Phát triển du lịch nói chung và du lịch sinh thái nói riêng trên địa bàn huyện Ba Vì trong những năm gần đây là góp phần không nhỏ cho việc nâng cao hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường cho huyện.
4.1.6.1. Về kinh tế
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của Huyện ủy – HĐND – UBND huyện cùng với sự phấn đấu nỗ lực của các đơn vị kinh doanh du lịch, du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì đã đạt được nhiều kết quả khả quan.
Về số lượng khách du lịch, trong giai đoạn từ nằm 2015 – 2017, tổng số du khách đến thăm quan tại các điểm du lịch đạt khoảng 7,76 triệu người và luôn tăng lên qua các nằm, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 3,24%/năm. Riêng năm 2017, du lịch Ba Vì đón gần 2,7 triệu lượt khách.
Bảng 4.11. Số lượng khách du lịch sinh thái giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện Ba Vì
STT Chỉ tiêu Năm 2015 (người) Năm 2016 (người) Năm 2017 (người) Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ Tổng số lượt khách 2.500.238 2.604.844 2.665.000 104,18 102,31 103,24 1 Khách nội địa 2.490.001 2.590.950 2.649.543 104,05 102,26 103,15 2 Khách quốc tế 10.237 13.894 15.457 135,72 111,25 122,88 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ba Vì (2018)
Từ bảng 4.11, có thể thấy lượt khách nội địa cũng như khách quốc tế đến tham quan du lịch sinh thái tại các điểm du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì đều có sự tăng lên đáng kể, đặc biệt là đối với lượng khách quốc tế.
Riêng đối với khách nội địa, tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2015 - 2017 đạt 3,15%. Khách du lịch nội địa đến Ba Vì chủ yếu đi trong ngày và tự tổ chức đi là chính. Có thể phân chia thành 2 luồng khách rõ rệt: Khách cao cấp đến các khu du lịch cao cấp theo kiểu gia đình, công ty tổ chức và khách bình dân chủ yếu là học sinh, sinh viên, thanh niên và người dân quanh vùng đến du lịch sinh thái kết hợp.
Với khách quốc tế, đa phần vẫn là khách du lịch thuộc khu vực châu Á (như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc và các nước khu vực Đông Nam Á) và một số nước thuộc khu vực châu Âu như: Anh, Pháp, Đức, Nga. Tuy nhiên điểm đặc biệt là tốc độ tăng trưởng của khách quốc tế đạt tốc độ rất cao,
bình quân đạt 22,88% trong toàn giai đoạn. Để đạt được kết quả đó phải kể đến sự chỉ đạo đúng đắn và nỗ lực quảng bá du lịch không ngừng nghỉ của chính quyền địa phương tới bạn bè quốc tế.
Về doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái, nhờ sự tăng lên của lượt khách du lịch qua các năm mà kéo theo đó là sự tăng lên đáng kể của doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái.
Trong 3 năm từ 2015 – 2017, tính riêng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của các đơn vị du lịch trên địa bàn, tổng doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái đạt khoảng 770 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 8,57%/năm, nộp NSNN gần 74 tỷ đồng. Riêng năm 2017, doanh thu từ hoạt động du lịch sinh thái trên địa bàn huyện đạt 276,19 tỷ đồng, tăng 6,38% so với cùng kỳ năm 2016. Hoạt động kinh doanh của các đơn vị du lịch không những đem lại lợi ích cho Nhà nước, Công ty, người lao động mà còn đem lại hiệu quả lớn đối với phát triển kinh tế vùng như: Thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện theo hướng tăng tỷ trọng nhóm ngành du lịch dịch vụ, giảm nhóm ngành nông lâm nghiệp (Năm 2017, cơ cấu nhóm ngành du lịch dịch vụ chiếm 40,4%, nông lâm nghiệp chiếm 38,25%, công nghiệp – xây dựng chiếm 21,35%); Tiêu thụ hàng nghìn tấn hàng hóa, nông sản có giá trị của nhân dân trong vùng; Đời sống của nhân dân trong vùng được cải thiện.
