Đặc điểm địa bàn huyện Ba vì, thành phố Hà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 41)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Ba Vì là huyện thuộc vùng bán sơn địa, nằm về phía Tây Bắc thủ đô Hà Nội. Với tổng diện tích 424km². Phía đông giáp thị xã Sơn Tây, phía nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía tây giáp tỉnh Phú Thọ và phía Bắc giáp tỉnh Vĩnh Phúc. Thực hiện Nghị quyết 15 của Quốc Hội khóa XII, Ba Vì tái nhập Thủ đô Hà Nội tháng 8 năm 2008.

Hình 3.1. Vị trí địa lý huyện Ba Vì

Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Ba Vì (2018)

3.1.1.2. Điều kiện khí hậu, thủy văn

Về khí hậu, Ba Vì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng chịu ảnh hưởng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Theo thống kê của Chi cục thống kê huyện Ba Vì (2018), các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở trạm khí tượng Ba Vì cho thấy:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10 với nhiệt độ trung bình

23oC, tháng 6 và tháng 7 có nhiệt độ trung bình cao nhất là 28,6oC. Tổng lượng mưa là 1832,2mm (chiếm 90,87% lượng mưa cả năm). Lượng mưa các tháng đều vượt trên 100 mm với 104 ngày mưa và tháng mưa lớn nhất là tháng 8 (339,6mm).

Mùa khô bắt đầu từ tháng 11 và kết thúc vào tháng 3 với nhiệt độ xấp xỉ 20oC , tháng 1 có nhiệt độ thấp nhất 15,8oC; Lượng mưa các tháng biến động từ 15,0 đến 64,4mm và tháng mưa ít nhất là tháng 12 chỉ đạt 15mm (Chi cục thống kê huyện Ba Vì, 2018).

Ba Vì là nơi có mạng lưới thủy văn hết sức độc đáo, xung quanh gần như được bao bọc bởi hai dòng sông lớn là sông Hồng và sông Đà. Ngoài ra trong khu vực còn có nhiều các dòng suối nhỏ bắt nguồn từ trên đỉnh núi xuống, mùa mưa lượng nước lớn tạo ra các thác nước đẹp như thác Ao Vua, thác Ngà, thác Khoang Xanh...

3.1.1.3. Điều kiện địa hình

Địa hình của huyện thấp dần từ phía Tây Nam sang phía Đông Bắc, chia thành 3 tiểu vùng khác nhau: Vùng núi, vùng đồi, vùng đồng bằng ven sông Hồng.

Đất đai huyện Ba Vì được chia làm 2 nhóm, nhóm vùng đồng bằng và nhóm đất vùng đồi núi. Nhóm đất vùng đồng bằng có 12.892 ha bằng 41,1% diện tích đất đai toàn huyện. Nhóm đất vùng đồi núi: 18.478 ha bằng 58,9% đất đai của huyện (Chi cục thống kê huyện Ba Vì, 2018).

3.1.1.4. Tài nguyên thiên nhiên

Đến năm 2010 Ba Vì có 63 di tích lịch sử văn hoá được xếp hạng, được phân bố đều khắp ở cả 3 vùng trong huyện. Những di tích lịch sử này phần lớn có kiến trúc độc đáo gắn liền với tên tuổi các vị anh hùng của dân tộc, danh nhân văn hoá như: đền thờ Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đỉnh núi Ba Vì, khu di tích K9. Nhiều di tích có tầm cỡ quốc gia như: Đình Tây Đằng, Đình Chu Quyến là 2 di tích được xếp hạng đặc biệt quan trọng cấp quốc gia, Đình Thụy Phiêu được các nhà khoa học đánh giá là một trong những ngôi đình cổ nhất Việt Nam có niên đại 1531- thời Nhà Mạc (Phòng Văn hóa – Thông tin huyện Ba Vì, 2010).

