Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 66 - 71)

4.1.4.1. Hệ thống cơ sở lưu trú, ăn uống

Đối với hệ thống cơ sở lưu trú cũng như cơ sở ăn uống, các đơn vị hoạt động Du lịch đã không ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng như: làm đường giao thông nội bộ, cải tạo nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn, hội trường, bể bơi, bãi để xe, khu vui chơi giải trí với tổng kinh phí trên 200 tỷ đồng.

Tính đến đầu năm 2018, toàn huyện Ba Vì có tổng cộng 82 cơ sở lưu trú với khoảng 1254 phòng, bao gồm khách sạn, resort, nhà nghỉ. Trong đó có 21 cơ sở lưu trú đã được thẩm định, xếp hạng, đạt tiêu chuẩn nhà nghỉ và tiêu chuẩn khách sạn từ 1 đến 2 sao, chiếm 25,61% tổng số cư sở lưu trú trên toàn huyện. Các cơ sở lưu trú nằm rải rác chủ yếu tại địa bàn các xã Vân Hòa, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh.

Bảng 4.6. Thực trạng cơ sở lưu trú du lịch giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện Ba Vì

STT Cơ sở lưu trú Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ phát triển 16/15 17/16 BQ Tổng cộng 60 63 82 105,00 130,16 116,90 1 Khách sạn 9 10 13 111,11 130,00 120,19 2 Nhà nghỉ 46 49 62 106,52 126,53 116,10 3 Cơ sở lưu trú khác 5 7 7 140,00 100,00 118,32 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Vì (2018)

Qua bảng 4.6 có thể thấy trong giai đoạn từ 2015 đến 2017, số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện đều có sự tăng lên qua các năm. Tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 116,90%. Đặc biệt từ năm 2016 đến 2017, số lượng cơ sở lưu trú tăng lên đáng kể (66 cơ sở lưu trú năm 2016 lên 82 cơ sở lưu trú trong năm 2017). Sở dĩ có sự tăng lên đáng kể như vậy là do năm 2016 là năm đầu tiên trong việc triển khai Nghị quyết 06-NQ/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Thủ đô Hà Nội giai đoạn 2016 – 2020 và những năm tiếp theo. Có thể thấy đây là một đường lối đúng đắn của chính quyền thành phố trong việc chú trọng phát triển du lịch trên địa bàn. Tuy vậy, mặc dù số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn huyện Ba Vì có tăng lên qua các năm nhưng vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Cụ thể đó là số lượng cơ sở lưu trú chưa được xếp hạng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, chủ yếu là các cơ sở lưu trú do hộ gia đình tự xây dựng, quản lý. Phần lớn các cơ sở lưu trú này không đủ tiêu chuẩn đảm bảo an toàn vệ sinh, dịch vụ cho du khách. Các cơ sở lưu trú này chủ yếu được xây dựng tự phát, không theo quy hoạch của chính quyền địa phương, chưa thực sự phù hợp với cảnh quan chung. Mặt khác, các cơ sở lưu trú này cũng còn hạn chế về chất lượng phục vụ, thiếu các dịch vụ đi kèm nên chưa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch đến với địa phương.

Về cơ sở ăn uống trên địa bàn huyện Ba Vì, trao đổi với bà Chu Khánh Vân – cán bộ phòng văn hóa huyện Ba Vì, phụ trách quản lý lĩnh vực du lịch, bà cho biết:

Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ phòng Văn hóa huyện Ba Vì liên quan đến cơ sở ăn uống trên địa bàn

4.1.4.2. Các cơ sở hạ tầng khác

Công tác đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch được các cấp các ngành quan tâm đầu tư với tổng kinh phí gần 400 tỷ đồng. Trong đó:

- Hệ thống giao thông: Đầu tư 300 tỷ đồng xây dựng xong một số tuyến đường, trong đó: đường Ba Vành – Suối Mơ dài 6,6km với số vốn 51 tỷ đồng; đường đê Minh Khánh dài 12 km với số vốn 155 tỷ đồng; đường nối liên xã Ba Vì – Ba Trại – Tản Lĩnh với kinh phí 14 tỷ đồng; hệ thống đường giao thông liên thôn 7 xã miền núi với tổng kinh phí 80 tỷ đồng và đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư nâng cấp 2 tuyến đường: tuyến đường từ đường 87 đi khu du lịch Ao Vua, đường Vườn quốc gia đi đến khu du lịch Thiên sơn – Suối Ngà.

- Hạ tầng công nghệ thông tin: đầu tư được 23 trạm thu phát sóng thông tin di động với kinh phí trên 15 tỷ đồng.

- Hệ thống nước sạch: Đầu tư 06 dự án ở 4 xã: Ba Vì, Ba Trại, Minh Quang, Khánh Thượng với số vốn 10,2 tỷ đồng.

- Hệ thống điện chiếu sáng: Đầu tư lắp đặt 556 bộ đèn chiếu sáng với chiều dài tuyến điện 20.318km với công suất 97,17KW.

- Điện lực Ba Vì đã đầu tư cải tạo 145,2km đường dây hạ thế, 20,3km đường dây trung thế, xây dựng mới 23 trạm biến áp, trong đó: Minh Quang 03 trạm, Ba Trại 05 trạm, Tản Lĩnh 08 trạm, Yên Bài 03 trạm, Vân Hòa 04 trạm. Tổng công suất của các trạm biến áp này là 7,320kVA, tổng kinh phí đầu tư 41.7 tỷ đồng, đảm bảo cung cấp điện ổn định, liên tục, an toàn, đáp ứng nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân và phục vụ sản xuất.

