Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 49)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành phố Hà

HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Tổng quan về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì

4.1.1.1. Các đơn vị tham gia quản lý, khai thác

Tính đến năm 2018, trên địa bàn huyện Ba Vì có 13 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý, khai thác DLST. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 4.1. Các đơn vị quản lý, khai thác du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì

STT Khu du lịch Địa chỉ Đơn vị quản lý, khai thác

1 KDL Ao Vua Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Cơng ty cổ phần Ao Vua 2 KDL Khoang xanh – Suối Tiên Xã Vân Hịa, huyện Ba Vì, Hà Nội Công ty TNHH du lịch Khoang xanh – Suối Tiên 3 KDL Thiên Sơn – Suối Ngà Xã Vân Hịa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Du lịch sinh thái Thiên Sơn – Suối Ngà 4 KDL sinh thái Hồ Tiên Sa Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội

Chi nhánh du lịch Hồ Tiên Sa (công ty TNHH DLTM Cường Thịnh)

5 KDL Long Việt Thôn Nghe, xã Vân Hịa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Công ty TNHH Long Việt 6 KDL Trang trại đồng q Xã Vân Hịa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Trang trại đồng quê 7 Tản Đà Spa Resort Km12, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố

Hà Nội

Cơng ty cổ phần Tản Đà 8 KDL VQG Ba Vì Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội

Trung tâm dịch vụ DLST và giáo dục môi trường – Vườn quốc gia Ba Vì

9 Nhà nghỉ cơng đồn Suối Hai Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Nhà nghỉ cơng đồn Suối Hai 10 Cao Sơn Hotel Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Công ty TNHH dịch vụ du lịch và thương mại Cao Sơn 11 Khách sạn Xứ Đoài Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Khách sạn Xứ Đồi

12 Vườn cị Ngọc Nhị Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Vườn cò Ngọc Nhị 13 KDL Hồ Suối Hai (đang triển khai) Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội

Chi nhánh công ty CP kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam

Về phía chính quyền địa phương, Phịng Văn hóa – Thơng tin huyện Ba Vì đóng vai trị quản lý, giám sát các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động quản lý và khai thác tại các khu du lịch trên địa bàn huyện cũng như hỗ trợ quảng bá du lịch và định hướng phát triển du lịch của tồn địa phương. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác DLST trên địa bàn chủ động hoạch định chiến lược, phương hướng phát triển DLST của đơn vị mình, thống nhất theo định hướng chung của huyện Ba Vì và thành phố Hà Nội.

4.1.1.2. Các chính sách đã ban hành nhằm phát triển du lịch sinh thái của địa phương

Nhận thức rõ tiềm năng du lịch, ngày 31-3-2011, Huyện ủy Ba Vì đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/HU về "Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo" nhằm từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 09, du lịch Ba Vì đạt mức tăng trưởng ổn định. Nếu như năm 2011, Ba Vì đón gần 2,1 triệu lượt khách thì đến năm 2013, con số này đã tăng lên 2,3 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch tăng từ 140 tỷ đồng năm 2011 lên 210 tỷ đồng năm 2013 (vượt 5% so với mục tiêu Nghị quyết 09 đề ra). Những điểm du lịch tạo dựng được thương hiệu, hoạt động ổn định, hiệu quả là Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà, Đầm Long, Vườn quốc gia Ba Vì, hồ Tiên Sa… Nhờ đó, Ba Vì từ một điểm du lịch chưa được nhiều người biết đến, nay đã trở thành một trong những trung tâm du lịch của Thủ đơ Hà Nội nói riêng, của vùng Bắc bộ nói chung.