Núi Ba Vì là cái nôi của huyền thoại Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - Thần Tản Viên và thần Sông nước (sông Đà). Xung quanh núi Ba Vì có nhiều nơi thờ Sơn Tinh - vị thánh đứng đầu trong Tứ Bất Tử mà điển hình là: Đền Thượng, Đền Trung, Đền Hạ, Đình Tây Đằng (Bắc Cung), Đền Và - Sơn Tây (Đông Cung), Đền Bố - Tản Lĩnh (Nam Cung), Đền La Phù - Phú Thọ (Tây Cung),…

Ba Vì được thiên nhiên ưu đãi ban tặng cả bức tranh sơn thuỷ hữu tình, với hệ sinh thái phong phú, thảm thực vật đa dạng, được coi là "lá phổi xanh" phía Tây thủ đô Hà Nội, là điểm đến của khách du lịch trong và ngoài nước. Đó chính là Vườn Quốc Gia Ba Vì. Nơi đây có rất nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp như: Núi, rừng, Thác, suối, Sông, Hồ cùng với các danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: Ao Vua, Khoang Xanh - Suối Tiên, Hồ Tiên Sa, Thiên Sơn - Suối Ngà, Khu du lịch Tản Đà, Thác Đa, Hồ Suối Hai, Hồ Cẩm Quỳ, Rừng nguyên sinh Bằng Tạ - Đầm Long, Đồi cò Ngọc Nhị... Nơi có nhiều trang trại đồng quê, nhiều sản phẩm nông nghiệp phong phú. Có nguồn nước khoáng nóng thiên nhiên tại Thuần Mỹ rất thuận lợi cho phát triển du lịch sinh thái và du lịch nghỉ dưỡng.

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Kinh tế huyện Ba Vì những năm qua có những chuyển biến tích cực. Năm 2017, kinh tế tăng trưởng khá. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 9,2%/năm. Các chỉ tiêu Kinh tế - xã hội chủ yếu đều đạt và vượt kế hoạch HĐND huyện giao. Thu nhập bình quân đầu người đạt trên 38triệu đồng/người/năm. Tổng giá trị sản xuất đạt 23.795 tỷ đồng, đạt 98% kế hoạch. Cơ cấu kinh tế theo giá trị sản xuất như sau: Nhóm ngành dịch vụ du lịch chiếm 40,6%; nông lâm nghiệp chiếm 37,8%; công nghiệp xây dựng chiếm 21,6%. Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 8.995 tỷ đồng. Tổng giá trị sản xuất nhóm ngành dịch vụ, du lịch đạt 9670 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch. Tổng doanh thu du lịch năm 2017 đạt 276 tỷ đồng; tổng lượt khách đạt 2.665.000 lượt đạt 102% kế hoạch năm. Dịch vụ ngân hàng, điện, bưu chính, viễn thông, các dịch vụ khác đều có mức tăng trưởng khá, đảm bảo đáp ứng nhu cầu của nhân dân… Công tác thu ngân sách đạt được nhiều kết quả khả quan, thu ngân sách huyện xã là 2.052.535 triệu đồng đạt 126% kế hoạch; trong đó tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn đạt 250.448 triệu đồng đạt 189% kế hoạch thành phố giao. Tổng chi ngân sách huyện và xã đạt 1.985.270 triệu đồng (Chi cục Thống kê huyện Ba Vì, 2018).

3.1.2.2. Tình hình nhân khẩu, lao động và việc làm

Huyện Ba Vì có 30 xã, 1 thị trấn; trong đó có 7 xã miền núi, một xã giữa sông Hồng. Dân số huyện năm 2017 là 267.107 người, gồm 3 dân tộc Kinh, Mường, Dao. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khá thấp, khoảng 0,71% năm 2017. Tuy vậy, do điều kiện địa hình phân ra 2 khu rõ rệt nên khu vực đồng bằng dân cư tập trung đông gây ra sức ép rất lớn về vấn đề đất đai và các vấn đề xã hội. Ngược

lại, khu vực trung du miền núi đất đai khá rộng, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, ...

