Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 44)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn huyện Ba vì, thành phố Hà Nội

3.1.3. Đánh giá chung

3.1.3.1. Thuận lợi

- Ba Vì là huyện có tiềm năng lớn cả về điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội, là vùng đất cổ có truyền thống lâu đời, được hình thành và phát triển qua thời gian cùng với tiến trình đi lên của đất nước.

- Trên địa bàn có 3 dân tộc chủ yếu sinh sống là Kinh, Mường, Dao, lưu giữ nhiều sinh hoạt văn hóa cộng đồng giàu bản sắc.

- Bên cạnh đó, Ba Vì cịn được thiên nhiên ban tặng một vẻ đẹp hoang sơ của sông, suối, núi, rừng với hệ sinh thái đa dạng, phong phú rất thích hợp với phát triển du lịch sinh thái.

- Huyện Ba Vì đã có các chiến lược khai thác các lợi thế, huy động các nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, phát triển các loại hình DLST, văn hóa tâm linh, cộng đồng, ...

3.1.3.2. Khó khăn

- Địa bàn rộng, dân cư không tập trung, đơn vị hành chính nhiều gây khó khăn cho q trình quản lý, quy hoạch và định hướng phát triền.

- Lao động thuần nơng chiếm chủ yếu, trình độ nguồn nhân lực cịn yếu, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn, khoa học cịn nhiều hạn chế.

- Các xã miền núi cịn gặp nhiều khó khăn về giao thơng và các hạ tầng xã hội khác.

- Huyện chưa có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch, chưa có nguồn lực tài chính đầu tư trọng tâm, trọng điểm cho phát triển du lịch.

3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu 3.2.1. Chọn điểm nghiên cứu

Huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội là huyện được thiên nhiên ưu đãi cho nhiều giá trị tài nguyên để phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái như núi, đồi, rừng, thác, suối, sông, hồ cùng các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Hiện nay, du lịch ở Ba Vì vẫn đang trên đà phát triển nhưng chiến lược phát triển du lịch sinh thái của địa phương chưa thực sự tận dụng được tối đa những ưu thế của mình.

Do vậy, tơi lựa chọn huyện Ba Vì chính là điểm nghiên cứu của đề tài, cụ thể là các điểm du lịch sinh thái trên địa bàn huyện như Khu du lịch Ao vua, Khu du lịch Khoang Xanh – Suối Tiên và Khu du lịch VQG Ba Vì. Đây là những khu du lịch phát triển DLST đặc trưng của huyện Ba Vì.

3.2.2. Thu thập dữ liệu

3.2.2.1. Thu thập dữ liệu thứ cấp

Dựa vào các số liệu đã công bố như Niên giám thống kê, các loại sách báo, tạp chí, văn bản có chứa nội dung liên quan đến đề tài nghiên cứu.

3.2.2.2. Thu thập dữ liệu sơ cấp

- Điều tra:

Đề tài tiến hành điều tra ngẫu nhiên 120 khách du lịch chia đều tại 03 điểm du lịch chính. Sau khi thu thập số liệu, trong q trình tổng hợp và phân tích sẽ tiến hành phân tổ theo các nhóm tuổi khác nhau như sau:

Bảng 3.2. Đối tượng khảo sát

STT Đối tượng phỏng vấn Số phiếu

1 Khách du lịch 120

- KDL Ao Vua 40

- KDL Khoang xanh – Suối Tiên 40

- KDL VQG Ba Vì 40 2 Cán bộ quản lý 5 3 Hộ kinh doanh dịch vụ 10 4 Hướng dẫn viên du lịch 5 Tổng số 140 Nguồn: Tác giả (2018)

+ Nhóm đối tượng dưới 18 tuổi: bắt đầu khám phá về du lịch sinh thái thơng qua nhóm tự tổ chức hoặc nhà trường tổ chức.

+ Nhóm đối tượng từ 18 đến dưới 35 tuổi: Độ tuổi ưa thích khám phá, thường là nhóm hoặc gia đình tự tổ chức.

+ Nhóm đối tượng từ 35 tuổi trở lên: Độ tuổi không đề cao sự khám phá, hướng tới các dịch vụ nghỉ dưỡng nhiều hơn, nhu cầu sử dụng dịch vụ du lịch sinh thái cũng có nhiều khác biệt so với các nhóm trong độ tuổi trẻ hơn.

