Thực trạng phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 63)

4.1.2.1. Tài nguyên du lịch sinh thái

Là huyện có diện tích lớn nhất thủ đô Hà Nội, Ba Vì gắn liền với truyền thuyết Núi Tản và Sông Đà. Phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp, hữu tình, không khí trong lành, thoáng đãng cùng với những di tích lịch sử và huyền thoại đã giúp Ba Vì trở thành một trong những điểm du lịch cuối tuần lý tưởng cho những ai muốn rời xa sự xô bồ của chốn đô thị.

a. Tài nguyên tự nhiên

- Vườn quốc gia Ba Vì

Nằm cách trung tâm thủ đô khoảng 50 km về phía Tây, với khí hậu núi cao trong lành và mát mẻ, từ lâu Vườn Quốc gia Ba Vì trở thành điểm đến lý tưởng cho du khách trong và ngoài nước. Không bị tác động nhiều bởi bàn tay của con người, Vườn Quốc gia Ba Vì với tổng diện tích 11.372 ha, mang vẻ đẹp hoang sơ và lôi cuốn với màu xanh ngát của núi rừng, cùng những dòng suối nhỏ trong vắt chảy ngang lối đi qua thảm động thực vật phong phú.

Ở giữa vùng đồi núi bán sơn địa nổi lên một khối núi cao sừng sững với 3 đỉnh làm nên cái tên Ba Vì, đó là đỉnh Vua cao 1.296 m, đỉnh Tản Viên cao

1.227 m, đỉnh Ngọc Hoa cao 1.131 m. Lưng chừng núi có nhiều thác nước đổ xuống ngày đêm, hình thành nên những điểm du lịch hấp dẫn như Khoang Xanh, Ao Vua, Thác Ngà, Suối Ngọc…, tất cả tạo thành quần thể non nước hữu tình.

Không những có hệ sinh thái động thực vật phong phú và đa dạng, tại Vườn Quốc gia Ba Vì bạn có thể khám phá nhiều điều thú vị tại các địa điểm tham quan như Vườn Xương Rồng, Động Ngọc Hoa, Đồi hoa Cúc Quỳ, Nhà tù chính trị, Đỉnh Tiểu Đồng, Tháp Báo Thiên và Đền thờ Bác Hồ.

- Khu du lịch Thiên Sơn – Suối Ngà

Thiên Sơn – Suối Ngà là một kì quan thiên nhiên tuyệt đẹp kết hợp giữa núi, khe và thác nước, cách Hà Nội 60 km về hướng Tây. Địa điểm du lịch này gồm ba khu: Hạ Sơn ở chân núi, Trung Sơn ở lưng chừng núi và Ngọa Sơn ở đỉnh núi. Từ Trung Sơn cứ ngược theo dòng nước khoảng 700 m, lên những con thác là tới Ngọa Sơn. Đỉnh Ngọa Sơn là một khu đất bằng phẳng, nơi đây có một hồ nước mà bạn có thể đi thuyền ngắm cảnh hoặc câu cá giải trí. Từ trên đỉnh Ngọa Sơn, đưa tầm mắt ra xa sẽ bao quát được cả khung cảnh hùng vĩ của ngọn Ba Vì huyền thoại. Đây cũng là nơi có ngọn thác nổi tiếng, thác Cổng Trời giống như một dải lụa bạc vắt từ đỉnh núi xuống.

- Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên

Khoang Xanh là khu du lịch sinh thái nằm ở sườn phía đông của núi Ba Vì, trong một khu vực có rừng nguyên sinh, cách thủ đô Hà Nội khoảng 60 km về phía tây bắc. Khu du lịch này bao gồm các phân khu: Khu Công viên nước Suối Tiên, khu nhà hàng, khách sạn phục vụ ăn uống nghỉ ngơi và tắm nước nóng, khu lội suối tham quan thác và rừng.

