Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái ở Việt Nam

2.2.2.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch sinh thái tại Đà Lạt

Lợi thế mà thiên nhiên ưu đãi cho Đà Lạt là khí hậu, cảnh quan, rừng thông, suối sông, hồ, thác…Gần đây, tâm lý của đa số du khách đến Đà Lạt không chỉ để tham quan các danh lam thắng cảnh mà chủ yếu tìm đến với thiên nhiên. Và, du lịch sinh thái đang là sự ưu tiên lựa chọn…

Đà Lạt trước đây đã khai thác và đưa vào hoạt động nhiều loại hình du lịch phục vụ du khách; đồng thời, thông qua du lịch nhằm bảo tồn và phát triển văn hóa - nét đặc trưng riêng của vùng đất này. Nhiều loại hình du lịch của Đà Lạt đang “ăn khách” như: du lịch văn hóa, du lịch làng nghề, du lịch nhà vườn, du lịch gắn với quảng bá các sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao… Cịn đối với loại hình du lịch sinh thái, du lịch gắn với dã ngoại… cũng đã được một số đơn vị doanh nghiệp, các công ty cổ phần, hoặc tư nhân đã và đang đầu tư khá thu hút khách du lịch đến tham quan, nghỉ dưỡng. Một số điểm du lịch sinh thái được du khách biết tên và tìm đến như: Di tích lịch sử - khu du lịch sinh thái Núi

Voi; Khu du lịch sinh thái - tâm linh Trần Lê Gia Trang (Trúc Lâm Viên); Khu du lịch sinh thái Rừng Madaguôi; Khu du lịch LangBiang; Du lịch sinh thái Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà… Ngoài ra, trên địa bàn TP. Đà Lạt và các huyện: Đức Trọng, Lâm Hà, Lạc Dương, Bảo Lộc, Đạ Huoai… cũng còn nhiều khu, điểm tham quan, du lịch, nghỉ dưỡng lý thú, hấp dẫn du khách.

Ngồi “chất liệu” sẵn có: thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu, núi đồi, rừng thơng, hồ, thác… các doanh nghiệp đã triệt để khai thác những lợi thế này để xây Nắm bắt được xu thế chung hiện nay, khi con người quá mệt mỏi bởi khí hậu nóng bức, ngột ngạt vì “đơ thị hóa”, vì đơng người, vì chen lấn, vì kẹt xe, vì ơ nhiễm… ở các tỉnh, thành phố lớn; ngày càng có nhiều người tìm đến với thiên nhiên, nơi có khí hậu mát mẻ, ơn hịa, với biển, với rừng, với cỏ cây… để tạm “xa lánh”, nghỉ ngơi; đó là sự lựa chọn thơng minh nhất. Đà Lạt đã hình thành và khai thác một số khu, điểm tham quan nghỉ dưỡng, các loại hình du lịch dã ngoại, du lịch sinh thái. Gắn kết giữa các doanh nghiệp, giữa các tour, tuyến du lịch trên địa bàn với nhau; công tác giới thiệu, quảng bá “thương hiệu” cũng được quan tâm đẩy mạnh…. Mặt khác, tại các khu du lịch sinh thái, hệ thống các dịch vụ đi kèm phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn, uống, nhất là hệ thống phòng nghỉ phải được thiết kế cách điệu gắn với thiên nhiên thiếu, đơn điệu… Đây là những vấn đề được Đà Lạt thực hiện rất tốt để thu hút du khách (Nguyễn Đình Hịa, 2004).

2.2.2.2. Phát triển du lịch sinh thái tại Lào Cai

Lào Cai là tỉnh giàu tiềm năng du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng. Ngày nay, du khách biết nhiều đến Lào Cai khơng chỉ bởi có khu du lịch nổi tiếng Sa Pa, mà cịn do nơi đây có nhiều điểm du lịch sinh thái kỳ thú và là tỉnh nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; cửa ngõ giao thương giữa Việt Nam - ASEAN với thị trường Tây Nam, Trung Quốc; là trung tâm của Hành lang Bắc Nam trong hợp tác các nước tiểu vùng sông MêKông (GMS). Tiềm năng và lợi thế về tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn của Lào Cai được biết đến và khai thác từ rất sớm nhưng do đời sống của đồng bào các dân tộc cịn nhiều khó khăn, việc duy trì và phát triển lợi thế này chưa mang lại hiệu quả thiết thực. Trong quá trình phát triển cho thấy nhiều cảnh quan, thiên nhiên bị xâm hại, nhiều giá trị đa dạng sinh học bị suy thoái, huỷ hoại nghiêm trọng… khiến cho những thách thức để Lào Cai phát triển bền vững ngày một gia tăng (Đỗ Thị Thanh Hoa, 2005).