Đồng thời đề tài cũng tiến hành phỏng vấn các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn và một số hướng dẫn viên du lịch tại các điểm nghiên cứu. - Phỏng vấn sâu:

Tiến hành phỏng vấn sâu với các đối tượng cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực du lịch sinh thái và các hộ kinh doanh dịch vụ tại các điểm du lịch sinh thái.

3.2.3. Phương pháp xử lý dữ liệu

- Sau khi thu thập dữ liệu, tôi tiến hành phân loại, tổng hợp dữ liệu. Sử dụng phần mềm Excel để xử lý số liệu từ phiếu điều tra. Từ các dữ liệu đó để rút ra kết luận về tình hình phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn.

3.2.4. Các phương pháp phân tích dữ liệu

- Phương pháp thống kê mô tả: Được sử dụng để thu thập số liệu mơ tả về tình hình phát triển du lịch sinh thái, các vấn đề liên quan đến phát triển DLST.

- Phương pháp phân tổ thống kê: Được sử dụng để phân chia dữ liệu về tình hình phát triển DLST, các vấn đề liên quan đến phát triển DLST thành các nhóm dữ liệu theo các tiêu chí.

- Phương pháp thống kê so sánh: Được sử dụng để tiến hành so sánh đối chiếu nhằm biết được sự biến động của hiện tượng qua các năm hoặc giữa các nhóm đối tượng khác nhau.

- Phương pháp thang đo Likert: Được sử dụng để đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch khi đến du lịch tại địa bàn huyện Ba Vì theo 5 cấp độ: Rất hài lịng, Hài lịng, Bình thường, Khơng hài lịng, Rất khơng hài lịng.

- Phương pháp phân tích SWOT: Để thấy rõ những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức đến việc phát triển DLST, để từ đó đề xuất những giải pháp cụ thể.

SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng Anh: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ). Đây là cơng cụ cực kỳ hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong việc tổ chức, quản lý cũng như trong kinh doanh. Phân tích SWOT giúp ta tận dụng được những cơ hội, những điểm mạnh, đồng thời hạn chế những điểm yếu cũng như né tránh được những hiểm họa, thách thức.

Muốn phân tích mơ hình SWOT cần chú trọng vào môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi, xem xét điểm mạnh, điểm yếu từ môi trường bên trong cũng như những cơ hội và thách thức từ mơi trường bên ngồi. Mơ hình phân tích SWOT có cấu trúc như sau:

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W) Cơ hội (O) Thách thức (T)

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về số lượng:

+ Biến động về tài nguyên du lịch sinh thái: Số lượng điểm du lịch, … + Biến động về sản phẩm du lịch sinh thái: Số lượng sản phẩm DLST, … + Biến động về cơ sở hạ tầng DLST: Số lượng cơ sở lưu trú, hệ thống giao thông, thông tin, điện nước, ...

+ Biến động về nguồn nhân lực

+ Biến động về lượt khách, cơ cấu khách + Biến động về doanh thu

+ Biến động về thời gian lưu trú của du khách - Nhóm chỉ tiêu về chất lượng:

Đánh giá của khách du lịch về chất lượng tài nguyên, cảnh quan, sản phẩm DLST, dịch vụ, ...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI HUYỆN BA VÌ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

4.1.1. Tổng quan về phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện Ba Vì

4.1.1.1. Các đơn vị tham gia quản lý, khai thác

Tính đến năm 2018, trên địa bàn huyện Ba Vì có 13 doanh nghiệp tham gia vào hoạt động quản lý, khai thác DLST. Cụ thể như bảng sau:

Bảng 4.1. Các đơn vị quản lý, khai thác du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì

STT Khu du lịch Địa chỉ Đơn vị quản lý, khai thác

1 KDL Ao Vua Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Cơng ty cổ phần Ao Vua 2 KDL Khoang xanh – Suối Tiên Xã Vân Hịa, huyện Ba Vì, Hà Nội Cơng ty TNHH du lịch Khoang xanh – Suối Tiên 3 KDL Thiên Sơn – Suối Ngà Xã Vân Hòa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Du lịch sinh thái Thiên Sơn – Suối Ngà 4 KDL sinh thái Hồ Tiên Sa Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội

Chi nhánh du lịch Hồ Tiên Sa (công ty TNHH DLTM Cường Thịnh)

5 KDL Long Việt Thôn Nghe, xã Vân Hịa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội

Cơng ty TNHH Long Việt 6 KDL Trang trại đồng quê Xã Vân Hịa, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội Trang trại đồng quê 7 Tản Đà Spa Resort Km12, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, thành phố

