Thực trạng phát triển nguồn nhân lực du lịch sinh thái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)

Du lịch sinh thái đang ngày càng phát triển, nhận được nhiều sự quan tâm của đông đảo tầng lớp xã hội. Do vậy, lao động trong ngành du lịch nói chung và du lịch sinh thái ở địa bàn huyện Ba Vì nói riêng cũng có chiều hướng tăng lên. Riêng trong giai đoạn 2015 – 2017, tốc độ phát triển bình quân của lao động trên địa bàn huyện là 102,08%. Tính đến năm 2017, tổng số lao động trong ngành du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì là 520 người. Trong đó, lao động chuyên nghiệp là 63 người, số còn lại là lao động không chuyên nghiệp là cư dân địa phương tham gia vào hoạt động du lịch lúc nông nhàn và bán thời gian.

Bảng 4.9. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch sinh thái giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện Ba Vì

Chỉ tiêu 2015 (Người) 2016 (Người) 2017 (Người) Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ Tổng số lao động 499 505 520 101,20 102,97 102,08 Phân theo loại lao động

- Lao động chuyên

nghiệp 63 112 130 177,78 116,07 143,65

- Lao động không

chuyên 436 393 390 90,14 99,24 94,58

Phân theo trình độ chuyên môn - Có trình độ

chuyên môn 118 169 211 143,22 124,85 133,72

- Không có trình độ

chuyên môn 381 336 309 88,19 91,96 90,06

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ba Vì (2018)

Theo bảng 4.9, số lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn huyện tuy chiếm tỷ lệ thấp nhưng đang tăng nhanh qua các năm. Cụ thể năm 2015 là 118 người, đến năm 2017 là 211 người, tăng bình quân 133,72%. Tuy nhiên đa số những lao động này chủ yếu mới đạt trình độ trung cấp hoặc lao động mới qua đào tạo ngắn hạn, số lượng lao động có trình độ cao còn ít.

Để có được những đánh giá khách quan về lao động trong lĩnh vực du lịch, chúng tôi cũng tiến hành khảo sát đánh giá của khách du lịch đối với chất

lượng nguồn nhân lực phục vụ tại các điểm du lịch sinh thái. Kết quả cụ thể được thể hiện như sau:

Bảng 4.10. Đánh giá của khách du lịch đối với chất lượng nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch sinh thái tại các điểm khảo sát

Điểm du lịch

Mức độ hài lòng (%)

Rất hài lòng Hài lòng Bình thường Không hài lòng SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) SL (người) CC (%) 1. KDL Ao Vua 5 12,50 16 40,00 15 37,50 4 10,00 2. KDL Khoang xanh – suối Tiên 4 10,00 14 35,00 17 42,50 5 12,50 3. KDL VQG Ba Vì 5 12,50 14 35,00 16 40,00 5 12,50

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Qua bảng 4.10, có thể thấy mặc dù không có du khách nào đánh giá rất không hài lòng những đa số du khách đều chỉ đánh giá chất lượng nhân lực tại các điểm du lịch ở mức độ bình thường và hài lòng, nhiều du khách còn tỏ ra không hài lòng về chất lượng cán bộ - công nhân viên tại điểm du lịch (khoảng 10 – 12,5%). Khi được hỏi về nguyên do của việc không hài lòng, du khách chỉ ra rằng nhiều cán bộ - công nhân viên tại điểm du lịch còn có thái độ và tác phong không chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ, khiến cho du khách cảm thấy không thoải mái khi trải nghiệm dịch vụ. Đa số người dân địa phương chưa thực sự coi du lịch là ngành kinh tế chính, chỉ coi đây là công việc làm thêm lúc nông nhàn và bán thời gian, lao động được đào tạo bài bản còn hạn chế, chưa có nhiều kiến thức về du lịch sinh thái, trình độ ngoại ngữ, tin học của đội ngũ lao động còn yếu. Để có thể phát triển đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, chính quyền địa phương cần nhận ra tầm quan trọng của việc này và có các chủ trương, định hướng đúng đắn, trước tiên là đào tạo chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ cho lực lượng lao động chuyên nghiệp, nâng cao trình độ cho toàn đội ngũ, sau đó từng bước phổ cập kiến thức cho lao động không chuyên nghiệp, lao động không có trình độ và cư dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 71 - 73)