Bảng 3.1. Tình hình nhân khẩu và lao động huyện Ba Vì 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%)

I. Dân số người 263.148 100,00 265.234 100,00 267.107 100,00 - Thành thị

- Nông thôn người

23.623 239.525 8,98 91,02 24.784 240.450 9,34 90,66 25.965 231.142 9,72 90,28 II. Tổng số hộ hộ 56.983 - 59.111 - 59.294 - III. Lao động người 148.768 - 156.126 - 158.865 - 1. Lao động NN người 122.171 82,12 126.318 80,91 127.100 80,01 2. Lao động CN-XD người 13.005 8,74 14.572 9,33 15.690 9,88 3. Lao động DV người 13.592 9,14 15.236 9,76 16.075 10,12 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ba Vì (2018)

3.1.2.3. Điều kiện xây dựng cơ bản phục vụ hoạt động du lịch sinh thái

Ba Vì có một hệ thống đường giao thông thuỷ bộ rất thuận lợi nối liền các tỉnh Tây Bắc, Việt Bắc với toàn bộ đồng bằng Bắc Bộ, trong đó có thủ đô Hà Nội - Trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của cả nước. Từ Trung tâm huyện lỵ theo quốc lộ 32 đi Sơn Tây về Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc bộ hoặc ngược Trung Hà đi Tây Bắc, Việt Bắc. Đồng thời cũng từ trung tâm huyện lỵ theo sông Hồng ngược Trung Hà theo sông Lô, sông Thao lên Tây Bắc, hoặc theo sông Đà đi Hoà Bình - cửa ngõ Tây Bắc của Tổ quốc. Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có một số tuyến đường Tỉnh lộ như 411A,B,C; 412, 413, 414, 415 và các đường liên huyện, đê sông Hồng, sông Đà... thông thương giữa các vùng, miền, các tỉnh, huyện bạn. Với những lợi thế về giao thông đường thủy, đường bộ, Ba Vì có điều kiện khá thuận lợi trong giao lưu kinh tế, văn hóa với bên ngoài, tiếp thu những tiến bộ khoa học - kỹ thuật để phát triển kinh tế với cơ cấu đa dạng: nông nghiệp, dịch vụ, du lịch, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

- Ba Vì là huyện có tiềm năng lớn cả về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, là vùng đất cổ có truyền thống lâu đời, được hình thành và phát triển qua thời gian cùng với tiến trình đi lên của đất nước.

- Trên địa bàn có 3 dân tộc chủ yếu sinh sống là Kinh, Mường, Dao, lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng giàu bản sắc.

- Bên cạnh đó, Ba Vì còn được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hoang sơ của sông, suối, núi, rừng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú rất thích hợp với phát triển du lịch sinh thái.

- Huyện Ba Vì đã có các chiến lược khai thác các lợi thế, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các loại hình DLST, văn hóa tâm linh, cộng đồng, ...

3.1.3.2. Khó khăn

- Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, đơn vị hành chính nhiều gây khó khăn cho quá trình quản lý, quy hoạch và định hướng phát triền.

- Lao động thuần nông chiếm chủ yếu, trình độ nguồn nhân lực còn yếu, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, khoa học còn nhiều hạn chế.

- Các xã miền núi còn gặp nhiều khó khăn về giao thông và các hạ tầng xã hội khác.

- Huyện chưa có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, chưa có nguồn lực tài chính đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho phát triển du lịch.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là huyện được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều giá trị tài nguyên để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái như núi, đồi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hiện nay, du lịch ở Ba Vì vẫn đang trên đà phát triển nhưng chiến lược phát triển du lịch sinh thái của địa phương chưa thực sự tận dụng được tối đa những ưu thế của mình.

Do vậy, tôi lựa chọn huyện Ba Vì chính là điểm nghiên cứu của đề tài, cụ thể là các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện như Khu du lịch Ao vua, Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên và Khu du lịch VQG Ba Vì. Đây là những khu du lịch phát triển DLST đặc trưng của huyện Ba Vì.

