Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 86 - 94)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Các giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì,

4.3.2. Giải pháp đẩy mạnh phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, thành

Vì, thành phố Hà Nội

Mặc dù Ba Vì là một trong hai điểm DLST nổi bật của Thủ đô Hà Nội, với ưu thế nổi bật và nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như núi, đồi, rừng, thác, hồ, sông, suối cùng nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng DLST trên địa bàn huyện Ba Vì vẫn cịn tồn tại nhiều vấn đề chưa được giải quyết như sau:

- Lượt khách đến Ba Vì tăng lên theo từng năm nhưng phát triển chưa tương xứng và chưa khai thác hết được những tiềm năng hiện có. Doanh thu của các đơn vị kinh doanh du lịch còn thấp; số khách lưu trú chỉ chiếm khoảng 20% trên tổng lượt khách đến Ba Vì, số cịn lại là khách du lịch đến và đi trong ngày, số ngày lưu trú trung bình của du khách chỉ khoảng 1 ngày. Điều đó cho thấy du lịch sinh thái của Ba Vì cịn thiếu nhiều yếu tố hấp dẫn để giữ chân du khách lưu trú dài ngày.

- Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch sinh thái phát triển nhỏ lẻ: trên địa bàn huyện chỉ các các khách sạn từ 2 đến 3 sao, chưa có khách sạn cao cấp 4, 5 sao; chưa có hệ thống nhà hàng đạt chuẩn phục vụ khách du lịch; dịch vụ của các cơ sở lưu trú, nhà hàng còn nghèo nàn, chất lượng chưa cao; chưa có những trung tâm mua sắm hiện đại tại các điểm du lịch để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của khách du lịch.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng hỗ trợ phát triển du lịch sinh thái chưa đồng bộ: Hệ thống giao thơng tiếp cận các điểm du lịch cịn nhiều hạn chế: mặt đường hẹp, chất lượng mặt đường xấu; hệ thống điện chưa đáp ứng được nhu cầu của các

điển du lịch, thường xuyên mất điện vào những ngày cao điểm; chưa có hệ thống nước sạch cung cấp cho các điểm du lịch; hệ thống thông tin liên lạc tuy đã đáp ứng phần nào nhu cầu của du khách, tuy nhiên chất lượng chưa cao, đường truyền còn yếu, còn nhiều điểm lõm, …

- Nhiều dự án đã được chấp thuận đầu tư nhưng đến nay vẫn chưa được khai thác, điển hình là các dự án: Dự án khu du lịch cao cấp quốc tế Tản viên (Hồ Suối Hai), Dự án xây dựng sân golf, resort và vui chơi giải trí cao cấp hồ Cẩm Quỳ, … đã làm lãng phí nguồn tài nguyên du lịch của huyện.

- Công tác đầu tư phát triển sản phẩm du lịch sinh thái còn nghèo nàn, chậm đổi mới, thiếu đặc sắc, khả năng cạnh tranh của sản phẩm còn hạn chế.

- Hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch chưa chuyên nghiệp, hiệu quả chưa cao, chưa tạo được tiếng vang và sức hấp dẫn.

- Việc chấp hành các quy định của pháp luật tại một số đơn vị chưa nghiêm: chưa có quy hoạch xây dựng, khơng có sơ đồ vị trí cơng trình xây dựng, việc đầu tư xây dựng diễn ra tự phát, manh mún, gây khó khăn cho q trình quản lý của các cơ quan nhà nước; chưa thực hiện chế độ báo cáo theo Thông tư 26; nợ bảo hiểm xã hội, nợ thuế, …

- Nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực du lịch sinh thái còn hạn chế cả về số lượng và chất lượng.

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế trên có thể kể đến như sau: - Về nguyên nhân khách quan: Cơ chế chính sách phát triển du lịch sinh thái chưa đồng bộ, chậm đổi mới; Hiện nay Ba Vì chưa có Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch do tiến độ lập Quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì – Suối Hai thành khu du lịch quốc gia đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 trình thủ tướng chính phủ phê duyệt cịn chậm.

