Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cholao động nông thôn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 72)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cholao động nông thôn

4.1.1. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cholao động nông thôn tạ

LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1. Kết quả đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình

Huyện Gia Bình là huyện mới được tái lập năm 1999 với quy mô diện tích tự nhiên và dân số ít, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Trước đây, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, do các ngành chức năng của tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và triển khai thực hiện với một số ngành nghề phổ thông, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ năm 2007 mới thành lập Trung tâm dạy nghề huyện (là đơn vị công lập đầu tiên về đào tạo nghề trên địa bàn huyện). Do vậy, hiện nay (năm 2015) huyện Gia Bình mới chỉ có một Trung tâm dạy nghề huyện là đơn vị công lập, chính quy, còn lại chủ yếu là các cơ sở có đăng ký đào tạo nghề, trong đó chỉ có trung tâm dạy nghề mới có chức năng cấp chứng chỉ nghề cho các học viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Trung tâm dạy nghề huyện còn liên kết với trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng Bắc Ninh và Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh để mở các lớp đào tạo nghề dài hạn hệ trung cấp.

Với mục tiêu chuyển mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu học của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương, TTDN huyện Gia Bình đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn sẽ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện cho người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của bản thân. Theo lãnh đạo Sở Lao động - TBXH tỉnh Bắc Ninh : Tập trung đào tạo các nghề trọng điểm trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề như: hàn điện, sửa chữa thiết bị điện, cơ khí,... nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế,

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện. Đặc biệt sẽ đào tạo các nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3

chế biến nông lâm thuỷ sản, quy trình kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch, các nghề truyền thống. Tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng. - Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt khoảng 80%. - Thời gian đào tạo (cho 1 khóa học): từ 2 đến 5 tháng.

- Hình thức đào tạo nghề chính quy và đào tạo nghề thường xuyên.

Bảng 4.1. Tỷ lệ lao động và lao động nông thôn qua đào tạo của huyện Gia Bình của huyện Gia Bình

Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ Tỷ lệ Tăng so với 2012 Tỷ lệ Tăng so với 2013 Tỷ lệ Tăng so với 2014 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 50% 54% 4% 57% 3% 60% 3% Tỷ lệ lao động nông

thôn qua đào tạo (%) 38% 40% 2% 42% 2% 45% 3%

Nguồn : Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Gia Bình (2015) Qua bảng 4.1 cho ta thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 là 54% tăng 4% so với năm 2012, năm 2014 là 57% tăng 3% so với năm 2013, năm 2015 là 60% tăng 3% so với năm 2014, như vậy tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Gia Bình tăng từ 2012 đến 2015 tăng 10% nhưng tỷ lệ tăng giảm dần. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo năm 2013 là 40% tăng 2% so với năm 2012, năm 2014 là 42% tăng 2% so với năm 2013, năm 2015 là 45%, tăng 3 % so với năm 2014, như vậy

tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tại huyện Gia Bình tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2015 tỷ lệ này đã đạt tới 45% số lao động động tăng 7%. Người dân đã dần nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo trong lao động, thực tế cho thấy năng suất lao động tăng lên.

Qua số liệu thu thập tổng hợp được bảng 4.2 thể hiện kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015. Năm 2012 huyện đào tạo được 1593 lao động nông thôn trong đó 624 người học nghề nông nghiệp, 969 người học nghề phi nông nghiệp. Năm 2013 với số lượng lao động nông thôn được đào tạo là 2241 tăng 28,9% so với năm 2012 trong đó 1224 người được đào tạo nghề nông nghiệp tăng 49,02% so với năm 2012, 1017 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp tăng 4.72% so với năm 2012. Năm 2014 đào tạo được 2103 lao động nông thôn giảm 6,56% so với năm 2013 trong đó 1068 người học nghề nông nghiệp giảm 14,61% so với năm 2013, nghề phi nông nghiệp có 1035 người được đào tạo tăng 1,74% so với năm 2013. Năm 2015 đào tạo được 2208 lao động nông thôn tăng 4,67% so với năm 2014 trong đó có 915 người học nghề nông nghiệp giảm 16,72% so với năm 2014, 1293 lao động nông thôn được đào tạo nghề phi nông nghiệp tăng 19,94% so với năm 2015.