Khoang Xanh Suối Tiên đã xác lập kỷ lục về bể bơi nước khoáng lớn nhất Việt Nam do Trung tâm sách kỷ lục Việt Nam cấp năm 2012. Trong Trung tâm nước suối khoáng nóng, bạn có thể tắm xông hơi, bơi lội trong bể nước nóng và tắm bùn. Thêm vào đó, Khoang Xanh – Suối Tiên mang tới những thực đơn xanh, sạch cho mỗi bữa ăn với các loại rau củ quả được cung cấp bởi đồng bào Mường, Dao bằng phương pháp trồng rau củ hữu cơ.

- Khu du lịch Ao Vua

Ao Vua có phong cảnh tự nhiên đẹp mắt với nguồn nước suối tự nhiên chảy quanh năm từ sườn phía bắc núi Ba Vì hướng xuống độ cao khoảng 100 m, qua 3 thác và bồn chứa nước. Thác cuối cùng lớn nhất là thác Ao Vua.

Nơi đây hình thành nên Khu du lịch Ao Vua với phong cảnh thiên nhiên hữu tình, là nơi bạn có thể dừng chân nghỉ ngơi, thư giãn sau một ngày vui chơi tại Ba Vì. Nơi đây có hệ thống khách sạn với các dịch vụ tiện nghi. Các hoạt động ngoài trời cho bạn những trải nghiệm thú vị như leo núi, đốt lửa trại, lội suối, bơi thuyền, vượt thác…

- Khu du lịch Hồ Suối Hai

Hồ Suối Hai là hồ nhân tạo được khởi công xây dựng từ tháng 12 năm 1958 với hệ thống đập chính và phụ dài 4 km để giữ nước từ 2 suối chính Yên Cư và cầu Rồng từ núi Ba Vì chảy xuống, làm nguồn cung cấp nước tưới cho trên 7000 ha đất canh tác. Hồ Suối Hai có diện tích mặt nước gần 1000 ha, trong lòng hồ có tới 14 đảo lớn nhỏ, diện tích khoảng 90 ha. Trên các đảo và ven hồ đã được trồng cây gây rừng, xây dựng các vườn cây ăn quả, các trại chăn nuôi.

Hồ rộng, nước sạch, có nhiều bãi tắm đẹp nên được khách du lịch rất ưa thích. Hồ còn có khả năng cung cấp mỗi năm hàng chục tấn cá. Đặc biệt hệ sinh thái vùng hồ còn được bổ sung thêm các đàn chim trời như le le, mồng, két, vịt trời, sâm cầm, giang, sếu… đông đến hàng vạn con làm cảnh quan thiên nhiên thêm phong phú, sinh động và hấp dẫn.

- Khu du lịch Thác Đa

Thác Đa cách trung tâm thành phố Hà Nội 60 km về phía tây, nằm trong khu quần thể du lịch nổi tiếng Ao Vua – Khoang Xanh – Suối Tiên – Suối Mơ. Thác Đa bắt nguồn từ đỉnh núi Ba Vì, chảy trên con đường dài hơn 6 km xuống chân núi, với những đoạn suối khi róc rách êm đềm, lúc ào ào tung bọt trắng xóa. Đi khoảng nửa cây số, đến nhánh rẽ đầu tiên, bạn hãy leo lên những bậc tam cấp bằng đá bên phải để lên đồi. Nơi đó, dòng suối nhỏ từ trên núi cao men theo sườn dốc đổ xuống, tạo thành Thác Ông, một trong những thác nhánh của Thác Đa hùng vĩ.

Đến Thác Đa, bạn đừng quên ghé qua khu nhà hàng, cũng là ngôi nhà sàn lớn nhất Việt Nam để thưởng thức những món ăn đặc sản 3 miền: cá nướng, bánh hỏi, bánh xèo, khoai lang nướng, cà tím bung, đặc biệt món cơm lam nổi tiếng dẻo thơm mùi nếp nương và vị béo ngọt của nước dừa.

