Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu đối tượng đào tạo nghề ở 3 xã trong huyện, bao gồm các xã đại diện cho các vùng:

- Xã thuần nông: xã Đại Lai.

- Xã nông nghiệp kiêm ngành nghề: Xuân Lai với nghề mây tre đan. - Chuyên ngành nghề: Xã Đại Bái với nghề đúc đồng.

Trong đó, đối tượng chính cần thu thập thông tin là ý kiến của những nhân tố liên quan đến đào tạo nghề đối với lao động nông thôn bao gồm: người sử dụng lao động, người học nghề, cơ sở đào tạo...

3.2.2. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học, sách báo, các văn bản của nhà nước đã ban hành và qua internet... về các vấn đề đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

+ Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Gia Bình của Ủy ban nhân dân huyện Gia Bình các năm 2012, 2013, 2014, 2015.

+ Số liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình những năm vừa qua năm 2012, 2013, 2014. 2015 từ Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại 3 xã bằng hình thức phát phiếu điều tra với số lượng 100 phiếu cho các đối tượng: người sử dụng lao động (chủ cơ sở sản xuất tại địa phương, chủ doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng...), người học nghề (lao động nông thôn đã, đang học nghề...), các đơn vị tổ chức đào tạo nghề (trung tâm dạy nghề huyện , các các cơ sở dạy nghề ...). Nội dung xây dựng phiếu điều tra dựa trên tiêu chí thu thập ý kiến liên quan đến công tác dạy nghề cho lao động nông thôn xem đã được chưa? Có những hạn chế, bất cập trong công tác giảng dạy, công tác thực hành và hiệu quả sau khi được đào tạo nghề: tay nghề có đáp ứng được nhu cầu làm việc? Áp dụng những kỹ thuật nông nghiệp được dạy vào thực tiễn sản xuất ra sao? Và kinh tế tại địa phương sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề phát triển như thế nào? Để từ đó đưa ra được thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình và các yếu tố ảnh hưởng.

- Xã thuần nông: xã Đại Lai phát 32 phiếu điều tra trong đó phát cho 20 người đã học nghề, 10 người chưa tham gia học nghề nông nghiệp tại địa phương, 02 phiếu cho cán bộ xã.

- Xã nông nghiệp kiêm ngành nghề : Xã Xuân Lai với nghề mây tre đan. Phát 27 phiếu điều tra trong đó 15 cho đối tượng đã được học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, 5 phiếu cho chủ sơ sở sản xuất,5 phiếu đối tượng chưa tham gia học nghề tại địa phương, 02 phiếu cho cán bộ xã.

- Chuyên ngành nghề: Xã Đại Bái với nghề đúc đồng. Phát 27 phiếu điều tra trong đó 5 phiếu cho chủ sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đúc đồng của Đại Bái, phát 15 phiếu cho những lao động tại làng nghề được đào tạo từ các cơ sở dạy nghề và từ các xưởng sản xuất và 5 phiếu những đối tượng chưa tham gia học nghề tại địa phương, 02 phiếu cho cán bộ xã.

- Phát 10 phiếu điều tra cho giáo viên tham gia giảng dạy.

- Phát 02 phiếu cho cán bộ tại phòng lao động thương binh xã hôi huyện Gia Bình.

- Phát 02 phiếu cho cán bộ tại Ủy ban nhân dân huyện.

Đồng thời kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các cán bộ quản lý nhà nước có liên quan về vấn đề đào tạo nghề và các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn:

+ Phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình, phỏng vấn giáo viên dạy nghề tại trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình, cán bộ xã, thị trấn, huyện, tỉnh phụ trách công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956. Để từ đó thấy được thực tiễn công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình và đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng.

+ Phỏng vấn chuyên gia kinh tế nông nghiệp để thấy được những bất cập và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.

3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Đối với những tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những số liệu có liên quan đến đề tài phục vụ mục đích ngiên cứu.

- Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và xử lý bằng phần mềm excel, máy tính cá nhân... tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận từ thực tiễn.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1. Phương pháp định lượng

* Phương pháp dự tính, dự báo

Sử dụng phương pháp này để dự tính, dự báo ngành nghề và nhu cầu sử dụng lao động đã qua đào tạo nghề trong những năm tới. Để dự báo kết quả thực hiện những giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn đã đưa ra.

* Phương pháp thống kê kinh tế

- Thống kê so sánh: Phân tích yêu cầu chất lượng đào tạo nghề của người sử dụng đối với thực tế chất lượng lao động; phân tích thực trạng đào tạo nghề lao động nông thôn với các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.