Bảng 4.2. Đào tạo nghề cho LĐNT từ năm 2012 đến năm 2015

Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 2015 Số HV Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số HV Tỷ lệ tăng (%) Nghề nông nghiệp 624 1.224 49,02 1.068 -14,61 915 -16,72

Nghề phi nông nghiệp 969 1.017 4,72 1.035 1,74 1.293 19,94

Tổng 1.593 2.241 28,9 103 -6,56 2.208 4,76 Nguồn : Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Gia Bình (2015)

Từ Bảng số liệu 4.2. ta có biể đồ 4.1. thể hiện kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2012 – 2015.

Biểu đồ 4.1. Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2012 đến 2015

Nguồn : Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Gia Bình (2015) Như vậy từ năm 2012 đến năm 2015 số lao động được đào tạo trong các ngành nông nghiệp giảm dần còn lao động nông thôn trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần do nhu cầu của người dân học nghề phi nông nghiệp tăng lên do bối cảnh trong những năm này các nhà máy và khu,cụm công nghiệp tăng lên làm giảm diện tích đất nông nghiệp và thu nhập từ những ngành phi nông nghiệp cao hơn từ những ngành nông nghiệp, nhận thấy được điều này lao động nông thôn đào tạo ngành phi nông nghiệp có nhu cầu cao hơn trong nghành nông nghiệp.

Cụ Thể Nghề nông nghiệp bao gồm các lớp như: lớp trồng trọt, chăn nuôi, trồng nấm và nghề trồng nghệ. Các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như nghề nấu ăn, làm hương xuất khẩu, may công nghiệp và nghề trồng cây cảnh.

Bảng 4.3. Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT từ năm 2012 đến năm 2015 Chỉ Tiêu Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 2015 Số lớp Số HV Số lớp Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số lớp Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số lớp Số HV Tỷ lệ tăng (%) Nông nghiệp 21 624 36 1.224 49,02 30 1.068 95,40 27 915 89,57 Trồng trọt 3 93 6 189 50,79 3 96 47,10 9 279 83,12 Kt chăn Nuôi 9 276 6 195 -41,50 6 192 122 3 96 -26,70 Trồng nấm 9 255 12 450 43,33 21 780 94,40 15 540 82,51 Nghệ 0 0 12 390 100 0 0 0 0 Phi nông nghiệp 30 969 30 1.017 4,72 21 1.035 99,50 30 1.293 92,30 Nấu ăn 0 0 6 195 100 12 750 86,70 9 603 85,63 Làm hương XK 0 0 3 96 100 0 0 6 183 100 May công nghiệp 9 279 3 96 -191 9 285 167 12 420 60,27 Cây cảnh 21 690 18 630 -9,52 0 0 3 87 100 Tổng 51 1.593 66 2.241 28,92 48 2.103 98,60 57 2.208 95,53 Nguồn : Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Gia Bình, (2015) Bảng 4.3 thể hiện kết quả đào tạo nghề của trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015. Với KT trồng trọt năm 2012 đã mở được 52 lớp với 1593 học viên được đào tạo, năm 2013 mở được 66 lớp với 2241 học viên, năm 2014 mở được 48 lớp với 2103 học viên, năm 2015 mở được 57 lớp với 2208 học viên là lao động nông thôn được đào tạo. Để mở lớp trước hết

thôn ở các xã khác nhau. Ngoài các lớp được mở tại trung tâm dạy nghề trong địa bàn huyện còn có các lớp học đúc rát đồng tại Đại Bái do cơ sở sản xuất mở để đào tạo cho nhân công của cơ sở mình, các lớp học về mây tre đan xuất khẩu tại Xuân Lai cũng thu hút khá đông lao động trong khu vực, ngoài ra tại Xã Lãng Ngâm huyện Gia Bình cũng tổ chức các lớp học nghề may công nghiệp do cá nhân, doanh nghiệp tổ chức cho công nhân, nhân công lao động tại địa phương. Còn với những địa bàn phụ cận các làng nghề thì phát triển nghề nấu ăn, phục vụ nhu cầu của làng nghề.

