Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch sinh thái

2.1.4.1. Tài nguyên thiên nhiên

Hoạt động DLST nhìn dưới bất kỳ góc độ nào đều phải gắn liền với điều kiện tự nhiên và văn hóa bản địa, đặc biệt là tài nguyên thiên nhiên. Tài nguyên thiên nhiên được thể hiện trong hệ sinh thái cụ thể là yếu tố quyết định tới sản phẩm DLST. Giá trị tài nguyên DLST được đánh giá bởi khả năng hấp dẫn khách du lịch và điều đó phụ thuộc vào khả năng đáp ứng nhu cầu của du khách, tính độc đáo, khả năng tiếp cận và thời gian có thể khai thác của tài nguyên đó. Mức độ khai thác tài nguyên DLST phụ thuộc vào các yếu tố: khả năng nghiên cứu, phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài nguyên vẫn còn tiềm ẩn, khả năng tiếp cận chúng, khả năng phát triển các sản phẩm, trình độ tổ chức đối với việc khai thác tài nguyên DLST, đặc biệt ở những nơi có hệ sinh thái nhạy cảm. Tài nguyên DLST có ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ ngành du lịch, cấu trúc và chun mơn hóa của vùng du lịch. Tài nguyên thiên nhiên rất đa dạng và phong phú về địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài ngun động – thực vật. Từ đó tạo nên sự đa dạng trong hoạt động DLST.

Theo Phạm Trung Lương (2002), các đặc điểm cơ bản của tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng tới hoạt động DLST là:

(i) Tài nguyên thiên nhiên thường rất nhạy cảm với các tác động của con người và chịu tác động mạnh mẽ của các sự cố môi trường.

(ii) Tài nguyên thiên nhiên có thời gian khai thác khác nhau nên hoạt động DLST có tính thời vụ.

(iii) Tài nguyên thiên nhiên thường nằm trong các khu vực ít người và thường được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm dịch vụ.

(iv) Tài nguyên thiên nhiên có khả năng tái tạo và sử dụng nhiều lần nếu biết khai thác hoạt động DLST đúng cách.

(v) Bản thân tài ngun thiên nhiên có thể khơng hẳn nhằm mục đích thu hút khách du lịch.

Tóm lại, tài nguyên thiên nhiên có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành các điểm, các khu DLST, là điều kiện để thu hút khách du lịch, quyết định tới hình thức DLST và tạo ra tính thời vụ của hoạt động DLST. Yêu cầu đặt ra là phải nắm vững quy luật tự nhiên, dự đoán trước mức độ ảnh hưởng khi con người tác động tới tự nhiên nói chung và tài nguyên thiên nhiên nói riêng để có các giải pháp khai thác, sử dụng, bảo vệ, tơn tạo tài ngun thiên nhiên hợp lý, có hiệu quả và bền vững.

2.1.4.2. Nhận thức của xã hội đối với hoạt động du lịch sinh thái

Con người là yếu tố quan trọng nhất trong mọi hoạt động, kể cả hoạt động DLST. Trong hoạt động DLST có rất nhiều thành phần tham gia như các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các nhà điều hành du lịch, các nhà hoạt động chính sách, các tổ chức thiên nhiên môi trường quốc tế, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ, cộng đồng dân cư địa phương và du khách tham gia hoạt động DLST. Đối với lao động tham gia trong hoạt động DLST ngoài kiến thức chun mơn nghiệp vụ, trình độ quản lý cịn u cầu phải có nhận thức đúng đắn về bảo tồn và phát triển mơi trường sinh thái, có hiểu biết về môi trường sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương. Nếu con người có nhận thức, quan điểm đúng đắn, có trình độ cao sẽ giúp cho quá trình khai thác các nguồn lực phục vụ cho phát triển DLST đạt hiệu quả cao nhất. Ngược lại, khi con người có nhận thức sai lệch có thể làm chệch hướng phát triển DLST, gây ra những hậu quả khó lường về nhiều mặt. Cụ thể, đối với các nhà quản lý, điều hành du lịch, các nhà hoạt động chính sách, các tổ chức thiên nhiên môi trường quốc tế là những người trực tiếp đề ra chính sách, định hướng, đường