- Về nguyên nhân chủ quan: Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành về phát triển du lịch chưa thường xuyên; Công tác quản lý nhà nước chưa kết nối được các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn để phát triển thành hệ thống khép kín, chưa làm được cơng tác định hướng phát triển sản phẩm cho các doanh nghiệp dẫn đến các doanh nghiệp phát triển theo hướng tự phát, sản phẩm du lịch na ná nhau, công tác quản lý đất đai và trật tự xây dựng còn nhiều yếu kém dẫn để để xảy ra một số vụ việc vi phạm trong thời gian vừa qua; Huyện cịn nhiều khó khăn nên chưa có đủ nguồn lực tài chính đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho phát triển du lịch sinh thái,

kinh phí nhà nước đầu tư cho hoạt động xúc tiến quảng bá còn hạn chế, đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tiếp cận các điểm du lịch chưa được các cấp các ngành ưu tiên; Các đơn vị kinh doanh du lịch chưa mạnh dạn đầu tư phát triển sản phẩm mới, thu hút và đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao.

Từ những tồn tại, hạn chế kể trên cũng như nguyên nhân của nó, để khai thác và phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì, chúng tơi xin đề xuất một số giải pháp như sau:

4.3.2.1. Giải pháp phát triển tài nguyên du lịch sinh thái

Tuy có hệ thống tài ngun vơ cùng phong phú nhưng để phát triển DLST và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách du lịch, huyện Ba Vì cũng cần thực hiện một số giải pháp nhằm bảo vệ, tôn tạo và phát triển các tài nguyên DLST hơn nữa. Cụ thể:

- Tăng cường công tác bảo vệ tài nguyên DLST, thường xuyên kiểm tra, giảm sát nhằm bảo vệ tài nguyên DLST, xử lý thật nghiêm những trường hợp phá hoại, hủy hoại tài nguyên DLST và những hành vi gây tổn thất tài nguyên DLST.

- Định kỳ tổ chức các đợt phát động chung tay bảo vệ cảnh quan môi trường xung quanh điểm DLST. Phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội phát động các phong trào trồng cây, dọn dẹp rác thải bảo vệ môi trường, …

- Bổ sung và làm đa dạng thêm nguồn tài nguyên DLST: Hiện nay khu vực vườn quốc gia Ba Vì đang nổi tiếng với hoa dã quỳ, thu hút rất đông du khách tới tham quan, chụp ảnh lưu niệm. Theo đó, huyện Ba Vì có thể bổ sung thêm nguồn tài nguyên DLST của mình bằng cách trồng thêm nhiều loại hoa khác phù hợp với điều kiện tự nhiên và địa hình của khu vực nhằm tăng thêm sự đa dạng, phong phú của tài nguyên DLST, đáp ứng tối đa nhu cầu của du khách.

4.3.2.2. Giải pháp phát triển sản phẩm du lịch sinh thái

Để phát triển được các sản phẩm du lịch sinh thái, cần tập trung chú trọng phát triển thị trường du lịch của địa phương, phát triển các sản phẩm du lịch chất lượng cao, các dịch vụ phụ trợ, đồng thời xây dựng thêm các tuyến du lịch. Cụ thể:

*Xác định thị trường du lịch

- Đối với khách du lịch nội địa: Phát triển các thị trường mục tiêu như Hà Nội, Hịa Bình, Phú Thọ, Vĩnh Phúc và các tỉnh lân cận.

- Đối với khách du lịch quốc tế: Khách du lịch Châu Âu như Anh, Pháp, Đức, Nga; Khách du lịch khu vực châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, các nước trong khu vực Đông Nam Á, ...

*Ưu tiên đầu tư phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao

- Thu hút đầu tư phát triển các loại hình du lịch cao cấp, từ đó thúc đẩy các loại hình du lịch khác phát triển. Tập trung xây dựng sản phẩm du lịch hoàn chỉnh, sớm đưa vào phục vụ, kéo dài thời gian lưu trú. Phát triển các sản phẩm du lịch mới, chất lượng cao, thân thiện với môi trường như du lịch sinh thái.

- Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư có năng lực đầu tư các dự án phát triển sản phẩm du lịch chất lượng cao tại khu vực Vườn Quốc gia Ba Vì, hồ Suối Hai,…

*Tiếp tục đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch sinh thái hiện có trên địa bàn huyện

- Cần đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch tại khu vực Sườn Đông núi Ba Vì nhằm kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch.

*Phát triển dịch vụ

- Phát triển các dịch vụ, lưu trú, khu vui chơi giải trí chất lượng cao tại các khu vực Hồ Suối Hai, Sườn Đơng núi Ba Vì, Khu nước khống nóng Thuần Mỹ.

- Khai thác và phát triển các sản phẩm nông sản, đồ lưu niệm mang đậm bản sắc đặc trưng của vùng đất, con người Ba Vì, phục vụ nhu cầu mua sắm, thưởng thức ẩm thực của khách du lịch (ưu tiên các sản phẩm thân thiện với môi trường và an toàn với sức khỏe con người).

- Xây dựng các cửa hàng giới thiệu, bày bán quà lưu niệm, quà tặng, sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của huyện tại xã Yên Bài trên trục Đại lộ Thăng Long kéo dài, tại xã Tản Lĩnh trên trục đường 414 Sơn Tây – Đá Chông.

- Ưu tiên phát triển hệ thống nhà hàng ăn uống đạt chuẩn phục vụ khách du lịch tại trung tâm xã Tản Lĩnh.

*Xây dựng và phát triển các tuyên du lịch nội huyện và liên vùng

- Tuyến du lịch: Làng cổ Đường Lâm – Làng họa sĩ Cổ Đơ – Du lịch cộng đồng tại xã Ba Vì, Ba Trại, Vân Hòa.

- Tuyến du lịch: Làng cổ Đường Lâm – Đình Chu Quyến, đình Tây Đằng – Làng họa sĩ Cổ Đô – Đền Hùng

- Tuyến du lịch: Các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện – Làng họa sĩ Cổ Đô

- Tuyến du lịch: Các điểm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng trên địa bàn huyện – K9 Đá Chông

- Tuyến du lịch: Đền Thượng – Đền Trung – Đền Hạ - K9 Đá Chông.

4.3.2.3. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái

Để phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn, chính quyền địa phương cần tập trung chú trọng vào các hoạt động cụ thể như sau:

- Tập trung đầu tư nâng cấp cải tạo các tuyến đường vào khu du lịch Khoang xanh, Ao vua, đường nối các khu du lịch Khoang xanh – Thác Đa – Vườn quốc gia – Thiên Sơn – Suối Ngà, đường vào các khu du lịch Sườn tây núi Ba Vì, đường vào khu du lịch Suối Hai.

- Thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư phát triển hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch. Khuyến khích các nhà đầu tư chiến lược đầu tư hình thành các khu du lịch phức hợp, dự án dịch vụ du lịch quy mô lớn, các trung tâm mua sắm, giải trí chất lượng cao.

- Phát triển hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin, cung cấp mạng wifi miễn phí tại các điểm du lịch.

- Khuyến khích và tạo điều kiện cho các nhà đầu tư, đầu tư xây dựng hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm đặc trưng của vùng đất Ba Vì tại các khu du lịch trên địa bàn huyện.

- Lắp đặt biển quảng cáo tấm lớn, biển chỉ dẫn đường đến các điểm du lịch tại các trục đường: tại xã Yên Bài trên trục đường Đại lộ Thăng long kéo dài, tại xã Ba Trại trên trục đường 414 gần khu vực cầu Đồng Quang, tại đường 412B khu vực bờ đập Suối Hai, đường quốc lộ 32 khu vực cầu Trung Hà, tại đường 415 khu vực xã Ba Vì.

