Những yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 99)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến đẩy mạnh đào tạo nghề cholao động nông

4.2.2. Những yếu tố khách quan

4.2.2.1. Chủ trương, chính sách

Về việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện theo hướng: Xác định Đề án này là một nội dung quan trọng của Chương trình xây dựng nông thôn mới; việc hỗ trợ lao động nông thôn học nghề cần xem xét đến tính đặc thù của các đối tượng học nghề là người khuyết tật, người dân tộc thiểu số để có chính sách động viên, hỗ trợ phù hợp. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các bộ, cơ quan liên quan khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành trong Quý III/2014. Về chính sách dạy nghề đối với người lao động: Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các bộ, ngành dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách dạy nghề đối với người lao động theo hướng tích hợp chung các chính sách hiện hành về đào tạo nghề để thống nhất thực hiện, trong đó chú trọng ưu tiên hỗ trợ dạy nghề cho người thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người khuyết tật, người bị thu hồi đất nông nghiệp, ngư dân; điều chỉnh mức hỗ trợ tiền ăn, tiền đi lại cho các đối tượng ưu tiên cho phù hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định vào đầu Quý I/2015. Về việc sắp xếp các trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm dạy nghề cấp huyện triển khai theo hướng: Sáp nhập các trung tâm nhằm giảm đầu mối quản lý nhưng không thực hiện đồng loạt, đại trà mà tiến hành một cách thận trọng, phù hợp với đặc điểm, tình hình cụ thể của từng địa phương. Giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và các bộ, cơ quan liên quan báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 15/8/2014 về những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện thí điểm việc này tại một số địa phương trong thời gian qua. Đối với chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn: Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông

nghiệp và Phát triển nông thôn và các bộ, cơ quan liên quan rà soát lại danh mục nghề đào tạo cho lao động nông thôn, chuẩn hóa các chương trình đào tạo, bảo đảm các nghề nông nghiệp phải phù hợp với quy hoạch xây dựng nông thôn mới; quy hoạch sản xuất nông nghiệp và yêu cầu tái cấu trúc ngành nông nghiệp. Các nghề phi nông nghiệp phải xuất phát từ quy hoạch sản xuất công nghiệp, dịch vụ; quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp; nhu cầu sử dụng lao động theo vị trí việc làm của doanh nghiệp. Đẩy mạnh xã hội hóa, thu hút sự tham gia, hỗ trợ của các doanh nghiệp và các tổ chức xã hội - nghề nghiệp trong việc đào tạo nghề cho lao động nông thôn (Báo Tin tức, 2015).

* Mặt tích cực:

- Chủ trương ĐTN cho lao động nông thôn có quy mô rộng lớn, có ý nghĩa kinh tế xã hội và nhân văn sâu sắc, không những mở rộng đối tượng đào tạo nghề mà còn đặt lợi ích của nhân dân lên hàng đầu, tạo cơ hội phát triển về kinh tế bằng chính sức lao động chân chính của mình.

- Xác định rõ quyền lợi các nhóm đối tượng tham gia đào tạo nghề cho lao động nông thôn, như vậy mới thực hiện được dài hơi với mục tiêu đã đề ra.

* Mặt hạn chế

Chính sách của Đảng và nhà nước đã dần hoàn thiện trong lĩnh vực đào tạo nghề cho lao động nông thôn nhưng vẫn còn một số bất cập và chưa thực tiễn như:

- Ở nông thôn một hộ gia đình cùng một lúc vừa trồng trọt, vừa chăn nuôi, vừa nuôi trồng thủy sản…. nhưng theo quyết định 1956 quy định một nông dân chỉ được học một nghề như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu học nghề của người dân.

- Mặc dù đã được hỗ trợ trong việc vay vốn sau khi học nghề song số lượng vốn vay chưa cao và số người sau khi học nghề được vay vốn thì rất ít do sự phối hợp của ngân hàng Chính sách với các đoàn thể như hội Nông dân, Phụ nữ, Cựu chiến binh chưa thực sự đem lại hiệu quả.

-Việc hỗ trợ nông dân khi học nghề bị giới hạn bởi độ tuổi, nữ từ 16 đến 55, nam từ 16 đến 60, mà thực tế ở nông thôn trên địa bàn hiện nay những người đang trong độ tuổi lao động lại ít tham gia vào học nghề nông nghiệp, làm nông nghiệp hiện nay đa số là đối tượng ngoài độ tuổi lao động vì vậy mà có tình trạng đang ký đi học là tên con cháu nhưng thực tế đi học lại là bố mẹ.

