Đánh giá chất lượng học viên sau khi đào tạo nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 91)

Đối tượng Chất lượng học viên sau học nghề

Cán bộ quản lý

Tốt Số lượng (Người) 7

Tỷ lệ (%) 70

Trung Bình Số lượng (Người) 2

Tỷ lệ (%) 20

Yếu Số lượng (Người) 1

Tỷ lệ (%) 10

Doanh nghiệp

Tốt Số lượng (Người) 3

Tỷ lệ (%) 30

Trung Bình Số lượng (Người) 5

Tỷ lệ (%) 50

Yếu Số lượng (Người) 2

Tỷ lệ (%) 20

Giáo viên

Tốt Số lượng (Người) 6

Tỷ lệ (%) 40

Trung Bình Số lượng (Người) 3

Tỷ lệ (%) 50

Yếu Số lượng (Người) 1

Tỷ lệ (%) 10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Theo nguồn số liệu điều tra tổng hợp được bảng 4.17 đánh giá chất lượng học viên sau đào tạo của ba đối tượng là cán bộ quản lý trong lĩnh vực đào tạo nghề, các doanh nghiệp tiếp nhận học viên sau khi được đào tạo và giáo viên trực tiếp tham gia giảng dạy.

Với số liệu trên ta có biểu đồ 4.3, biểu đồ 4.4, biểu đồ 4.5 thể hiện đánh giá của cán bộ quản lý, doanh nghiệp và giáo viên về chất lượng lao động sau đào tạo nghề trên địa bàn huyện.

Biều đồ 4.3. Đánh giá chất lượng học viên của cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý nhận xét chất lượng học viên tốt chiếm tỷ lệ 70%, giáo viên dạy nghề nhân xét chất lượng học viên tốt 60% nhưng con số này khác xa so với nhận xét của doanh nghiệp tiếp nhận chỉ có 30%, điều này chứng tỏ các cấp quản lý trên địa bàn chưa đi sâu sát vào thực tiễn công tác đào tạo nghề, điều này dẫn tới hệ lụy là những chủ trương chính sách đưa ra chưa sát với thực tiễn làm cho kết quả đào tạo chưa cao, thêm vào nữa giáo viên dạy nghề cũng chưa thực sự quan tâm đến kết quả, chất lượng học viên sau đào tạo nghề.

Biều đồ 4.5. Đánh giá chất lượng học viên của giáo viên

Thực trạng về chất lượng nguồn lao động những năm qua cho thấy một số bất cập là trong khi trình độ văn hoá của lực lượng lao động ở huyện Gia Bình tương đối cao so với mức bình quân chung của cả nước thì trình độ chuyên môn, kỹ thuật còn thấp cả về số lượng và chất lượng. Phần lớn lao động nông thôn chưa quen với tác phong công nghiệp, ý thức kỷ luật trong học tập và lao động chưa tốt, kỹ năng tay nghề chưa đáp ứng yêu cầu của Kỹ thuật - Công nghệ cũng như yêu cầu của người sử dụng lao động.

Nói chung, thực tế công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình vẫn chủ yếu là các ngành nghề nông nghiệp, dạy theo nhu cầu của địa phương hoặc làm theo chỉ tiêu không định hướng đào tạo đúng, còn người lao động học nghề thì với mục đích để có thêm kiến thức về phục vụ nhu cầu lao động của bản thân là chính, một số học viên trẻ thường không tìm hiểu kỹ trình độ cũng như nguyện vọng của bản thân. Chính điều này đã làm gây thiệt hại về thời gian và tài chính cho bản thân người lao động, cho cả xã hội.

Chỉ có một số ngành nghề phi nông nghiệp như: kế toán, may công nghiệp, công nghệ hàn thì sau khi học xong, người lao động xin vào làm việc chuyên môn cho một số doanh nghiệp tại địa phương. Còn lại đa số học xong về tự mở cơ sở sản xuất hoặc góp vốn mở cơ sở sản xuất, tự chủ kinh doanh, như các ngành: may công nghiệp, trồng nấm, nuôi trồng thủy sản… Do vậy, tỷ lệ người lao động có việc làm sau khi học nghề và có việc làm phù hợp với ngành nghề đào tạo.

Trong thời gian qua đã hình thành được 3 HTX, hàng chục cơ sở sản xuất tư nhân do những người đã học nghề về tự đứng ra thành lập và điều hành, gồm: HTX mây tre đan xuất khẩu Toàn Phong (xã Giang Sơn) chuyên sản xuất hàng mây tre đan, tăm tre, găng tay… giải quyết việc làm cho gần 100 lao động với mức lương bình quân 2,5 triệu đồng/người/tháng, trong đó có khoảng 20 em là trẻ tàn tật, mồ côi, HTX tiểu thủ công nghiệp Bình Dương (xã Bình Dương) chuyên sản xuất hàng mây tre đan, đồ gia dụng bằng bèo tây; HTX trồng nấm Thái Bảo (xã Thái Bảo) do các Cựu chiến binh đứng ra thành lập chuyên sản xuất, chế biến nấm ăn như: nấm rơm, nấm mỡ, linh chi, mộc nhĩ… với trên 20 xã viên là các thành viên CLB Cựu chiến binh thôn, mức lương bình quân 2,2 triệu đồng/người/tháng.

Trong quá trình đào tạo nghề, do chưa có điều kiện tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu học của lao động trên địa bàn cũng như nhu cầu sử dụng lao động nên việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề chưa có cơ sở thực tiễn; dạy nghề chưa gắn với việc làm và yêu cầu sử dụng của doanh nghiệp; mạng lưới cơ sở dạy nghề chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, cơ cấu đào tạo nghề chưa phù hợp, dẫn tới 60% lao động chưa qua đào tạo nghề, do vậy nhu cầu đào tạo là rất lớn. Theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 88 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)