Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 35 - 36)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở một số nước trên thế giới

2.2.1.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Thái Lan

Thái Lan một quốc gia Đơng Nam Á có nền du lịch phát triển mạnh, nó đã đem lại một nguồn thu rất lớn cho nền kinh tế quốc dân. ngồi những hình thức du lịch thơng thường thì DLST của Thái Lan cũng rất phát triển. Họ xây dựng chiến lược quốc gia về xây dựng và phát triển DLST cộng đồng. Khái niệm DLST cộng đồng đã được sử dụng để đề cao sự tham gia của người địa phương vào phát triển và quản lý du lịch. Nếu khơng có sự tham gia của người dân địa phương thì việc kiểm sốt sử dụng tài ngun rất khó khăn. Ở Thái Lan, một số chương trình DLST do người ngồi địa phương khởi xướng đã khơng thành công trong công tác bảo tồn do quy hoạch khơng thích hợp. Từ quan điểm mơi trường và kinh tế, nếu người dân địa phương khơng tham gia thì khu vực có tài nguyên du lịch có thể bị khai thác quá mức, các nguồn tài nguyên mà du lịch dựa vào để khai thác cho hoạt động kinh doanh sẽ bị tàn phá. Bằng cách để người dân địa phương tham gia vào việc ra quyết định, các chương trình du lịch có trách nhiệm và bền vững hơn về lâu dài (Đỗ Thị Thanh Hoa, 2005).

Hiến pháp của Thái Lan công nhận sự tham gia của người dân địa phương vào việc bảo tồn thiên nhiên và trực tiếp khuyến khích người địa phương tìm các phương thức để quản lý các nguồn lực của mình hơn là cho người ngồi tất cả các lợi ích và lợi thế. Điều này tạo cơ sở cho người địa phương tham gia vào sự phát triển du lịch để phát triển cộng đồng vào bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.

2.2.1.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Malaysia

Malaysia là quốc gia có nền kinh tế du lịch phát triển vào bậc nhất Đơng Nam á. Chính phủ Malaysia đã sớm nhận thức được tầm quan trọng của du lịch trong nền kinh tế quốc dân, nên đã đi trước một bước dài trong công tác phát

triển du lịch. Chỉ trong vài năm, với chính sách đầu tư hợp lý, ngành du lịch Malaysia đã vươn lên dẫn đầu khu vực với việc thu hút trung bình từ 14 - 15 triệu lượt khách quốc tế/năm, với thời gian lưu trú của mỗi du khách từ 5 - 7 ngày. Ngân sách của cơ quan du lịch quốc gia khoảng trên 40 triệu USD mỗi năm, hàng không quốc gia Malaysia đã mở nhiều tuyến bay nội địa và quốc tế, phát triển nhiều trung tâm du lịch mạo hiểm, các khách sạn được phân bố đều khắp cả nước. Cơ sở hạ tầng và nền kinh tế có mức tăng trưởng cao đã tạo điều kiện thuân lợi cho ngành du lịch phát triển. Malaysia rất chú trọng phát triển DLST, họ liên tục đưa ra những sản phẩm mới cũng như chú trọng khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên nhân văn. Họ coi trọng công tác quảng bá sản phẩm DLST trên cơ sở đa dạng hóa sản phẩm thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Đồng thời, Chính phủ Malaysia thường xuyên nâng cấp trang thiết bị cho ngành du lịch đặc biệt là DLST (mỗi năm chi hàng triệu Ringgit cho cơng tác này) và duy trì phát triển văn hóa dân tộc, bảo vệ mơi trường sinh thái. Chính vì vậy, chỉ sau 5 năm Malaysia đã tăng gấp đôi lượng khách quốc tế từ 7,93 triệu lượt người năm 1999 lên 15,7 triệu lượt người năm 2004 doanh thu từ du lịch đạt 12 tỷ USD, tỷ trọng GDP là 5,6%, xếp hàng thứ hai trong các ngành có thu nhập ngoại tệ lớn nhất nước (Phan Quang Huy, 2002).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 35 - 36)