Hà Nội

Công ty cổ phần Tản Đà 8 KDL VQG Ba Vì Xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội

Trung tâm dịch vụ DLST và giáo dục mơi trường – Vườn quốc gia Ba Vì

9 Nhà nghỉ cơng đồn Suối Hai Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Nhà nghỉ cơng đồn Suối Hai 10 Cao Sơn Hotel Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Cơng ty TNHH dịch vụ du lịch và thương mại Cao Sơn 11 Khách sạn Xứ Đoài Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Khách sạn Xứ Đồi

12 Vườn cò Ngọc Nhị Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội Vườn cị Ngọc Nhị 13 KDL Hồ Suối Hai (đang triển khai) Xã Cẩm Lĩnh, huyện Ba Vì, Hà Nội

Chi nhánh cơng ty CP kinh doanh dịch vụ cao cấp dầu khí Việt Nam

Về phía chính quyền địa phương, Phịng Văn hóa – Thơng tin huyện Ba Vì đóng vai trò quản lý, giám sát các thủ tục pháp lý liên quan đến hoạt động quản lý và khai thác tại các khu du lịch trên địa bàn huyện cũng như hỗ trợ quảng bá du lịch và định hướng phát triển du lịch của toàn địa phương. Theo đó, các doanh nghiệp tham gia quản lý, khai thác DLST trên địa bàn chủ động hoạch định chiến lược, phương hướng phát triển DLST của đơn vị mình, thống nhất theo định hướng chung của huyện Ba Vì và thành phố Hà Nội.

4.1.1.2. Các chính sách đã ban hành nhằm phát triển du lịch sinh thái của địa phương

Nhận thức rõ tiềm năng du lịch, ngày 31-3-2011, Huyện ủy Ba Vì đã ban hành Nghị quyết 09-NQ/HU về "Phát triển du lịch trên địa bàn huyện Ba Vì giai đoạn 2011 - 2015 và những năm tiếp theo" nhằm từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Sau ba năm thực hiện Nghị quyết 09, du lịch Ba Vì đạt mức tăng trưởng ổn định. Nếu như năm 2011, Ba Vì đón gần 2,1 triệu lượt khách thì đến năm 2013, con số này đã tăng lên 2,3 triệu lượt khách, doanh thu từ du lịch tăng từ 140 tỷ đồng năm 2011 lên 210 tỷ đồng năm 2013 (vượt 5% so với mục tiêu Nghị quyết 09 đề ra). Những điểm du lịch tạo dựng được thương hiệu, hoạt động ổn định, hiệu quả là Ao Vua, Khoang Xanh, Thiên Sơn - Suối Ngà, Tản Đà, Đầm Long, Vườn quốc gia Ba Vì, hồ Tiên Sa… Nhờ đó, Ba Vì từ một điểm du lịch chưa được nhiều người biết đến, nay đã trở thành một trong những trung tâm du lịch của Thủ đơ Hà Nội nói riêng, của vùng Bắc bộ nói chung.

Huyện Ba Vì hiện có 3 khu vực phát triển kinh tế du lịch, đó là khu vực chân núi Ba Vì, Hồ Suối Hai và khu nước khống nóng Thuần Mỹ. Trong 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, xác định kinh tế du lịch là trọng tâm, huyện Ba Vì đã ban hành Nghị quyết, kế hoạch để đưa ngành kinh tế này là nền kinh tế trọng tâm, góp phần vào chuyển đối cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện.

Hiện nay, huyện Ba Vì có nhiều loại hình về du lịch như nghỉ dưỡng, sinh thái, tâm linh. Trong suốt 5 năm 2011 - 2015, ngành Du lịch huyện Ba Vì đạt mức tăng trưởng ổn định, tổng doanh thu đạt 986 tỷ đồng, tốc độ tăng bình quân là 14,2%/năm, tổng lượng khách đạt hơn 11 triệu lượt người, tốc độ tăng bình quân là 4,5%. Đến nay, trên địa bàn huyện có 15 đơn vị kinh doanh du lịch, trong đó du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng hoạt động hiệu quả nhất. Những đơn vị du lịch Ao Vua, Khoanh Xanh - Suối Tiên, Thiên Sơn- Suối Ngà… đã là điểm đến của nhiều du khách trong và ngồi nước.

