túi đựng dụng cụ, đèn pin, bộ dụng cụ đa năng, sổ sách an toàn…

- Biển báo: Các loại biển báo an toàn, biển báo cảnh báo, biển báo chỉ dẫn.

100

4. Chăm sóc sức khỏe cho người lao động - Khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV - Khám sức khỏe đột xuất cho CBCNV - Bồi dưỡng bằng hiện vật

- Điều dưỡng phục hồi chức năng

- Thuốc chữa bệnh thông thường và trang bị dụng cụ y tế - Khám bệnh nghề nghiệp, phòng chống ma túy, HIV/AIDS…

- Khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV

- Chưa thực hiện khám đột xuất trường hợp nào - Bồi dưỡng bằng hiện vật

- Điều dưỡng phục hồi chức năng

- Thuốc chữa bệnh thông thường và trang bị dụng cụ y tế - Khám bệnh nghề nghiệp, phòng chống ma túy, HIV/AIDS…

100 0 100 100 100 100 5. Tuyên truyền giáo dục,huấn luyện về AT-VSLĐ

- Tổ chức bồi huấn sát hạch định kỳ quy trình quy phạm AT- VSLĐ theo TT31/2014/TT-BCT

- Tập huấn, sát hạch cho CBCNV - Tuyên truyền trên báo đài

- Tổ chức tham quan, học tập về ATVSLĐ

- Đã tổ chức bồi huấn sát hạch định kỳ quy trình quy phạm AT- VSLĐ theo TT31/2014/TT-BCT

- Đã tập huấn, sát hạch cho CBCNV

- Tuyên truyền trên báo đài: Có nhưng vẫn ít

- Điện Lực Bắc Giang, Yên Thế chưa tổ chức tham quan, học tập về ATVSLĐ 100 100 65 75 6. Công tác PCLB,TKCN,UCKC

- Mua sắm thiết bị , trang bị PCLB,TKCN, UCKC: Thuyền cao su, áo phao cứu sinh, phao cứu sinh…

- Mua sắm vật tư thiết bị dự phòng - Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

- Diễn tập xử lý các tình huống giả định tại đơn vị

- Mua sắm thiết bị , trang bị PCLB,TKCN, UCKC: Thuyền cao su, áo phao cứu sinh, phao cứu sinh…

- Mua sắm vật tư thiết bị dự phòng - Các biện pháp giảm thiểu rủi ro

- Diễn tập xử lý các tình huống giả định tại đơn vị: Có nhưng ít, Điện lực Hiệp Hòa và Yên Thế diễn tập một lần.

80

100 100 80

4.2.3. Tổ chức tập huấn an toàn lao động của Công ty

Ngành điện là ngành dễ xảy ra TNLĐ và rất dễ gây tử vong nên hoạt động tuyên truyền, huấn luyện ATLĐ rất được công ty chú trọng. Vì vậy mỗi năm công ty Điện lực Bắc Giang đều tổ chức tuyên truyền huấn luyện ATLĐ cho CBCNV trong công ty. Đối với nhân viên mới tuyển dụng, công ty tổ chức huấn luyện ATLĐ trước khi phân công công việc. Lao động mới tuyển dụng sau khi được tập huấn tập trung tại công ty được phân công về các đơn vị trực thuộc. Tại các đơn vị trực thuộc những lao động mới tuyển dụng lại tiếp tục được tập huấn ATLĐ giai đoạn 2 tại đơn vị nhận công tác. Hàng năm công ty Điện lực Bắc Giang đều tổ chức tập huấn ATLĐ định kỳ nhằm nâng cao nhận thức và tinh thần tự giác của người lao động đối với công tác ATLĐ.

Hàng năm Công ty tổ chức các lớp tập huấn cho người lao động theo các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý an toàn lao động tại công ty điện lực bắc giang (Trang 66 - 85)