Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cholao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

+ Số lao động nông thôn sau khi học nghề, đã chuyển sang làm các nghề thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

+ Tỷ lệ lao động làm việc trong từng lĩnh vực (nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ) đến thời điểm báo cáo.

+ Tỷ lệ lao động qua đào tạo, trong đó tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của lực lượng lao động và trong từng lĩnh vực (nông nghiệp - công nghiệp, xây dựng - dịch vụ) đến thời điểm báo cáo.

+ Số lao động nông thôn thuộc hộ nghèo, sau khi học nghề, có việc làm đã thoát nghèo trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

+ Số lao động nông thôn sau khi học nghề, có việc làm đã trở thành hộ có thu nhập khá trở lên trong 6 tháng đầu năm 2012 và tổng hợp (lũy kế) từ khi thực hiện Đề án đến thời điểm báo cáo.

Trong từng nội dung hoạt động, cần nêu rõ kết quả đạt được và chưa được; đánh giá cụ thể nguyên nhân của mặt được, mặt chưa được; trách nhiệm về sự phối hợp trong Ban chỉ đạo, giữa các Sở, ban, ngành cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong việc triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án (Lương Trung Hậu, 2011).

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn động nông thôn

Chất lượng giáo dục nói chung và đào tạo nghề nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố bao gồm cả yếu tố khách quan và chủ quan. Có thể phân các yếu tố chủ yếu thành các nhóm để xem xét như sau:

2.1.4.1. Yếu tố chủ quan

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị

Trang thiết bị dạy học và cơ sở vật chất là nhân tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp đến chất lượng đào tạo nghề, ứng với mỗi nghành nghề dù đơn giản hay phức tạp cũng cần phải có các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập của từng chuyên nghành. Trang thiết bị dạy học giúp học sinh có thể thực hành và thao tác những kĩ năng cần thiết giúp học viên phục vụ tốt cho cho công việc sau này (Lương Trung Hậu, 2011).

Hiện nay cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề ở nước ta hiện nay còn rất nhiều hạn chế, một phần còn lạc hậu không đáp ứng được yêu cầu dạy nghề, phòng học thực hành còn thiếu, chỗ ở cho học sinh, sinh viên học nghề không đáp ứng đủ. Mặt khác một phần không nhỏ các trang thiết bị trong các cơ sở đào tạo nghề không phải là trang thiết bị dậy nghề một cách chính quy, nhiều máy móc được du nhập từ nhiều nguồn khác nhau (chủ yếu là thanh lý của các nhà máy, xí nghiệp), do đó không có tính đồng bộ về hệ thống, tính sư phạm thấp ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng dậy nghề. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng người lao động khi qua đào tạo nghề không đáp ứng được yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp (Lương Trung Hậu, 2011).

Trang thiết bị và cơ sở vật chất là nhân tố hết sức quan trọng, nó tác động trực tiếp lên chất lượng dậy nghê, ứng với mỗi nghề dù đơn giản hay phức tạp đều cần phải có các máy móc, trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy và học tập cho từng chuyên ngành. Trang thiết bị giúp cho học sinh có điều kiện thực hành và có các kĩ năng cần thiết để xử lý các tình huống công việc sau này. Điều kiện trang thiết bị dạy nghề đầy đủ và hiện đại thì người học nghề sau khi được đào tạo mới có thể thích ứng và vận dụng nhanh chóng vào công việc (Lương Trung Hậu, 2011).

* Đội ngũ giáo viên dạy nghề

Giáo viên dạy nghề là người giữ trọng trách không những truyền đạt về chuyên môn, kỹ thuật mà cả kỹ năng về ý thức kỷ luật, khả năng giao tiếp, hiểu biết xã hội cho học sinh trên cơ sở các bài giảng và thiết bị dậy học. Vì vậy năng lực giáo viên dạy nghề tác động trực tiếp đến chất lượng giảng dạy (Lù Thị Hương, 2015).

Dạy nghề có những nét khác biệt so với các bậc giáo dục chuyên nghiệp, đó là ngành nghề đào tạo rất đa dạng, học sinh vào học nghề có rất nhiều cấp trình độ văn hoá khác nhau. Cấp trình độ dạy nghề ở các cơ sở đào tạo nghề cũng rất khác nhau (cao đẳng nghề, trung cấp nghề, sơ cấp nghề, dạy nghề thường xuyên…). Sự khác biệt đó làm cho đội ngũ giáo viên dạy nghề cũng rất đa dạng với nhiều cấp trình độ khác nhau(Lù Thị Hương, 2015).