- Khu du lịch Hồ Tiên Sa

Khu du lịch Hồ Tiên Sa có diện tích 150ha, ở độ cao 65-400m trong đó 120ha là rừng, hơn 20ha mặt nước. Cánh rừng xanh tốt phủ trên sườn núi, trên

những quả đồi bao quanh và hồ nước rộng mênh mông, trong vắt đã tạo ra một vùng tiểu khí hậu ôn đới trong lành, mát mẻ. Nó cũng tạo cho khu du lịch Hồ Tiên Sa một khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, thơ mộng.

Hồ Tiên Sa có diện tích 20 ha, nước trong vắt quanh năm, trên đó có những chiếc nhà nổi để du khách ngồi hưởng thú vui câu cá hay thả hồn bồng bềnh theo nhịp sóng nước. Những đôi bạn trẻ thường chọn cho mình một chiếc thuyền phao để đùa vui cùng sóng nước. Ở đây cũng có xuồng cao tốc để phục vụ khách thích môn lướt ván và đưa du khách thăm vòng quanh hồ.

Ngoài vẻ đẹp tự nhiên với núi rừng mây nước còn mang nét hoang sơ những công trình nhân tạo trong khu du lịch cũng rất hấp dẫn du khách. Tất cả các công trình xây dựng nơi đây đều theo lối kiến trúc truyền thống phương Đông với những đường nét cầu kỳ, tinh tế, màu sắc tươi tắn hài hoà. Cổng Ngũ Phúc, cầu Thuận Thiên, lầu Liên Hoa, lầu Uyên Ương, khách sạn Viên Sơn… với mái ngói đỏ tươi, những đầu đao cong vút nổi lên giữa màu xanh của cây lá, mây trời giống như một bức tranh thuỷ mạc, làm say lòng du khách. Dựa vào điều kiện tự nhiên, khu du lịch Hồ Tiên Sa được chia thành nhiều khu vực với các hình thức giải trí phong phú đa dạng, phù hợp với mọi đối tượng khách du lịch.

- Khu du lịch Long Việt

Khu du lịch Long Việt được xây dựng, quy hoạch tổng thể tái hiện kiến trúc theo các vùng miền của Bắc bộ, mỗi khu tham quan đều có trưng bày hiện vật theo từng vùng miền để khách tham quan có thể hình dung được phần nào cuộc sống của đồng bào các dân tộc.

Đến với Khu Du Lịch Long Việt khách tham quan còn được ngắm nhìn những cây hoa quý hiếm trăm năm tuổi được mệnh danh là “Kỳ hoa dị thảo” mà chủ nhân của nó đã kỳ công sưu tầm khắp nơi.

Không chỉ độc đáo với kiến trúc, với những vườn tược phủ bóng mát, khách tham quan còn được thưởng thức nghệ thuật rối nước trong khu Vạn Chài, nghe ca những làn điệu Quan họ mượt mà của các liền anh liền chị… Khách tham quan cũng không thể nào quên hương vị của những món ăn đậm đà của miền quê như lẩu cua, cỗ lá (các món ăn làm từ thịt lợn mán), bánh tẻ, khoai sọ… Khi rời khỏi Khu Du Lịch Long Việt chắc chắn Khách tham quan cũng sẽ không thể không ghé bước qua khu chợ quê và mua về những sản vật, những món quà quê ngon tuyệt.

- Trang trại đồng quê Ba Vì

Từ trang trại nhìn xuống, quý khách có thể chiêm ngưỡng những cánh đồng lúa có hình dạng bậc thang thấp, phía sau là màu xanh ngút ngàn của khu rừng nguyên sinh thuộc dãy núi Ba Vì với ba đỉnh cao 1100, 1200 và 1300 mét. Đến với Trang trại Đồng Quê Ba Vì ngoài việc nghỉ ngơi, du khách sẽ được tham quan các làng sản xuất nông nghiệp có truyền thống lâu đời xung quanh trang trại với các cảnh quan đẹp, được hưởng thụ các đặc sản thiên nhiên tươi lành trong khung cảnh gia đình ấm cúng.

