Chi phí đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 61)

ĐVT: triệu đồng

TT Chỉ tiêu 2012 Năm Năm 2013 Năm 2014 2015 Năm

So sánh % 2013 /2012 2014 /2013 2015 /2014

Tổng chi phí cho đào tạo 3.040 2.880 1.940 2.906 -5,26 -32,64 49,79

I Ngân sách: 3.040 2.880 1.940 2.906 -5,26 -32,64 49,79

1 Chi thường xuyên 400 300 400 396 -25,00 33,33 -1,00

2 Xây dựng cơ bản 200 0 100 0 -100,00 -100,00

3 Chương trình mục tiêu 2.440 2.580 1.440 2.510 5,74 -44,19 74,31

II Ngoài ngân sách: 0 0 0 0

Nguồn: Phòng LĐ - TB & XH, Trung tâm dạy nghề huyện (2015) Năm 2012 tổng chi phí sử dụng cho đào tạo nghề là 3.040 triệu đồng trong đó chi thường xuyên là 400 triệu đồng, xây dựng cơ bản là 200 triệu đồng, chương trình mục tiêu là 2.440 triệu đồng. Năm 2013 chi phí giảm 5,26% so với năm 2012 còn 2880 triệu đồng cụ thể chi thường xuyên giảm 25% còn 300 triệu đồng, xây dựng cơ bản không được cấp kinh phí, chương trình mục tiêu tăng 5,74% là 25.800 triệu đồng. Năm 2014 kinh phí giảm 32,64 % so với năm 2013 còn 1940 triệu đồng trong đó chương trình mục tiêu giảm 44,19% còn 1.440

triệu, chi thường xuyên tăng 33,33% là 400 triệu đồng, xây dựng cơ bản được cấp 100 triệu đồng. Đến năm 2015 tổng chi phí cho đào tạo nghề cho lao động nông thôn tăng 49,79 % so với năm 2014 là 2.906 triệu đồng trong đó chi thường xuyên giảm 1% còn 396 triệu đồng, chương trình mục tiêu tăng 74,31% là 2.510 triệu đồng. Tổng kinh phí cấp cho lĩnh vực đào tạo nghề quá thấp lại không được đồng đều qua các năm, do chính sách giảm chi của nhà nước mà dạy nghề không được cấp kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản, trong khi đó huyện chỉ có một trung tâm dạy nghề công lập nhưng hiện tại trụ sở của trung tâm vẫn phải đi thuê chưa được cấp kinh phí để xây dựng, nhà cửa máy móc không được mua mới và đầu tư sửa chữa.

Biểu đồ 4.2. Chi phí đào tạo nghề qua các năm từ 2012 đến 2015

Nguồn: Phòng LĐ - TB & XH, Trung tâm dạy nghề huyện (2015) Tóm lại, do ngân sách dành cho đào tạo nghề thấp nên các cơ sở đào tạo nghề không có khả năng chuyển đổi trang thiết bị cho ngành học hoặc có đầu tư chuyển đổi thì rất chậm chạp và không đáng kể. Vì vậy, thực hiện mục tiêu đào tạo gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến chất lượng và quy mô đào tạo, gây trở ngại cho sự phát triển của ngành.

4.1.1.3. Đội ngũ giáo viên dạy nghề cho lao động nông thôn

Trình độ chuyên môn, lẫn trình độ sư phạm để đáp ứng yêu cầu giảng dạy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 59 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)