Như vậy, phát triển du lịch sinh thái đã góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất, góp phần vào sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa của huyện Ba Vì nói riêng và toàn thành phố Hà Nội nói chung.
Bảng 4.12. Doanh thu hoạt động du lịch sinh thái giai đoạn 2015 – 2017 trên địa bàn huyện Ba Vì
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ba Vì (2018)
STT Chỉ tiêu Năm 2015 (tỷ đồng) Năm 2016 (tỷ đồng) Năm 2017 (tỷ đồng) Tốc độ phát triển (%) 16/15 17/16 BQ 1 Tổng doanh thu 234,32 259,63 276,19 110,80 106,38 108,57 2 Nộp NSNN 21,58 25,19 26,92
4.1.6.2. Về xã hội
Du lịch sinh thái trên địa bàn phát triển giúp tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động địa phương, góp phần tăng thu nhập cho người dân, nhất là 07 xã thuộc khu vực miền núi của huyện Ba Vì.
Bảng 4.13. Cơ cấu lao động huyện Ba Vì giai đoạn 2015 – 2017
ĐVT: %
STT Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh
16/15 17/16 BQ
Tổng số 100,00 100,00 100,00
1 Nông nghiệp 82,12 80,91 80,01 -1,21 -0,90 -1,06 2 Công nghiệp 8,74 9,33 9,88 0,59 0,54 0,57
3 Dịch vụ 9,14 9,76 10,12 0,62 0,36 0,49
Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ba Vì (2018)
Theo bảng 4.13, cơ cấu lao động giữa các nhóm ngành cũng có sự chuyển dịch đáng kể: sự tăng lên của lao động trong nhóm ngành công nghiệp và nhóm ngành dịch vụ, giảm lao động trong nhóm ngành nông nghiệp. Cụ thể, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực dịch vụ tăng từ 9,14% năm 2015 lên 10,12% năm 2017 (tăng bình quân 0,49%/năm); tỷ lệ lao động trong ngành công nghiệp cũng tăng từ 8,74% năm 2015 lên 9,88% năm 2017 (tăng bình quân 0,57%/năm). Trong khi đó, tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp lại giảm xuống, từ 82,12% năm 2015 xuống còn 80,01% năm 2017, bình quân giảm 1,06%/năm. Có thể thấy lĩnh vực du lịch dịch vụ đang có sự chuyển dịch cơ cấu lao động rất mạnh mẽ qua các năm.
Cũng nhờ có phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, nhiều nghề thủ công, mỹ nghệ dân gian của địa phương được phục hồi phát triển, góp phần quảng bá và phát huy bản sắc văn hóa của huyện Ba Vì.Phát triển du lịch sinh thái cũng góp phần thay đổi diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới, khang trang sạch đẹp hơn. Tính đến hết năm 2017, Ba Vì đã có 13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 13 xã đạt và cơ bản đạt từ 13 - 18 tiêu chí, 4 xã đạt và cơ bản đạt từ 11 - 12 tiêu chí. Đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao, nhiều công trình hạ tầng được hoàn thành, đưa vào sử dụng đã tạo sự thay đổi lớn bộ mặt nông thôn.
4.1.6.3. Về môi trường
Hoạt động du lịch sinh thái chính là một nhân tố có tác động rất lớn trong việc khuyến khích bảo vệ, khôi phục và tối ưu hóa môi trường thiên nhiên của
huyện Ba Vì. Thông qua các hoạt động tu bổ, tôn tạo cảnh quan môi trường phục vụ hoạt động du lịch sinh thái, sự đa dạng sinh học của quần thể thực vật núi Ba Vì cũng được đa dạng hơn, góp phần làm giảm ô nhiễm môi trường, điều hòa khí hậu cho khu vực huyện Ba Vì nói riêng và thành phố Hà Nội nói chung.