Cũng như có cơ hội tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch nông nghiệp mang đậm dấu ấn văn hoá đồng quê Việt Nam chủ yếu dựa vào thi ên nhiên như: cấy lúa, bắt cá cua ốc bằng những dụng cụ làm bằng tre, trồng và hái các loại rau rừng và rau thảo dược, xem cách làm mật ong, tự hái và sao chè khô, cho đà điểu, dê, thỏ, bò sữa ăn v.v. Đi thăm những vườn chè, những cánh đồng ngô bạt ngàn ven các dòng sông mẹ của miền Bắc Việt Nam hàng nghìn năm đã bồi đắp nên vùng châu thổ sông Hồng. Tại trang trại còn tổ chức những cuộc giao lưu hát múa với các đội văn nghệ của hai dân tộc thiểu số Mường, Dao sống tại các làng sát trang trại.

Để phục vụ cho việc ăn nghỉ của quý khách, trang trại có các ngôi nhà gỗ, nhà sàn và nhà đất cổ có tuổi đời hàng trăm năm với các thiết bị đầy đủ cũng như đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp.

- Tản đà Spa resort

Tản Đà Spa Resort là một địa chỉ du lịch được nhiều người biết đến bởi không gian văn hóa Việt cổ và dịch vụ Spa, tắm khoáng với nguồn nước khoáng nóng chảy ra từ núi Thánh Tản Viên.

Tản Đà Spa Resort được thiết kế theo lối không gian mở, yên bình và hiền hoà. Tất cả các hệ thống phòng nghỉ, nhà hàng, dịch vụ đều nằm dọc theo hồ Suối Bơn xanh trong, bát ngát, một điển hình mới cho sự giao thoa giữa trời và đất, nơi đây thiên nhiên thật gần gũi với con người.

Hệ thống 85 phòng nghỉ được chia thành 2 khu : Xóm Nhà Cổ và Xóm Lạc Việt, phòng biệt thự . Các phòng nghỉ đều hướng ra hồ Suối Bơn và khu vườn xanh mướt và đều có chung một phong cách : bên ngoài mộc mạc đơn sơ, bên trong có đầy đủ trang thiết bị hiện đại.

b. Tài nguyên nhân văn

- Các thiết chế văn hóa dân tộc như đình, chùa, đền, miếu, ... với hơn 300 di tích lịch sử văn hóa. Đặc biệt như Đình Tây Đằng, Đình Thụy Phiêu, Đình Thanh Lũng, ...

- Sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang bản sắc riêng của mỗi dân tộc như cồng chiêng, hát ru, ném còn, ... của dân tộc Mường; múa Chuông, tết Nhẩy của đồng bào dân tộc Dao.

- Quần thể di tích Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ trên núi Tản Viên. Khu di tích lịch sử Đền thờ Tản Viên Sơn Thánh (bao gồm đền Hạ, đền Trung, đền Thượng) nằm ở sườn Tây của dãy núi Ba Vì - được tương truyền là ngọn núi cao và linh thiêng bậc nhất Việt Nam, án ngữ phía Tây kinh thành Thăng Long xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Đây là nơi thờ chính và gắn liền với những di tích huyền thoại về Đức Thánh Tản (nhân gian thường gọi là Sơn Tinh) - một trong “tứ bất tử” Việt Nam.

Đền Thượng xưa thuộc đất Thủ Pháp, tổng Hoằng Nhuệ, huyện Bất Bạt, nay thuộc địa giới hành chính xã Ba Vì, huyện Ba Vì và nằm trong diện tích lân phần của Vườn Quốc gia Ba Vì quản lý. Năm 1993 Đền Thượng đã được khởi dựng lại trên mái núi thắt cổ bồng nằm trên độ cao 1.227m. Đền Thượng gồm ba gian hai chái, một nửa mái sau Đền là vách đá, không có mái, kết cấu công trình làm bằng bê tông xi măng theo kiểu kiến trúc xà, cột. Phần mái được lợp bằng ngói mũi hài với đầu đao cong vút. Hai tường hồi bố trí hai vòng tròn sắc không đối diện nhau mô phỏng biểu tượng của nhà Phật. Trên bàn thờ Thánh Tản Viên có một khám thờ, trong có ba ngôi tượng đá cổ, mỗi pho tượng được tạc ở ba tư thế khác nhau.