- Đối tượng đào tạo:

Lao động nông thôn trong độ tuổi lao động, có trình độ học vấn và sức khoẻ phù hợp với nghề cần học. Trong đó, ưu tiên dạy nghề cho các đối tượng là người thuộc diện được hưởng chính sách ưu tiên, người có công với cách mạng, hộ nghèo, hộ cận nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác.Tham gia học nghề tạo việc làm thu nhập ổn định nhằm góp phần xóa đói giảm nghèo nâng cao đời sống.

Người tham gia học nghề không phải đóng học phí, được hỗ trợ tài liệu giảng học tập, kinh phí thực tập. Ngoài ra còn được hỗ trợ tiền ăn cho: đối tượng (gia đình chính sách, hộ nghèo, dân tộc với mức: 15.000đ/ ngày, hộ cận nghèo 10.000 đ/ngày). Khi hoàn thành khoá học được cấp chứng chỉ nghề có giá trị quốc gia. Được giới thiệu việc làm hoặc tự làm tại chỗ sau khi hoàn thành khoá học.

Hộp 4.1. Ý kiến của hộ nông dân sau khi tham gia học nghề

Chị Nguyễn Thị Hoa (xã Đại Lai) cho biết, cách đây 2 năm, chị tham gia lớp học chăn nuôi - thú y, khóa học 3 tháng tại Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình. Sau khi học xong chị về mở trang trại. Trên diện tích 1 ha, vợ chồng chị cải tạo khu đất trũng làm ao thả cá, đồng thời chuyển đổi hơn 1 ha cấy lúa một vụ sang mô hình lúa – cá kết hợp. Trên bờ chị Hoa xây dựng chuồng trại nuôi hơn 500 con vịt đẻ và gần 20 con lợn thịt. Tổng thu nhập mỗi năm của gia đình chị ước tính vào khoảng 150 triệu đồng/năm.

4.1.1.2. Kinh phí phục vụ công tác đào tạo nghề

Có thể nói ngân sách Nhà nước chi cho đào tạo nghề ở huyện Gia Bình là quá thấp so với quy định của Chính phủ cũng như thực tế công tác đào tạo nghề đòi hỏi. Bên cạnh đó ngoài ngân sách được Nhà nước cấp thì các cơ sở đào tạo và dạy nghề cũng chủ động tìm kiếm nguồn tài chính từ bên ngoài, tranh thủ khai thác các nguồn lực từ xã hội hoá đào tạo nghề như: Các khoản đóng góp của người học theo quy định của Nhà nước, các khoản đóng góp của người sử dụng lao động và một số nguồn khác.

Bảng 4.4. Chi phí đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình qua các năm

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2012 Năm Năm 2013 Năm 2014 2015 Năm

