Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm về phát triển du lịch sinh thái cho huyện Ba Vì
Qua nghiên cứu thực tiễn phát triển DLST ở một số quốc gia trên thế giới và một số địa phương có điều kiện tương đồng với huyện Ba Vì, có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm để phát triển DLST huyện Ba Vì như sau:
- Phải nhận thức được ý nghĩa và tầm quan trọng khi phát triển loại hình DLST từ đó dành sự ưu tiên đầu tư cả về cơ chế, chính sách và hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất cho phát triển DLST.
- Ngồi các lợi thế sẵn có về thiên nhiên, cảnh quan, khí hậu, núi đồi, thác, phát triển du lịch sinh thái là phải không ngừng khai thác, phát hiện tài nguyên thiên nhiên, hình thành các điểm du lịch, các khu nghỉ dưỡng để thu hút du khách, nhất là các tài nguyên độc đáo để xây dựng thành “thương hiệu” riêng cho các điểm du lịch; đồng thời, kết hợp giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số gốc bản địa làm sản phẩm du lịch phục vụ và thu hút du khách: thổ cẩm, nhẫn bạc, rượu cần, các món ẩm thực dân tộc, các trò chơi dân gian,...
- Gắn kết giữa các doanh nghiệp, giữa các tour, tuyến du lịch trên địa bàn với nhau; công tác giới thiệu, quảng bá “thương hiệu” phải được quan tâm đẩy mạnh, phát triển các hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch nhằm cung cấp các dịch vụ ăn uống, ngủ nghỉ cần thiết để phục vụ nhu cầu của khách hàng tham quan du lịch.
- Thiết kế hệ thống các dịch vụ đi kèm phục vụ sinh hoạt, nghỉ ngơi, ăn, uống, nhất là hệ thống phòng nghỉ phải được thiết kế cách điệu gắn với thiên nhiên.
Đây là những vấn đề được Đà Lạt thực hiện rất tốt để thu hút du khách. dựng thành “thương hiệu” riêng cho các điểm du lịch; đồng thời, kết hợp giới thiệu, quảng bá các giá trị văn hóa đặc trưng của người đồng bào dân tộc thiểu số gốc bản địa làm sản phẩm du lịch phục vụ và thu hút du khách: thổ cẩm, nhẫn bạc, rượu cần, các món ẩm thực dân tộc, các trò chơi dân gian, biểu diễn cồng chiêng.
- Phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với các bộ ngành hữu quan và ngành du lịch để tổ chức và quản lý các hoạt động, tạo ra những chiến lược và sản phẩm du lịch tốt, có chất lượng cao; khai thác hiệu quả, đồng bộ tài nguyên du lịch.
- Có chính sách, cơ chế khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia hoạt động và phát triển DLST: quốc doanh, tư nhân, liên doanh trong nước, liên doanh với nước ngoài… đặc biệt chú trọng khuyến khích cộng đồng địa phương tham gia vào các hoạt động loại hình du lịch này.