* Phương pháp phân tích kinh tế

Từ những số liệu đã thu thập được, quá trình nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích kinh tế để đánh giá những yếu tố kinh tế liên quan đến giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

3.2.4.2. Phương pháp định tính

Phương pháp thực nghiệm: Sử dụng phương pháp thực nghiệm để kiểm tra, đối chứng kết quả nghiên cứu với thực tiễn nhằm khẳng định tính khoa học và thực tiễn của những nội dung nghiên cứu.

3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu phân tích

Đề tài sử dụng các chỉ tiêu phân tích sau trong quá trình nghiên cứu:

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về quy mô lao động và cơ cấu lao động nông thôn, nhóm chỉ tiêu phản ánh năng lực của đội ngũ giảng dạy, cơ sở vật chất, giáo trình và kinh phí đào tạo

-Tổng số lao động, số lao động nông thôn, số lao động qua đào tạo, số lao động nông thôn qua đào tạo, tỷ lệ lao động qua đào tạo trên địa bàn huyện Gia Bình.

- Số lượng giáo viên có trình độ đại học và trên đại học, số lượng giáo viên trên số học viên.

- Cơ sở vật chất sử dụng cho đào tạo nghề, nhà xưởng, máy móc thiết bị phục vụ cho giảng dạy.

- Số kinh phí cho đào tạo nghề, kinh phí ngân sách được cấp và kinh phí ngoài ngân sách.

3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn và sử dụng lao động nông thôn đã qua đào tạo nghề

- Số lượng lao động nông thôn được đào tạo, tỷ lệ lao động nông thôn được đào tạo nghề.

- Số lao động nông thôn có nhu cầu học nghề.

- Số người tìm được việc làm sau đào tạo nghề, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề có việc làm.

- Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo nghề : Tỷ lệ ý kiến đánh giá chất lượng cao, chất lượng thấp, chất lượng trung bình...

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN GIA BÌNH, TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Đánh giá chung về công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh

4.1.1.1. Kết quả đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình

Huyện Gia Bình là huyện mới được tái lập năm 1999 với quy mô diện tích tự nhiên và dân số ít, chủ yếu sinh sống bằng nghề nông. Trước đây, công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, do các ngành chức năng của tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và triển khai thực hiện với một số ngành nghề phổ thông, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của địa phương. Từ năm 2007 mới thành lập Trung tâm dạy nghề huyện (là đơn vị công lập đầu tiên về đào tạo nghề trên địa bàn huyện). Do vậy, hiện nay (năm 2015) huyện Gia Bình mới chỉ có một Trung tâm dạy nghề huyện là đơn vị công lập, chính quy, còn lại chủ yếu là các cơ sở có đăng ký đào tạo nghề, trong đó chỉ có trung tâm dạy nghề mới có chức năng cấp chứng chỉ nghề cho các học viên sau khi tốt nghiệp. Ngoài ra, Trung tâm dạy nghề huyện còn liên kết với trường Cao đẳng Cơ điện - Xây dựng Bắc Ninh và Trường Trung cấp nghề Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Ninh để mở các lớp đào tạo nghề dài hạn hệ trung cấp.

Với mục tiêu chuyển mạnh đào tạo nghề theo nhu cầu học của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường, gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành, từng địa phương, TTDN huyện Gia Bình đã xác định công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn sẽ phát triển theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện cho người lao động tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của bản thân. Theo lãnh đạo Sở Lao động - TBXH tỉnh Bắc Ninh : Tập trung đào tạo các nghề trọng điểm trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề như: hàn điện, sửa chữa thiết bị điện, cơ khí,... nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động của các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế,

phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng huyện. Đặc biệt sẽ đào tạo các nghề trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3

chế biến nông lâm thuỷ sản, quy trình kỹ thuật, công nghệ sau thu hoạch, các nghề truyền thống. Tạo điều kiện cho người lao động tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập, cải thiện đời sống, chuyển dịch cơ cấu trong nông nghiệp theo Bộ Tiêu chí Quốc gia về Xây dựng nông thôn mới.

Nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo nghề, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập của lao động nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu kinh tế, phục vụ sự nghiệp CNH - HĐH nông nghiệp, nông thôn.

- Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề, dạy nghề dưới 3 tháng. - Tỷ lệ có việc làm sau khi học nghề đạt khoảng 80%. - Thời gian đào tạo (cho 1 khóa học): từ 2 đến 5 tháng.

- Hình thức đào tạo nghề chính quy và đào tạo nghề thường xuyên.