4.2.2.2. Bối cảnh kinh tế, trình độ phát triển kinh tế xã hội

Lao động nông thôn luôn được đánh giá là một nguồn nhân lực dồi dào và tiềm năng đối với công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam trong những năm qua và trong thời gian tới. Tuy nhiên, trên thực tế trình độ chuyên môn kỹ thuật của người lao động nông thôn còn nhiều bất cập, thị trường lao động nông thôn mang tính tự phát và chưa hoàn hảo. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tồn tại này là do tâm lý trọng “đại học” xem nhẹ học nghề trong cộng đồng người dân, khả năng chi trả của người dân cho học nghề còn hạn chế. Bên cạnh đó, việc học nghề chưa thực sự gắn với thị trường sử dụng lao động, học xong rất khó tìm việc làm. Hệ thống cơ sở dạy nghề cho lao động nông thôn còn nhiều bất cập: số lượng cơ sở đào tạo còn thiếu, cơ sở vật chất kỹ thuật nghèo nàn lạc hậu - đặc biệt là các cở sở thuộc ngành nông nghiệp và PTNT; nội dung đào tạo chưa thực sự đáp ứng được đòi hỏi ngày càng cao của thực tiễn và chưa đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế là đại bộ phận dân nông thôn gắn với sản xuất nông nghiệp nhưng năng suất chênh lệch lớn do trình độ tay nghề khác nhau giữa các hộ cùng địa phương và giữa các địa phương trong vùng. Trình độ dân trí thấp, 82% lao động nông thôn chưa qua đào tạo sơ cấp, đại đa số cán bộ cơ sở chưa được đào tạo. Nhân tố chính yếu dẫn đến thu nhập thấp và phát triển kém bền vững là do năng lực của nông dân và cán bộ địa phương chưa được nâng cao đúng mức để đáp ứng nhu cầu phát triển nông thôn theo hướng hiện đại hoá trong bối cảnh cả nước hội nhập quốc tế. Với những thách thức lớn và biến đổi khí hậu toàn cầu đang đe dọa ngày càng trầm trọng, ta có thể giải quyết được một khi nông dân được nâng cao năng lực ứng dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp tiên tiến, đặc biệt là năng lực quản lý của cán bộ chính quyền địa phương. Vì nó sẽ góp phần cải thiện thu nhập cho hộ gia đình và thúc đẩy phát triển bền vững nông nghiệp - nông thôn. Ngoài ra, nâng cao năng lực lao động nông thôn từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp luôn là việc làm cần thiết.

4.2.2.3. Công tác tuyên truyền

- Công tác tư vấn, định hướng nghề cho lao động trong vùng là vô cùng quan trọng. Để từ đó chọn đúng nghề, dạy đúng nghề, đúng đối tượng, đúng nhu cầu. Hiện tượng cả làng đi học một nghề, một người học 2-3 nghề trong năm là có thật nhưng khi học xong người nông dân có thể sử dụng được những kỹ năng

đã học cho việc mưu sinh không. Do đó, các địa phương phải tổ chức khảo sát kỹ lưỡng nhu cầu loại nghề mà nông dân cần học. Bởi vì hiện nhu cầu học nghề của nông dân khá đa dạng, lại gồm nhiều đối tượng khác nhau, không thể đào tạo theo kiểu chung chung, tổng hợp, không phân biệt độ tuổi, điều kiện từng người, từng vùng. Các địa phương phải linh hoạt phân bổ chỉ tiêu, kế hoạch đào tạo hợp lý, gắn đào tạo với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Để vừa hoàn thành mục tiêu, vừa đảm bảo chất lượng đào tạo, người lao động sau khi học nghề có việc làm ổn định thì không đơn giản. Mô hình liên kết “3 nhà” (nhà nông - người học, nhà trường - người đào tạo, nhà sử dụng lao động - doanh nghiệp) là đáp số có thể hóa giải thách thức trên. Mối liên kết “3 nhà” đóng vai trò chủ lực, tuy nhiên cũng cần sự vào cuộc của các cấp chính quyền, tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động người dân tham gia học nghề. Có như thế, chúng ta mới đạt được mục tiêu đề ra và chương trình đào tạo nghề cho LĐNT mới thực sự lan tỏa. Khi đó những rào cản được hóa giải thì những câu hỏi: Dạy nông dân nghề gì, làm thế nào để nông dân phát huy được khi đã ra nghề sẽ có những câu trả lời chính xác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)