Đền Trung tọa lạc ở lưng chừng núi phía Tây Ba Vì, là nơi thờ bà Ma Thị, mẹ nuôi của Tản Viên. Đền Trung được xây dựng từ triều Lý, đền triều Nguyễn, vua Minh Mạng cho Tổng đốc Nguyễn Đăng Giai trùng tu lại. Nằm ở sườn núi trên một cánh rừng tương đối bằng phẳng, cửa đền nhìn về hướng Tây, đối diện là núi Chàng Rể, phía dưới là dòng sông Đà như một dải mụa trắng vắt ngang, lại càng tôn lên vẻ thiêng liêng hùng vĩ. Đền Trung kiến trúc kiểu chữ tam, phỏng quẻ Càn trong Kinh dịch, biểu tượng của sự bền vững. Hậu cung của đền đặt ba pho tượng Tam vị Đức Thượng đẳng. Chính giữa là tượng thờ Tản Viên, hai bên là tượng Cao Sơn đại vương và Quý Minh đại vương. Trong cung gian giữa bài

trí tượng bốn vị quan ở tư thế đứng, mũ áo cân đai chỉnh tề, đứng hai bên đối diện nhau, biểu thị bốn vị đại thần trấn ở bốn cung Đông - Tây - Nam - Bắc. Trước Trung cung là nhà tiền tế năm gian còn lưu dấu tích lại bài thơ chữ Hán vịnh cảnh đền Trung. Nằm ở bên phải Đền Trung còn có dãy nhà ba gian gọi là đền Lang hay đền Lang Mẫu, bên trong đặt ngai thờ bà Mai Thị. Đền Trung còn có tên gọi là “Đền ba dân” nghĩa là có dân Mường ở xã Thủ Pháp xưa và hai dân Kinh ở chân núi gọi là làng Vô Khuy và làng Ngọc Nhị cũng biện lễ chung để thờ cúng Thánh Tản. Đây là ngôi Đền có quy mô lớn, hoành tráng tạo thành quần thể di tích liên quan đến sự tích Thánh Tản Viên, là ngôi đền có một vị thế đẹp nhất trong các ngôi đền thờ Tản Viên ở sườn Tây núi Ba Vì.

Đền Hạ còn có tên gọi là Tây cung, là ngôi đền cổ tọa lạc dưới chân núi Tản Viên, ven bờ sông Đà thuộc xã Minh Quang, huyện Ba Vì, được xây dựng từ đầu thế kỉ XVIII. Kiến trúc của đền Hạ theo kiểu chữ tam, ngoài sân có tấm bia đá ghi dòng chữ “Tản viên từ ký” (ghi chép về Đền thờ Tản Viên), dựng vào năm Tự Đức thứ 1 (1848) triều Nguyễn. Nội dung bia cho biết đền Hạ được xây dựng quy mô lớn, vua Tự Đức đã cấp hai nghìn quan tiền để xây dựng Đền.

Đền Hạ còn có tên gọi là “Đền năm dân” (dân Trung Nghĩa thuộc Tổng Tu Vũ, dân Đồng Luận, Lương Khê thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc Tổng Lương Truyền, dân Đan Thê, Thạch Xá thuộc các địa phận trên trước đây cùng được hưởng nguồn lợi đất bãi hai bên tả hữu ngạn sông Đà đoạn từ Khánh Trúc đi Khê Thượng, còn đất phía Tây núi Ba Vì thì của ba dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 53 - 63)