Dưới sự chỉ đạo và kiểm tra sát sao của lãnh đạo các cấp trong vấn đề bảo vệ môi trường, các đơn vị kinh doanh tự chủ động xây dựng các kế hoạch nhằm bảo vệ môi trường cảnh quan của điểm du lịch như: Xây dựng hệ thống xử lý rác bao gồm các thùng rác đặt tại khắp nơi trong điểm du lịch, có nhân viên chuyên trách trong công việc quét dọn, thu gom và xử lý rác thải; Thường xuyên trồng mới nhiều cây xanh và có đội ngũ nhân viên chuyên cắt tỉa cây, tạo cảnh quan đẹp cho khu du lịch; Xây dựng hệ thống xử lý nước sạch tại điểm du lịch; Xây dựng hệ thống xử lý nước thải của khu du lịch trước khi thải ra môi trường; … Doanh nghiệp cũng chủ động ký kết hợp đồng với công ty vệ sinh môi trường trong việc thu gom tại chỗ và xử lý rác thải rắn; tự xử lý các rác thải hữu cơ và lá cây trong khu du lịch. Nhờ đó, môi trường tại các điểm du lịch nói riêng và trên toàn huyện Ba Vì nói chung cũng được cải thiện rõ rệt từng ngày.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI
4.2.1. Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên thiên nhiên là một trong những yếu tố có tính chất quyết định đến sự hình thành và phát triển của điểm, khu du lịch sinh thái, là động lực chính thu hút khách du lịch, quyết định hình thức DLST và ảnh hưởng tới tính thời vụ của DLST.
Nhờ sự ưu đãi của thiên nhiên với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, Ba Vì là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Có thể kể đến nguồn tài nguyên thiên nhiên vô cùng tươi đẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị...
Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, sự phân hóa 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 cũng đã hình thành nên tính thời vụ trong DLST của Ba Vì. Khách du lịch đến Ba Vì chủ yếu vào mùa mưa khoảng tháng 4 đến tháng 8. Lúc này, nhờ mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo của mình, xung quanh gần như được bao bọc bởi hai
dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà và nhiều dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, tạo nên nhiều thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh... chính là điểm mấu chốt thu hút du khách đến với Ba Vì.
Ngoài ra, vào khoảng cuối thu, đầu đông, từ tháng 10 đến tháng 11 hàng năm, hoa dã quỳ tại Vườn quốc gia Ba Vì bắt đầu nở cũng tạo nên cảnh quan hết sức đẹp mắt, hấp dẫn khách du lịch đến tham quan, chụp ảnh.
Đồng thời, VQG Ba Vì cũng được coi là một bảo tàng thiên nhiên sống với rất nhiều mẫu chuẩn của hệ thống động – thực vật rừng quý hiếm của nước ta. VQG Ba Vì nổi tiếng về sự đa dạng, phong phú của thảm thực vật, ước tính có khoảng 812 loài thực vật bậc cao thuộc 472 chi, 99 họ; hệ thống rừng nguyên sinh trải rộng 2752ha, nằm ở độ cao 1000m với nhiệt độ bình quân năm khá lý tưởng (khoảng 16 độ C) cũng là điểm thu hút đặc biệt dành cho du khách.
Tuy nhiên, khảo sát chung du khách khi đến tham quan du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì về thời gian lưu trú tại đây, đa số du khách chỉ lựa chọn đi trong ngày và chỉ lưu lại 1 điểm du lịch.
Biểu đồ 4.1. Thời gian lưu trú của du khách tại một số điểm du lịch sinh thái
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)
Có thể thấy du khách khi đến du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì chỉ có thời gian lưu trú từ 1 đến 2 ngày. Giải thích cho việc thời gian lưu trú ngắn, du khách đưa ra một số lý do như sau: Họ sinh sống ngay tại Hà Nội hoặc các tỉnh lân cận nên thường đi trong ngày để tiết kiệm chi phí, do hạn chế về thời gian, các điểm du lịch sinh thái tại địa phương có nhiều nét tương đồng nhau về sản phẩm và hình thức nên chỉ cần đi 1 điểm trong ngày để trải nghiệm là đủ, họ chủ yếu đi theo hình thức gia đình hoặc nhóm người tự tổ chức nên chưa biết lựa chọn lộ trình cho phù hợp, …
Hộp 4.2. Ý kiến của hướng dẫn viên du lịch liên quan đến thời gian lưu trú của du khách
Như vậy, ngoài việc điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của địa phương khiến cho thời gian lưu trú của khách du lịch trên địa bàn còn ngắn thì sự hạn chế về sản phẩm DLST, hình thức DLST và thiếu các tuyến du lịch liên kết các điểm du lịch trên địa bàn cũng khiến cho thời gian lưu trú của khách du lịch chưa được kéo dài.
