Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Ba vì, thành phố Hà Nội

3.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế huyện Ba Vì những năm qua có những chuyển biến tích cực. Năm 2017, kinh tế tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,2%/năm. Các chỉ tiêu Kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch HĐND huyện giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 23.795 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất như sau: Nhóm ngành dịch vụ du lịch chiếm 40,6%; nông lâm nghiệp chiếm 37,8%; công nghiệp xây dựng chiếm 21,6%. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8.995 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất nhóm ngành dịch vụ, du lịch đạt 9670 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Tổng doanh thu du lịch năm 2017 đạt 276 tỷ đồng; tổng lượt khách đạt 2.665.000 lượt đạt 102% kế hoạch năm. Dịch vụ ngân hàng, điện, bưu chính, viễn thơng, các dịch vụ khác đều có mức tăng trưởng khá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhân dân… Công tác thu ngân sách đạt được nhiều kết quả khả quan, thu ngân sách huyện xã là 2.052.535 triệu đồng đạt 126% kế hoạch; trong đó tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 250.448 triệu đồng đạt 189% kế hoạch thành phố giao. Tổng chi ngân sách huyện và xã đạt 1.985.270 triệu đồng (Chi cục Thống kê huyện Ba Vì, 2018).

3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu, lao động và việc làm

Huyện Ba Vì có 30 xã, 1 thị trấn; trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Dân số huyện năm 2017 là 267.107 người, gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá thấp, khoảng 0,71% năm 2017. Tuy vậy, do điều kiện địa hình phân ra 2 khu rõ rệt nên khu vực đồng bằng dân cư tập trung đông gây ra sức ép rất lớn về vấn đề đất đai và các vấn đề xã hội. Ngược

lại, khu vực trung du miền núi đất đai khá rộng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, ...

Bảng 3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Ba Vì 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)

I. Dân số người 263.148 100,00 265.234 100,00 267.107 100,00 - Thành thị

- Nông thôn người

23.623 239.525 8,98 91,02 24.784 240.450 9,34 90,66 25.965 231.142 9,72 90,28 II. Tổng số hộ hộ 56.983 - 59.111 - 59.294 - III. Lao động người 148.768 - 156.126 - 158.865 - 1. Lao động NN người 122.171 82,12 126.318 80,91 127.100 80,01 2. Lao động CN-XD người 13.005 8,74 14.572 9,33 15.690 9,88 3. Lao động DV người 13.592 9,14 15.236 9,76 16.075 10,12 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ba Vì (2018)

3.1.2.3. Điều kiện xây dựng cơ bản phục vụ hoạt động du lịch sinh thái

Ba Vì có một hệ thống đường giao thơng thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đơ Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hố của cả nước. Từ Trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sơng Đà đi Hồ Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngồi ra trên địa bàn huyện cịn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngồi, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 43 - 44)