Cơng tác xây dựng quy hoạch phát triển đã được triển khai như: Khu du lịch Ba Vì-Suối Hai thành khu du lịch Quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn đến 2030. Đề án phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực Ba Vì-Hà Nội, gắn phát triển du lịch với các quy hoạch đã được phê duyệt.

Muốn phát triển du lịch, thì cơng tác đầu tư cơ sở hạ tầng là một hướng đi quan trọng, vì thế các đơn vị du lịch đã khơng ngừng đầu tư cơ sở hạ tầng như: Làm đường giao thông nội bộ, cải tạo nâng cấp nhà ăn, phòng nghỉ, khách sạn, hội trường, bể bơi, bãi để xe, khu vui chơi giải trí. Bên cạnh đó, được sự quan tâm của Trung ương, thành phố, huyện đã xây dựng nhiều tuyến đường giao thông để phát triển du lịch của huyện, đó là tuyến đường tỉnh lộ 414 Sơn Tây - Đá Chông dài 14 km với số vốn 100 tỷ đồng, đường 415 đi Đền Hạ và Đền Trung dài 6,8 km với số vốn 64 tỷ đồng, đường đê Minh Khánh dài 12 km với số vốn 155 tỷ đồng, tuyến giao thơng Trũ xã Vân Hịa qua khu du lịch Long Việt dài 8,7 km với số vốn 49,8 tỷ đồng, đường Ba Vành - Suối Mơ dài 6,6 km với số vốn là 51 tỷ đồng, hiện nay đã hoàn thiện thủ tục chuẩn bị đầu tư nâng cấp 2 tuyến đường, tuyến đường 87 đi khu du lịch Ao Vua, đường Vườn Quốc gia đi đến khu du lịch Thiên Sơn - Suối Ngà.

Do đặc điểm các khu du lịch là diện tích rộng, nhiều vùng lõm, nên trong những năm qua, khu vực này đã có 12 trạm thu sóng di động, trong thời gian tới, huyện sẽ đề nghị tăng thêm 10 trạm phát sóng di động cho khu vực này. Hệ thống điện của các khu du lịch cũng ngày càng hoàn thiện. 5 năm qua, ngành Điện lực Ba Vì đã cải tạo 217,32 km đường hạ áp, xây mới 29 trạm biến áp. Tổng công xuất của các Trạm biến áp này là 7,320 KVA, tổng giá trị đầu tư là hơn 71 tỷ đồng, đảm bảo cung cấp ổn định điện. Hệ thống nước sạch cũng được đầu tư 6 dự án ở 4 xã là Ba Vì, Ba Trại, Minh Quang, Khánh Thượng, với số vốn 10,2 tỷ đồng. Công tác tu bổ, tơn tạo khu di tích Đền Hạ- Đền Trung- Đền Thượng số tiền là 132 tỷ đồng, đến nay đã đầu tư 100 tỷ đồng, với nhiều hạng mục được hồn thành.

Về cơng tác quản lý về du lịch trên địa bàn được huyện quan tâm thường xuyên, huyện đã luôn triển khai các văn bản chỉ đạo của Nhà nước về du lịch đến các khu du lịch. Kiểm tra, đôn đốc và hướng dẫn các đơn vị hoạt động du lịch kinh doanh đúng quy định của pháp luật, động viên, khen thưởng kịp thời đơn vị, cá nhân có nhiều đóng góp cho sự phát triển du lịch của huyện. Ngồi ra, huyện còn phối hợp với Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam tập huấn và cấp chỉ bơi

cho 30 học viên ở các khu du lịch có nhiều hồ chứa nước, đào tạo nâng cao nhận thức về du lịch cho người dân 3 xã là Ba Vì, Ba Trại, Thuần Mỹ… Đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây, công tác tuyên truyền, quảng bá và xúc tiến du lịch luôn được huyện chú trọng, hàng năm huyện phối hợp với nhiều cơ quan, thông tấn báo chí quảng bá về du lịch Ba Vì, các đơn vị du lịch đã tích cực, chủ động đầu tư kinh phí, xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, làm phim tài liệu, giới thiệu trên phương tiện thông tin đại chúng để từ đó thu hút khách du lịch đến tham quan. Công tác đảm bảo an ninh trật tự ở các khu du lịch luôn được đảm bảo, các khu du lịch luôn chủ động cùng với Công an huyện, công an xã và chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn huyện bà vì, thành phố hà nội (Trang 44)