4.2.2. Nhận thức của xã hội đối với hoạt động du lịch sinh thái
Du lịch sinh thái có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của địa phương như: Góp phần làm thay đổi chất lượng cuộc sống của cộng đồng; góp phần làm tăng danh tiếng cho địa phương, quảng bá hình ảnh của địa phương đến đông đảo cộng đồng; Tạo điều kiện giao lưu, hiểu biết lẫn nhau giữa các cộng đồng, các quốc gia và có tiềm năng rất lớn trong việc mang lại lợi ích kinh tế cho người dân địa phương. Tuy nhiên, để du lịch sinh thái có thể phát triển và phát huy hết khả năng của nó thì việc nâng cao nhận thức của cộng đồng đối với hoạt động DLST là vô cùng cần thiết. Nhận thấy tầm quan trọng của việc nâng cao nhận thức của xã hội đối với việc phát triển DLST trên địa bàn huyện, trong những năm qua các đơn vị du lịch cũng như chính quyền địa phương đã tập trung chú trọng vào công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, nâng cao nhận thức cho quần chúng nhân dân, cụ thể như sau:
- Các đơn vị du lịch đã chủ động tổ chức đào tạo bồi dưỡng tại chỗ nhằm nâng cao trình độ quản lý, chuyên môn nghiệp vụ cho nhân viên.
- Phối hợp với Sở Du lịch Hà Nội tổ chức 03 lớp tập huấn với 150 học viên tham gia về phát triển du lịch cộng đồng tại các xã Vân Hòa, Ba Trại, Ba Vì.
- Phối hợp với Hiệp hội thể thao dưới nước Việt Nam tập huấn cấp chứng chỉ cứu hộ bơi cho 30 học viên của các khu du lịch Khoang Xanh, Thiên Sơn – Suối Ngà, Tản Đà, Hồ Tiên Sa.
“Sở dĩ du khách đến du lịch sinh thái tại địa phương chỉ đi trong ngày tới 1 điểm du lịch duy nhất do họ chưa biết lựa chọn tour như thế nào cho hợp lý . Các công ty lữ hành hay bản thân hướng dẫn viên chúng tôi khi tư vấn cho du khách cũng gặp khó khăn vì chưa tìm được các tuyến du lịch phù hợp giữa các điểm tại địa phương."
Nguồn: Phỏng vấn sâu Chị Nguyễn Thị Thùy Dung, hướng dẫn viên du lịch (2018)
- Trung tâm môi trường và Phát triển cộng đồng trực thuộc Hội bảo vệ thiên nhiên Việt tổ chức hội thảo, tập huấn nâng cao nhận thức và kiến thức du lịch gồm 03 lớp với 180 học viên là nhân dân 3 xã Ba Vì, Ba Trại, Vân Hòa.
- Tham gia lớp tập huấn đào tạo kỹ năng xúc tiến du lịch; lớp tập huấn về công tác quản lý nhà nước và công tác xây dựng sản phẩm du lịch do Sở du lịch Hà Nội và Trung tâm xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch Hà Nội tổ chức.
- Tổ chức tuyên truyền về văn hóa du lịch cho nhân dân địa phương có điểm du lịch, nhằm phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thực hiện văn hóa văn minh trong văn hóa giao tiếp tại các điểm du lịch nhằm xây dựng môi trường du lịch an toàn, thân thiện, văn minh, lịch sự.
Nhờ những hành động cụ thể đó mà những năm qua, nhận thức của xã hội cũng như chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực phục vụ hoạt động DLST trên địa bàn huyện Ba Vì không ngừng được nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho DLST huyện Ba Vì phát triển và ngày càng khẳng định được vị trí quan trọng của mình trong ngành Du lịch của Thủ đô.
Bảng 4.14. Hình thức tổ chức du lịch của du khách tại một số điểm du lịch