So sánh % 2013 /2012 2014 /2013 2015 /2014

Tổng chi phí cho đào tạo 3.040 2.880 1.940 2.906 -5,26 -32,64 49,79

I Ngân sách: 3.040 2.880 1.940 2.906 -5,26 -32,64 49,79

1 Chi thường xuyên 400 300 400 396 -25,00 33,33 -1,00

2 Xây dựng cơ bản 200 0 100 0 -100,00 -100,00

3 Chương trình mục tiêu 2.440 2.580 1.440 2.510 5,74 -44,19 74,31

II Ngoài ngân sách: 0 0 0 0

Nguồn: Phòng LĐ - TB & XH, Trung tâm dạy nghề huyện (2015) Năm 2012 tổng chi phí sử dụng cho đào tạo nghề là 3.040 triệu đồng trong đó chi thường xuyên là 400 triệu đồng, xây dựng cơ bản là 200 triệu đồng, chương trình mục tiêu là 2.440 triệu đồng. Năm 2013 chi phí giảm 5,26% so với năm 2012 còn 2880 triệu đồng cụ thể chi thường xuyên giảm 25% còn 300 triệu đồng, xây dựng cơ bản không được cấp kinh phí, chương trình mục tiêu tăng 5,74% là 25.800 triệu đồng. Năm 2014 kinh phí giảm 32,64 % so với năm 2013 còn 1940 triệu đồng trong đó chương trình mục tiêu giảm 44,19% còn 1.440

triệu, chi thường xuyên tăng 33,33% là 400 triệu đồng, xây dựng cơ bản được cấp 100 triệu đồng. Đến năm 2015 tổng chi phí cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn tăng 49,79 % so với năm 2014 là 2.906 triệu đồng trong đó chi thường xuyên giảm 1% còn 396 triệu đồng, chương trình mục tiêu tăng 74,31% là 2.510 triệu đồng. Tổng kinh phí cấp cho lĩnh vực đào tạo nghề quá thấp lại không được đồng đều qua các năm, do chính sách giảm chi của nhà nước mà dạy nghề không được cấp kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi đó huyện chỉ có một trung tâm dạy nghề công lập nhưng hiện tại trụ sở của trung tâm vẫn phải đi thuê chưa được cấp kinh phí để xây dựng, nhà cửa máy móc không được mua mới và đầu tư sửa chữa.

Biểu đồ 4.2. Chi phí đào tạo nghề qua các năm từ 2012 đến 2015

Nguồn: Phòng LĐ - TB & XH, Trung tâm dạy nghề huyện (2015) Tóm lại, do ngân sách dành cho đào tạo nghề thấp nên các cơ sở đào tạo nghề không có khả năng chuyển đổi trang thiết bị cho ngành học hoặc có đầu tư chuyển đổi thì rất chậm chạp và không đáng kể. Vì vậy, thực hiện mục tiêu đào tạo gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô đào tạo, gây trở ngại cho sự phát triển của ngành.

4.1.1.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn

Trình độ chuyên môn, lẫn trình độ sư phạm để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Bảng 4.5. Cán bộ công nhân viên chức dạy nghề ở huyện Gia Bình 2015

Chỉ tiêu Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

1. Tổng số CBCNVC 40 100

2. Cán bộ giảng dạy (CBGD) 30 75

3. Trình độ chuyên môn CBGD

+ Đại học, trên đại học 18 60

+ Cao đẳng 2 6,67 + Trung cấp +Lao động giỏi 2 8 6,67 26,67 4. CBGD chia theo kỹ năng giảng dạy

+ Nghệ nhân 5 16,67 + Lao động giỏi 3 10 + Bậc 4/7 + Bậc 3/7 + Bậc 1/7 + Khác 1 2 6 13 3,33 6,66 20 43,33 Nguồn: Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình, (2015) Nhìn vào bảng 4.5 ta thấy trong số 30 giáo viên dạy nghề của huyện Gia Bình thì kỹ năng giảng dạy được tổng hợp như sau: Trình độ nghệ nhân có 5 người chiếm 16,67%, trình độ lao động giỏi người chiếm 10%, trình độ bậc 4/7 có 1 người chiếm 3,33%, trình độ bậc 3/7 có 2 người chiếm 6,66%, trình độ bậc 1/7 có 6 người chiếm 20%, trình độ chưa được xác định là 13 người chiếm 43,33% tỷ lệ này là tương đối cao. Trong tổng số cán bộ công nhân viên chức đào tạo nghề, số lượng giáo viên tham gia giảng dạy chủ yếu là giáo viên hợp đồng (23 người), chiếm 67,67%, do vậy dễ có tâm lý dạy theo hợp đồng công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 53 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)