Huyện Ba Vì hiện có 3 khu vực phát triển kinh tế du lịch, đó là khu vực chân núi Ba Vì, Hồ Suối Hai và khu nước khống nóng Thuần Mỹ. Trong 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, xác định kinh tế du lịch là trọng tâm, huyện Ba Vì đã ban hành Nghị quyết, kế hoạch để đưa ngành kinh tế này là nền kinh tế trọng tâm, góp phần vào chuyển đối cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

Hiện nay, huyện Ba Vì có nhiều loại hình về du lịch như nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh. Trong suốt 5 năm 2011 - 2015, ngành Du lịch huyện Ba Vì đạt mức tăng trưởng ổn định, tổng doanh thu đạt 986 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 14,2%/năm, tổng lượng khách đạt hơn 11 triệu lượt người, tốc độ tăng bình quân là 4,5%. Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 đơn vị kinh doanh du lịch, trong đó du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng hoạt động hiệu quả nhất. Những đơn vị du lịch Ao Vua, Khoanh Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn- Suối Ngà… đã là điểm đến của nhiều du khách trong và ngồi nước.

Cơng tác xây dựng quy hoạch phát triển đã được triển khai như: Khu du lịch Ba Vì-Suối Hai thành khu du lịch Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030. Đề án phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Ba Vì-Hà Nội, gắn phát triển du lịch với các quy hoạch đã được phê duyệt.

Muốn phát triển du lịch, thì cơng tác đầu tư cơ sở hạ tầng là một hướng đi quan trọng, vì thế các đơn vị du lịch đã khơng ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng như: Làm đường giao thông nội bộ, cải tạo nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn, hội trường, bể bơi, bãi để xe, khu vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Trung ương, thành phố, huyện đã xây dựng nhiều tuyến đường giao thông để phát triển du lịch của huyện, đó là tuyến đường tỉnh lộ 414 Sơn Tây - Đá Chông dài 14 km với số vốn 100 tỷ đồng, đường 415 đi Đền Hạ và Đền Trung dài 6,8 km với số vốn 64 tỷ đồng, đường đê Minh Khánh dài 12 km với số vốn 155 tỷ đồng, tuyến giao thơng Trũ xã Vân Hịa qua khu du lịch Long Việt dài 8,7 km với số vốn 49,8 tỷ đồng, đường Ba Vành - Suối Mơ dài 6,6 km với số vốn là 51 tỷ đồng, hiện nay đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư nâng cấp 2 tuyến đường, tuyến đường 87 đi khu du lịch Ao Vua, đường Vườn Quốc gia đi đến khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà.

Do đặc điểm các khu du lịch là diện tích rộng, nhiều vùng lõm, nên trong những năm qua, khu vực này đã có 12 trạm thu sóng di động, trong thời gian tới, huyện sẽ đề nghị tăng thêm 10 trạm phát sóng di động cho khu vực này. Hệ thống điện của các khu du lịch cũng ngày càng hoàn thiện. 5 năm qua, ngành Điện lực Ba Vì đã cải tạo 217,32 km đường hạ áp, xây mới 29 trạm biến áp. Tổng công xuất của các Trạm biến áp này là 7,320 KVA, tổng giá trị đầu tư là hơn 71 tỷ đồng, đảm bảo cung cấp ổn định điện. Hệ thống nước sạch cũng được đầu tư 6 dự án ở 4 xã là Ba Vì, Ba Trại, Minh Quang, Khánh Thượng, với số vốn 10,2 tỷ đồng. Công tác tu bổ, tơn tạo khu di tích Đền Hạ- Đền Trung- Đền Thượng số tiền là 132 tỷ đồng, đến nay đã đầu tư 100 tỷ đồng, với nhiều hạng mục được hồn thành.

Về cơng tác quản lý về du lịch trên địa bàn được huyện quan tâm thường xuyên, huyện đã luôn triển khai các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về du lịch đến các khu du lịch. Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị hoạt động du lịch kinh doanh đúng quy định của pháp luật, động viên, khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển du lịch của huyện. Ngồi ra, huyện còn phối hợp với Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam tập huấn và cấp chỉ bơi