Cơ sở ăn uống trên địa bàn huyện chủ yếu là do hộ gia đình kinh doanh tự phát nên rất khó quản lý. Các cơ sở ăn uống có đăng ký đa số đều trực thuộc các đơn vị kinh doanh, nằm ngay trong khuôn viên điểm du lịch hoặc gắn liền với cơ sở lưu trú. Ngoài ra du khách đến du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì chủ yếu đi trong ngày, thời gian lưu trú ngắn nên đa số đều tự túc ăn uống, dịch vụ ăn uống gắn với hoạt động du lịch trên địa bàn huyện vì thế chưa có nhiều điều kiện để phát triển.

Nguồn: Phỏng vấn sâu bà Chu Khánh Vân, cán bộ phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì (2018)

4.1.4.3. Đánh giá của khách du lịch về cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch sinh thái bản địa

Tiến hành khảo sát đánh giá của khách du lịch đối với dịch vụ lưu trú tại một số điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì, kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 4.7. Đánh giá của khách du lịch sinh thái đối với dịch vụ lưu trú trên địa bàn huyện Ba Vì

Điểm du lịch

Mức độ hài lòng (%)

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. KDL Ao Vua 5 12,50 11 27,50 20 50,00 4 10,00 2. KDL Khoang xanh – suối Tiên 4 10,00 10 25,00 21 52,50 5 12,50 3. KDL VQG Ba Vì 5 12,50 11 27,50 19 47,50 5 12,50 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Nhìn vào bảng 4.7, có thể thấy mặc dù không có du khách nào đánh giá rất không hài lòng nhưng đa số du khách đến tham quan du lịch tại huyện Ba Vì đều chưa thực sự hài lòng về chất lượng dịch vụ lưu trú. Tỷ lệ du khách đánh giá dịch vụ lưu trú chỉ ở mức độ Bình thường chiếm tỷ lệ cao (từ 47,5 – 52,5%). Sở dĩ đánh giá như vậy vì đa phần du khách đến du lịch tại địa bàn huyện đều chỉ đi trong ngày, ăn nghỉ ngay tại điểm du lịch nên chưa có nhiều thời gian trải nghiệm dịch vụ lưu trú trên địa bàn, đánh giá của du khách tại điểm chưa thật sự khách quan, bao quát. Để khắc phục được điều này, chính quyền địa phương và đơn vị du lịch có thể đề ra một số giải pháp nhằm kéo dài thời gian lưu trú của du khách, tạo điều kiện cho du khách có được nhiều trải nghiệm về dịch vụ lưu trú và ăn uống trên địa bàn huyện. Ngoài ra, một lý do nữa mà các du khách đưa ra là do các hộ kinh doanh không có đủ điều kiện để thỏa mãn nhu cầu của du khách như phòng ốc đã cũ, xuống cấp, hư hỏng; các vật dụng như chăn, chiếu đã cũ, không được thay dọn thường xuyên; nhân viên phục vụ tại cơ sở lưu trú còn thiếu chuyên nghiệp; …

Tuy phát triển còn kém hơn so với các cơ sở lưu trú nhưng các cơ sở ăn uống cũng là một lĩnh vực có được sự quan tâm, chú trọng của địa phương. Các năm qua,

các cơ sở ăn uống cũng dần có sự tăng lên về số lượng và cả chất lượng nhằm giới thiệu đến du khách những đặc sản mang bản sắc của địa phương. Để có được những định hướng đúng đắn nhằm phát triển dịch vụ ăn uống tại địa phương, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đánh giá của khách du lịch về dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Ba Vì. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng như sau:

Bảng 4.8. Đánh giá của khách du lịch sinh thái đối với dịch vụ ăn uống trên địa bàn huyện Ba Vì

Tiêu chí

Mức độ hài lòng (%)

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. Chất lượng món ăn 25 20,83 82 68,33 13 10,83 0 0,00 0 0,00 2. Vệ sinh an toàn thực phẩm 20 16,67 76 63,33 20 16,67 4 3,33 0 0,00 3. Vệ sinh khu vực ăn uống 16 13,33 68 56,67 22 18,33 8 6,67 6 5,00 4. Sự phong phú, đa dạng về chủng loại 22 18,33 89 74,17 9 7,50 0 0,00 0 0,00

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Từ bảng 4.8 có thể thấy đa số du khách sau khi trải nghiệm về dịch vụ ăn uống của địa phương đều tỏ ra hài lòng. Về chất lượng món ăn cũng như sự đa dạng, phong phú trong thực đơn, đa số du khách đều cho rằng món ăn được chế biến khá tươi ngon, giữ được hương vị của món ăn cũng như thể hiện được bản sắc văn hóa của địa phương. Tuy nhiên về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm thì du khách vẫn chưa thực sự tin tưởng và đánh giá cao. Đặc biệt, về vấn đề vệ sinh khu vực ăn uống, nhiều du khách tỏ ra không hài lòng, cho rằng các cơ sở ăn uống chưa chú trọng đến vấn đề vệ sinh khu vực ăn uống, giấy ăn còn vứt bừa dưới sàn nhà hay bàn ghế, bát đũa nhiều nơi chưa được sạch sẽ, không thông thoáng, … Như vậy, muốn thu hút du khách và quảng bá hình ảnh du lịch của địa phương, chính quyền địa phương cần chú trọng quan tâm sát sao đến vấn đề quản

lý vệ sinh an toàn thực phấm và vệ sinh khu vực ăn uống của cơ sở ăn uống, tạo niềm tin và gây dựng hình ảnh tốt đẹp tới khách du lịch khi đến địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 66 - 71)