3.2.2. Thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dựa vào các số liệu đã công bố như Niên giám thống kê, các loại sách báo, tạp chí, văn bản có chứa nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Điều tra:

Đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên 120 khách du lịch chia đều tại 03 điểm du lịch chính. Sau khi thu thập số liệu, trong quá trình tổng hợp và phân tích sẽ tiến hành phân tổ theo các nhóm tuổi khác nhau như sau:

Bảng 3.2. Đối tượng khảo sát

STT Đối tượng phỏng vấn Số phiếu

1 Khách du lịch 120

- KDL Ao Vua 40

- KDL Khoang xanh – Suối Tiên 40

- KDL VQG Ba Vì 40 2 Cán bộ quản lý 5 3 Hộ kinh doanh dịch vụ 10 4 Hướng dẫn viên du lịch 5 Tổng số 140 Nguồn: Tác giả (2018)

+ Nhóm đối tượng dưới 18 tuổi: bắt đầu khám phá về du lịch sinh thái thông qua nhóm tự tổ chức hoặc nhà trường tổ chức.

+ Nhóm đối tượng từ 18 đến dưới 35 tuổi: Độ tuổi ưa thích khám phá, thường là nhóm hoặc gia đình tự tổ chức.

+ Nhóm đối tượng từ 35 tuổi trở lên: Độ tuổi không đề cao sự khám phá, hướng tới các dịch vụ nghỉ dưỡng nhiều hơn, nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch sinh thái cũng có nhiều khác biệt so với các nhóm trong độ tuổi trẻ hơn.

Đồng thời đề tài cũng tiến hành phỏng vấn các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn và một số hướng dẫn viên du lịch tại các điểm nghiên cứu. - Phỏng vấn sâu:

Tiến hành phỏng vấn sâu với các đối tượng cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực du lịch sinh thái và các hộ kinh doanh dịch vụ tại các điểm du lịch sinh thái.

3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Sau khi thu thập dữ liệu, tôi tiến hành phân loại, tổng hợp dữ liệu. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu từ phiếu điều tra. Từ các dữ liệu đó để rút ra kết luận về tình hình phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn.

3.2.4. Các phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thu thập số liệu mô tả về tình hình phát triển du lịch sinh thái, các vấn đề liên quan đến phát triển DLST.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân chia dữ liệu về tình hình phát triển DLST, các vấn đề liên quan đến phát triển DLST thành các nhóm dữ liệu theo các tiêu chí.

- Phương pháp thống kê so sánh: Được sử dụng để tiến hành so sánh đối chiếu nhằm biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm hoặc giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

- Phương pháp thang đo Likert: Được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì theo 5 cấp độ: Rất hài lòng, Hài lòng, Bình thường, Không hài lòng, Rất không hài lòng.

- Phương pháp phân tích SWOT: Để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đến việc phát triển DLST, để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể.

SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Đây là công cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Phân tích SWOT giúp ta tận dụng được những cơ hội, những điểm mạnh, đồng thời hạn chế những điểm yếu cũng như né tránh được những hiểm họa, thách thức.

Muốn phân tích mô hình SWOT cần chú trọng vào môi trường bên trong và môi trường bên ngoài, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ hội và thách thức từ môi trường bên ngoài. Mô hình phân tích SWOT có cấu trúc như sau:

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về số lượng:

+ Biến động về tài nguyên du lịch sinh thái: Số lượng điểm du lịch, … + Biến động về sản phẩm du lịch sinh thái: Số lượng sản phẩm DLST, … + Biến động về cơ sở hạ tầng DLST: Số lượng cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông, thông tin, điện nước, ...

+ Biến động về nguồn nhân lực

+ Biến động về lượt khách, cơ cấu khách + Biến động về doanh thu

+ Biến động về thời gian lưu trú của du khách - Nhóm chỉ tiêu về chất lượng:

Đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên, cảnh quan, sản phẩm DLST, dịch vụ, ...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Tổng quan về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì

4.1.1.1. Các đơn vị tham gia quản lý, khai thác

Tính đến năm 2018, trên địa bàn huyện Ba Vì có 13 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý, khai thác DLST. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 4.1. Các đơn vị quản lý, khai thác du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì

STT Khu du lịch Địa chỉ Đơn vị quản lý, khai thác

1 KDL Ao Vua Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Công ty cổ phần Ao Vua

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 41)