4.3.2.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực

Tiếp tục đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng, nghiệp vụ cho lực lượng phục vụ trong ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng chuyên nghiệp

hơn để nâng cao chất lượng dịch vụ và tập huấn các kiến thức về du lịch sinh thái cho cộng đồng dân cư nơi phát triển du lịch sinh thái. Cụ thể:

- Đối tượng được đào tạo: Người lao động trực tiếp tại các điểm du lịch, nhóm cộng đồng dân cư tham gia hoạt động du lịch.

- Hình thức đào tạo: Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, trong đó ưu tiên đào tạo tại chỗ tạo nguồn nhân lực có chất lượng, hoạt động ổn định, hiệu quả. Khuyến khích tự thu hút nhân tài theo nhu cầu của doanh nghiệp.

- Các đơn vị, doanh nghiệp du lịch tăng cường công tác đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; có chế độ ưu đãi để thu hút người lao động có trình độ chun mơn du lịch, đảm bảo quyền và lợi ích cho người lao động để họ yên tâm làm việc lâu dài và phát huy năng lực cá nhân. Khuyến khích các đơn vị, doanh nghiệp tổ chức đào tạo và ký hợp đồng với các cơ sở đào tạo về du lịch trong và ngồi nước, phát triển mơ hình khách sản trường học để đào tạo nghề tiêu chuẩn quốc tế.

- Hỗ trợ đầu tư kinh phí từ nguồn ngân sách cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ lãnh đạo quản trị các đơn vị, doanh nghiệp du lịch, trưởng các bộ phận quan trọng của doanh nghiệp chủ lực; cộng đồng tham gia hoạt động du lịch; cán bộ, công chức, viên chức ngành du lịch… bằng các hình thức tập huấn, đào tạo tại các viện, trường trong nước, mời chuyên gia nước ngoài đào tạo, tập huấn trong nước hoặc ra nước ngồi.

4.3.2.5. Giải pháp về cơ chế chính sách

* Tăng cường cơng tác quản lý nhà nước

- Chính quyền địa phương cần tổ chức triển khai quy hoạch, kế hoạch: Trên cơ sở các nội dung của Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn 2030; Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, tiến hành triển khai quy hoạch cụ thể các điểm có tiềm năng, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện và thông tin để hỗ trợ các nhà đầu tư và kêu gọi đầu tư khai thác du lịch.

- Tiếp tục phối hợp với Sở du lịch Hà Nội hoàn thiện quy hoạch phát triển khu vực Ba Vì – Suối Hai trở thành Khu du lịch quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 trình Thủ tướng chính phủ phê duyệt trong năm 2018.

- Rà sốt tình hình thực hiện quy hoạch tại các khu, điểm du lịch trên địa bàn huyện; Rà sốt, hồn thiện Quy hoạch tỷ lệ 1/500 Khu du lịch quốc tế cao cấp Tản Viên; Lập Quy hoạch chi tiết sườn Tây núi Ba Vì, khu nước khống nóng Thuần Mỹ.

- Tăng cường cơng tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời hướng dẫn các đơn vị du lịch hoạt động kinh doanh theo đúng quy định của pháp luật; Đối thoại, lắng nghe ý kiến, tìm cách tháo gỡ khó khăn để các doanh nghiệp du lịch hoạt động hiệu quả hơn.

- Kết nối các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn huyện nhằm tạo nên các tour du lịch khép kín.

* Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển du lịch

- Đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng hạ tầng kỹ thuật đồng bộ, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển du lịch.

- Khuyến khích xã hội hóa đầu tư bảo vệ, tu bổ, tơn tạo di tích, bảo tồn và phục dựng các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề truyền thống phục vụ phát triển du lịch.

- Bố trí ngân sách cho cơng tác xây dựng quy hoạch, hỗ trợ kinh phí cho công tác xúc tiến, quảng bá, liên kết hợp tác phát triển du lịch.

- Hỗ trợ kinh phí cho cơng tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch.

- Phối hợp hiệu quả giữa các cấp, ngành, địa phương trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an tồn xã hội, phịng chống cháy nổ, vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, … xây dựng môi trường du lịch lành mạnh, thân thiện, văn minh, … Khuyến khích phát triển các loại hình giao thơng thân thiện với môi trường tại các khu du lịch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 86 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)