Năng lực của giáo viên dạy nghề phải tốt thì mới có thể đào tạo được những học viên học nghề có tay nghề tốt; bởi vì học sinh nắm được lý thuyết, bài giảng tốt, nắm được các kỹ năng trong thực hành tốt, tiếp thu nhanh hay chậm phụ thuộc rất lớn vào khả năng giảng dạy của giáo viên dạy nghề (Lù Thị Hương, 2015).

* Chương trình giáo trình dạy nghề

Chương trình và giáo trình giảng dạy đối với dạy nghề hiện nay được thống nhất quản lý và biên soạn của tổng cục dạy nghề (Bộ lao động thương binh và xã hội) kết hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo (Lù Thị Hương, 2015).

Về phương thức dạy nghề, đã kết hợp và phân công giữa nhà trường với cơ sở sản xuất. Nhà trường đào tạo cho học viên học nghề có một “nền” về kiến thức, kỹ năng, nghề nghiệp, có tác phong công nghiệp, kỹ thuật lao động, biết cách ứng biến trong sản xuất; còn ở cơ sở sản xuất hướng dẫn về vận hành, quy trình, quy phạm, kỹ thuật, tiêu chuẩn về sản phẩm (Trần Văn Thuận, 2012).

* Khả năng tiếp nhận lao động của các doanh nghiệp

Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và hoà chung vào sự nghiệp phát triển chung của nền kinh tế thế giới, hiện nay các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động đã qua đào tạo là rất lớn (trừ một số nghành như may mặc và giầy da thì các doanh nghiệp tuyển dụng sau đó mới tự đào tạo). Nhất là những lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và có kinh nghiệm. Để đảm bảo những tiêu chuẩn về hàng hoá và chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp tuyển dụng lao động vào làm việc đang dần khắt khe hơn trước. Do vậy trình độ của lao động là mục tiêu hàng đầu của các nhà tuyển dụng, đây là cơ sở để các cơ sở đào tạo nghề nên liên kết với các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu về lao động và nắm bắt những thông tin để có những cải tiến trong chương trình dạy nghề để phù hợp với thực tế (Lù Thị Hương, 2015).

Ngoài ra trong nền kinh tế cạnh tranh, các doanh nghiệp có điều kiện mở rộng và phát triển sản xuất, làm ăn phát đạt thì khả năng tiếp nhận lao động càng lớn. Do đó nhà nước cần có những chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh có hiệu quả (Lù Thị Hương, 2015).

* Tinh thần, thái độ học tập của học viên học nghề

Nhân tố quan trọng nhất ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo nghề đó chính là học viên. Nhận thức về học nghề, ý thức rèn luyện và chọn nghề học ảnh hưởng rát lớn đến học viên học nghề và chất lượng đào tạo nghề. Xu hướng vào được đại học mới có thể kiếm được một nghề ổn định đang ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của công tác đào tạo nghề trong các trường dạy nghề. Học sinh không muốn thi vào hoặc nếu đỗ cũng tìm cách thi lên đại học. Mặt khác tại các trường nghề thì đầu vào dành cho nhiều đối tượng với các cấp bậc học văn hoá khác nhau. Nên chất lượng đào tạo nghề ít nhiều bị ảnh hưởng (Trần Văn Thuận, 2012).

2.1.4.2. Các yếu tố khách quan

Các yếu tố bên ngoài tác động đến chất lượng đào tạo nghề thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau như: thể chế chính trị, kinh tế - xã hội, khoa học - công nghệ, địa lý, truyền thống - văn hoá, …. Tuy nhiên cần quan tâm hơn đến một số yếu tố cơ bản như: Hội nhập kinh tế và xu hướng toàn cầu hoá; Sự phát triển của khoa học kỹ thuật; Thể chế chính trị; Sự phát triển kinh tế - xã hội; Cơ chế - chính sách; Qui mô - cơ cấu lao động; Nhận thức xã hội về đào tạo nghề. Các yếu tố này có thể khái quát như sơ đồ sau:

Thông tin phản hồi

Sơ đồ 2.1. Nhân tố khách quan tác động đến đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Nguồn: Dẫn theo Lương Trung Hậu (2011) -Chính sách về đào tạo nghề

cho lao động nông thôn. -Bối cảnh hội nhập kinh tế. - Yêu cầu công nghiệp hóa đất nước. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)