lối cho phát triển du lịch sinh thái, ngồi việc phải có trình độ, kinh nghiệm và chun mơn trong lĩnh vực DLST cịn cần phải có quan điểm và nhận thức đúng đắn về phát triển DLST để tối ưu hóa lợi ích về phát triển DLST, gắn cơng tác khai thác với bảo tồn tài nguyên thiên nhiên vốn có của địa phương. Các hướng dẫn viên, thuyết minh viên và các nhân viên phục vụ tại các cơ sở dịch vụ được xem là cầu nối giữa khách du lịch với đối tượng du lịch. Do vậy họ có ảnh hưởng quyết định đến việc nâng cao tính giáo dục mơi trường cho cộng đồng. Nếu như hướng dẫn viên và thuyết minh viên có trình độ nghiệp vụ cao, trình độ ngoại ngữ tốt, có kiến thức về mơi trường đủ sâu rộng, am hiểu về các điểm sinh thái tự nhiên và văn hóa cộng đồng địa phương thì sẽ có khả năng giới thiệu một cách chân thực giá trị điểm đến DLST, giúp khách hiểu được bản chất của DLST, làm tăng tính hấp dẫn, tính thuyết phục của điểm đến DLST, đồng thời vai trò giáo dục của DLST cũng được thực hiện một cách đầy đủ, làm cho hiệu quả hoạt động DLST được nâng cao. Về phía cộng đồng dân cư địa phương, khi họ có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của hoạt động DLST, về yêu cầu của phát triển DLST thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển DLST cả về loại hình và chất lượng sản phẩm dịch vụ DLST. Đối với khách du lịch tham gia hoạt động DLST, nếu du khách có nhận thức đúng đắn về DLST, có ý thức chủ động tham gia hoạt động DLST, tự giác và mong muốn được đóng góp cho hoạt động bảo tồn và phát triển bền vững thì sẽ góp phần thúc đẩy hoạt động DLST phát triển theo đúng mục tiêu; ngược lại, nếu du khách khơng có ý thức và nhận thức đúng đắn thì sẽ tạo nên các hành vi gây ảnh hưởng xấu đến phát triển DLST (Nguyễn Ngọc Kha, 2008).

2.1.4.3. Cơ chế, chính sách

Các cơ chế, chính sách quản lý nhà nước về du lịch sinh thái có tầm quan trọng trong sự phát triển một nền du lịch sinh thái bền vững. Điều đó được thể hiện trong vai trị, nhiệm vụ quản lý của các cấp ngành quản lý du lịch sinh thái tại địa phương. Theo Phạm Trung Lương (2002), tác động của cơ chế, chính sách đối với du lịch sinh thái cụ thể như sau:

Một là, tổ chức thực hiện các chính sách, pháp luật chung của Nhà nước liên quan đến hoạt động du lịch và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách phát triển du lịch mang tính đặc thù của địa phương thuộc thẩm quyền.

bàn để giúp các đơn vị hoạt động trong lĩnh vực du lịch định hướng phát triển. Ba là, thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước hoạt động trong lĩnh vực du lịch do địa phương quản lý.

Bốn là, tạo lập sự gắn kết liên ngành, liên vùng, liên quốc gia trong hoạt động du lịch; giữa địa phương và trung ương trong quản lý nhà nước về du lịch.

Năm là, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng và hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cho hoạt động du lịch.

Sáu là, thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra hoạt động du lịch và xử lý vi phạm trong lĩnh vực du lịch.

2.1.4.4. Hoạt động tuyên truyền, quảng bá

Trong xu thế hội nhập kinh tế quốc tế, có nhiều cơ hội nhưng cũng nhiều thách thức đối với mọi nền kinh tế, vấn đề cạnh tranh khốc liệt hơn, mọi ngành, tổ chức, cá nhân đều hiểu được ý nghĩa và vai trị quan trọng của xúc tiến, trong đó có hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm đạt được mục đích của mình. Tun truyền, quảng bá có vai trị cung cấp thơng tin du lịch, đồng thời tạo dựng hình ảnh và góp phần tạo thương hiệu cho điểm đến. TTQB nâng cao nhận thức về du lịch trong xã hội.

Trong thực tế có rất nhiều hình thức TTQB du lịch. Theo Phan Thị Thái Hà (2012), dựa theo cách thức tổ chức hoạt động TTQB, có thể chia thành 2 loại: (i) Hình thức thường xuyên: thành lập những trung tâm thông tin du lịch trong nước và quốc tế để cung cấp thông tin du lịch cho khách du lịch và các đối tượng quan tâm; tham gia các hội chợ du lịch định kỳ, được tổ chức ở một thành phố nhất định.

(ii) Hình thức khơng thường xun: tổ chức các năm du lịch; tổ chức các sự kiện, lễ hội văn hố, du lịch; những chương trình xúc tiến quảng bá theo chủ đề nhất định.

Phương tiện TTQB là tất cả những gì có thể mang thơng điệp TTQB tới cơng chúng. Trong lĩnh vực du lịch, thơng tin, hình ảnh điểm đến, sản phẩm dịch vụ du lịch được chuyển tải đến công chúng, thông qua rất nhiều phương tiện, hình thức. Cùng với sự phát triển của khoa học, công nghệ, ngày càng xuất hiện nhiều hình thức và phương tiện TTQB mới. Mỗi hình thức hay phương tiện

TTQB du lịch có những đặc điểm, tính chất riêng, hướng đến đối tượng riêng và cần đầu tư mức kinh phí khác nhau (Phan Thị Thái Hà, 2012).

Một số hình thức và phương tiện TTQB 11 phổ biến như: các phương tiện thông tin đại chúng; mạng internet (website); tổ chức các hội chợ, triển lãm chuyên ngành du lịch, sự kiện, hội nghị, hội thảo, khảo sát; sản xuất và phát hành các ấn phẩm, vật phẩm; xây dựng tiêu đề - biểu tượng chung cho chiến dịch xúc tiến; ki-ôt điện tử thông tin du lịch.... (Phan Thị Thái Hà, 2012).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 31 - 35)