Nhận thức được điều đó, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Lào Cai giai đoạn 2001 – 2010 tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực đổi mới cơ cấu kinh tế, qui hoạch lại đô thị, qui hoạch bố trí sắp xếp lại dân cư ổn định sản xuất gắn với bảo vệ tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và môi trường sinh thái; gắn các hoạt động phát triển du lịch sinh thái và bảo vệ tính đa dạng sinh học nhằm góp phần nâng cao giá trị của nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn và phát triển bền vững hệ sinh thái rừng và các hệ sinh thái động thực vật, hệ sinh thái nơng nghiệp truyền thống đặc thù và tính đa dạng tộc người…. Hơn thế nữa, cộng đồng các dân tộc sống trong vùng lõi và vùng đệm của Vườn Quốc gia Hồng liên nổi tiếng là nơi cịn bảo tồn được nhiều nét đẹp văn hóa. Hoạt động ca múa nhạc của người Mông, người Dao, người Tày, người Dáy gắn với đời sống tinh thần của họ là câu hát, tiếng khèn, tiếng sáo... và thường được biểu diễn trong các ngày lễ, tết. Trang phục dân tộc truyền thống cùng với các lễ hội mang đặc trưng riêng có của các dân tộc như: lễ hội “ Gầu tào” của người Mông; lễ “ Tết nhảy” của người Dao...thể hiện những nét đẹp văn hóa cịn được lưu truyền. Ngồi ra, tập quán và các thói quen trong sinh hoạt sản xuất cùng với tri thức bản địa đã tạo nên những sản phẩm du lịch đặc trưng như: ruộng bậc thang Sa Pa, các mơ hình du lịch cộng đồng… Tất cả những yếu tố đó đã góp phần thu hút khách du lịch đến tìm hiểu và khám phá. Nhiều chương trình tham quan du lịch bản làng gắn với leo núi fansipan đã và đang được tổ chức, trở thành thương hiệu riêng cho du lịch Lào Cai đồng thời mang lại thu nhập cho người dân thông qua cung cấp dịch vụ hướng dẫn, lưu trú, ăn uống, biểu diễn nghệ thuật và mang vác hành lý cho khách.

Cùng với sự gia tăng của lượng khách du lịch trong cả nước, khách du lịch đến Lào Cai ngày càng tăng, giai đoạn 2001 - 2010 ước đạt 5,3 triệu lượt khách, tăng bình quân 11,3%, trong đó khách quốc tế ước đạt 2,3 triệu lượt khách, chiếm 43,6% (Dương Thị Hồng Hạnh, 2012).

Sự phát triển du lịch của tỉnh Lào Cai trong những năm qua đã có tác động mạnh mẽ tới đời sống của cộng đồng dân cư địa phương (tạo ra nhiều cơ hội việc làm, nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc, góp phần xố đói giảm nghèo..., tại các xã nghèo tỷ lệ đói nghèo đã giảm rõ rệt). Mặt khác, việc người dân địa phương tham gia vào các hoạt động du lịch cịn góp phần vào quản lý bền vững môi trường sinh thái, một mặt tạo sự công bằng và bình đẳng xã hội, mặt khác cịn khuyến khích họ đóng góp những kiến thức q báu vào công tác bảo

tồn hệ sinh thái động thực vật, tài nguyên rừng và bảo lưu những giá trị văn hóa truyền thống dân tộc.

Có được kết quả như vậy là do song song với việc phát huy các tiềm năng thế mạnh và đa dạng sinh học để phát triển du lịch sinh thái tại Sa Pa và Vườn Quốc gia Hoàng Liên, trong những năm qua, tỉnh Lào Cai đã thực hiện nhiều giải pháp hữu hiệu để phát triển bền vững. Lào Cai đã hợp tác với vùng Aquitanie – Cộng hòa Pháp thực hiện xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Lào Cai giai đoạn 2005 - 2010 và định hướng đến năm 2020; sau 5 năm thực hiện, đã góp phần quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và khẳng định hướng đi đúng trong mục tiêu phát triển du lịch bền vững. Đặc biệt để phát triển du lịch sinh thái gắn với việc bảo vệ tính đa dạng sinh học của Khu du lịch Sa Pa và Vườn Quốc gia Hoàng Liên, dưới sự giúp đỡ của Cơ quan Phát triển Pháp (AFD) tỉnh Lào Cai đã và đang triển khai Dự án Du lịch sinh thái tỉnh Lào Cai và tăng cường năng lực quản lý Vườn Quốc gia Hoàng Liên với mục tiêu: Hỗ trợ phát triển Du lịch sinh thái tạo thu nhập và không làm ảnh hưởng đến sự đa dạng sinh thái và tài nguyên thiên nhiên cũng như hỗ trợ các chiến lược bảo tồn thông qua việc tăng cường năng lực cho Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Dương Thị Hồng Hạnh, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 36 - 39)