cho 30 học viên ở các khu du lịch có nhiều hồ chứa nước, đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân 3 xã là Ba Vì, Ba Trại, Thuần Mỹ… Đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch luôn được huyện chú trọng, hàng năm huyện phối hợp với nhiều cơ quan, thơng tấn báo chí quảng bá về du lịch Ba Vì, các đơn vị du lịch đã tích cực, chủ động đầu tư kinh phí, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, làm phim tài liệu, giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng để từ đó thu hút khách du lịch đến tham quan. Công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các khu du lịch luôn được đảm bảo, các khu du lịch luôn chủ động cùng với Cơng an huyện, cơng an xã và chính quyền các xã triển khai nắm tình hình, chủ động phịng ngừa đấu tranh với các loại tội phạm, nên an ninh trật tự ở các khu du lịch huyện Ba Vì ln được đảm bảo. Công tác bảo vệ môi trường luôn được các khu du lịch gìn giữ, cảnh quan mơi trường xanh-sạch-đẹp.

Tại buổi làm việc của lãnh đạo huyện Ba Vì với Sở Du lịch và Sở Kế hoạch – Đầu tư thành phố Hà Nội ngày 15/10/2015, lãnh đạo các Sở và huyện Ba Vì đều nhất trí đưa ra định hướng phát triển du lịch của huyện đó là: Tiếp tục thực hiện đẩy nhanh tiến độ Quy hoạch khu du lịch Ba Vì – Suối Hai; nâng cấp đầu tư cơ sở hạ tầng, có cơ chế chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư, chú trọng nâng cấp các sản phẩm du lịch… Trong thời gian này, Sở Du lịch, Sở Kế hoạch – Đầu tư và huyện Ba Vì sẽ tiến hành phối hợp rà sốt các đầu việc và phân cơng nhiệm vụ cho từng đơn vị thực hiện trong từng giai đoạn cụ thể như: trong những tháng cuối năm 2015; Trong năm 2016 và giai đoạn từ 2016 – 2020, trên tinh thần phát triển du lịch Ba Vì tất cả vì du khách đến với Ba Vì. Để du lịch Ba Vì, phát triển mạnh hơn nữa, là ngành kinh tế chủ yếu của huyện, UBND huyện Ba Vì đã có phương hướng nhiệm vụ với từng nhóm vấn đề. Đó là phấn đấu đến năm 2020, đón 3,5 triệu lượt khách, doanh thu du lịch đạt 500 tỷ đồng. Hoàn thiện quy hoạch phát triển khu du lịch Suối Hai, phát triển nhanh hạ tầng, kỹ thuật, triển khai thực hiện quy hoạch đô thị Tản Viên Sơn, xây dựng sản phẩm du lịch mới… Để đạt kết quả đó, huyện đã có những giải pháp thực hiện liên quan đến: Tăng cường công tác quản lý nhà nước về du lịch, cơ chế chính sách, nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tuyên truyền quảng bá du lịch, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, huy động nguồn vốn… Buổi làm việc của lãnh đạo huyện Ba Vì với Sở Du lịch và Sở Kế hoạch – Đầu tư nhằm đánh giá và đưa ra giải pháp phát triển du lịch huyện Ba Vì trong thời gian tới đã diễn ra thành công trên

cơ sở thống nhất mục tiêu Vì sự nghiệp phát triển Kinh tế - xã hội huyện, sự phát triển du lịch của Thủ đô và sự phát triển chung của thành phố Hà Nội.

Theo đó, UBND huyện Ba Vì tiếp tục chỉ đạo tăng cường cơng tác tuyên truyền, phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết 06 NQ/TU của thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo; Kết luận số 07 – KL/HU, ngày 31/3/2016 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành đảng bộ huyện về việc tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện Nghị quyết 09 đẩy mạnh phát triển du lịch Ba Vì giai đoạn 2016 – 2020 đến các phịng, ban, ngành, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp, doanh nghiệp và tầng lớp nhân dân, đặc biệt là các quan điểm chỉ đạo của Đảng về vị trí, vai trị động lực của ngành du lịch.

Chỉ đạo UBND các xã, thị trấn đặc biệt là các xã có các khu du lịch thực hiện tuyên truyền vận động nhân dân tự giác và tích cực tham gia giữ gìn mơi trường, đảm bảo cảnh quan, an ninh trật tự, vệ sinh đường làng ngõ xóm, thực hiện nếp sống văn minh, tôn trọng pháp luật, ứng xử với thái độ thân thiện mến khách đối với KDL; tích cực tham gia xây dựng điểm đến du lịch An toàn – Thân thiện – Chất lượng để nâng cao chất lượng dịch vụ nhằm phục vụ tốt nhất cho du khách.

4.1.2. Thực trạng phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

4.1.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái

Là huyện có diện tích lớn nhất thủ đơ Hà Nội, Ba Vì gắn liền với truyền thuyết Núi Tản và Sông Đà. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, khơng khí trong lành, thống đãng cùng với những di tích lịch sử và huyền thoại đã giúp Ba Vì trở thành một trong những điểm du lịch cuối tuần lý tưởng cho những ai muốn rời xa sự xô bồ của chốn đô thị.

a. Tài nguyên tự nhiên

- Vườn quốc gia Ba Vì

Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 50 km về phía Tây, với khí hậu núi cao trong lành và mát mẻ, từ lâu Vườn Quốc gia Ba Vì trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngồi nước. Khơng bị tác động nhiều bởi bàn tay của con người, Vườn Quốc gia Ba Vì với tổng diện tích 11.372 ha, mang vẻ đẹp hoang sơ và lôi cuốn với màu xanh ngát của núi rừng, cùng những dòng suối nhỏ trong vắt chảy ngang lối đi qua thảm động thực vật phong phú.

Ở giữa vùng đồi núi bán sơn địa nổi lên một khối núi cao sừng sững với 3 đỉnh làm nên cái tên Ba Vì, đó là đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao

1.227 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Lưng chừng núi có nhiều thác nước đổ xuống ngày đêm, hình thành nên những điểm du lịch hấp dẫn như Khoang Xanh, Ao Vua, Thác Ngà, Suối Ngọc…, tất cả tạo thành quần thể non nước hữu tình.

Khơng những có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng, tại Vườn Quốc gia Ba Vì bạn có thể khám phá nhiều điều thú vị tại các địa điểm tham quan như Vườn Xương Rồng, Động Ngọc Hoa, Đồi hoa Cúc Quỳ, Nhà tù chính trị, Đỉnh Tiểu Đồng, Tháp Báo Thiên và Đền thờ Bác Hồ.

- Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà

Thiên Sơn – Suối Ngà là một kì quan thiên nhiên tuyệt đẹp kết hợp giữa núi, khe và thác nước, cách Hà Nội 60 km về hướng Tây. Địa điểm du lịch này gồm ba khu: Hạ Sơn ở chân núi, Trung Sơn ở lưng chừng núi và Ngọa Sơn ở đỉnh núi. Từ Trung Sơn cứ ngược theo dòng nước khoảng 700 m, lên những con thác là tới Ngọa Sơn. Đỉnh Ngọa Sơn là một khu đất bằng phẳng, nơi đây có một hồ nước mà bạn có thể đi thuyền ngắm cảnh hoặc câu cá giải trí. Từ trên đỉnh Ngọa Sơn, đưa tầm mắt ra xa sẽ bao quát được cả khung cảnh hùng vĩ của ngọn Ba Vì huyền thoại. Đây cũng là nơi có ngọn thác nổi tiếng, thác Cổng Trời giống như một dải lụa bạc vắt từ đỉnh núi xuống.

- Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên

Khoang Xanh là khu du lịch sinh thái nằm ở sườn phía đơng của núi Ba Vì, trong một khu vực có rừng ngun sinh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía tây bắc. Khu du lịch này bao gồm các phân khu: Khu Công viên nước Suối Tiên, khu nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống nghỉ ngơi và tắm nước nóng, khu lội suối tham quan thác và rừng.

Khoang Xanh Suối Tiên đã xác lập kỷ lục về bể bơi nước khoáng lớn nhất Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp năm 2012. Trong Trung tâm nước suối khống nóng, bạn có thể tắm xơng hơi, bơi lội trong bể nước nóng và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 49)