Bảng 4.1. Tỷ lệ lao động và lao động nông thôn qua đào tạo của huyện Gia Bình

Chỉ tiêu/Năm 2012 2013 2014 2015 Tỷ lệ Tỷ lệ Tăng so với 2012 Tỷ lệ Tăng so với 2013 Tỷ lệ Tăng so với 2014 Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) 50% 54% 4% 57% 3% 60% 3% Tỷ lệ lao động nông

thôn qua đào tạo (%) 38% 40% 2% 42% 2% 45% 3%

Nguồn : Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Gia Bình (2015) Qua bảng 4.1 cho ta thấy tỷ lệ lao động qua đào tạo và tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo nghề tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2015. Tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2013 là 54% tăng 4% so với năm 2012, năm 2014 là 57% tăng 3% so với năm 2013, năm 2015 là 60% tăng 3% so với năm 2014, như vậy tỷ lệ lao động qua đào tạo của huyện Gia Bình tăng từ 2012 đến 2015 tăng 10% nhưng tỷ lệ tăng giảm dần. Tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo năm 2013 là 40% tăng 2% so với năm 2012, năm 2014 là 42% tăng 2% so với năm 2013, năm 2015 là 45%, tăng 3 % so với năm 2014, như vậy

tỷ lệ lao động nông thôn qua đào tạo tại huyện Gia Bình tăng dần qua các năm từ 2012 đến 2015 tỷ lệ này đã đạt tới 45% số lao động động tăng 7%. Người dân đã dần nhận thức được tầm quan trọng của đào tạo trong lao động, thực tế cho thấy năng suất lao động tăng lên.

Qua số liệu thu thập tổng hợp được bảng 4.2 thể hiện kết quả đào tạo nghề cho lao động nông thôn nghề phi nông nghiệp và nghề nông nghiệp qua các năm 2012, 2013, 2014, 2015. Năm 2012 huyện đào tạo được 1593 lao động nông thôn trong đó 624 người học nghề nông nghiệp, 969 người học nghề phi nông nghiệp. Năm 2013 với số lượng lao động nông thôn được đào tạo là 2241 tăng 28,9% so với năm 2012 trong đó 1224 người được đào tạo nghề nông nghiệp tăng 49,02% so với năm 2012, 1017 người được đào tạo nghề phi nông nghiệp tăng 4.72% so với năm 2012. Năm 2014 đào tạo được 2103 lao động nông thôn giảm 6,56% so với năm 2013 trong đó 1068 người học nghề nông nghiệp giảm 14,61% so với năm 2013, nghề phi nông nghiệp có 1035 người được đào tạo tăng 1,74% so với năm 2013. Năm 2015 đào tạo được 2208 lao động nông thôn tăng 4,67% so với năm 2014 trong đó có 915 người học nghề nông nghiệp giảm 16,72% so với năm 2014, 1293 lao động nông thôn được đào tạo nghề phi nông nghiệp tăng 19,94% so với năm 2015.

Bảng 4.2. Đào tạo nghề cho LĐNT từ năm 2012 đến năm 2015

Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 2015 Số HV Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số HV Tỷ lệ tăng (%) Nghề nông nghiệp 624 1.224 49,02 1.068 -14,61 915 -16,72

Nghề phi nông nghiệp 969 1.017 4,72 1.035 1,74 1.293 19,94

Tổng 1.593 2.241 28,9 103 -6,56 2.208 4,76 Nguồn : Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Gia Bình (2015)

Từ Bảng số liệu 4.2. ta có biể đồ 4.1. thể hiện kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2012 – 2015.

Biểu đồ 4.1. Kết quả đào tạo nghề giai đoạn 2012 đến 2015

Nguồn : Phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội huyện Gia Bình (2015) Như vậy từ năm 2012 đến năm 2015 số lao động được đào tạo trong các ngành nông nghiệp giảm dần còn lao động nông thôn trong các ngành phi nông nghiệp tăng dần do nhu cầu của người dân học nghề phi nông nghiệp tăng lên do bối cảnh trong những năm này các nhà máy và khu,cụm công nghiệp tăng lên làm giảm diện tích đất nông nghiệp và thu nhập từ những ngành phi nông nghiệp cao hơn từ những ngành nông nghiệp, nhận thấy được điều này lao động nông thôn đào tạo ngành phi nông nghiệp có nhu cầu cao hơn trong nghành nông nghiệp.

Cụ Thể Nghề nông nghiệp bao gồm các lớp như: lớp trồng trọt, chăn nuôi, trồng nấm và nghề trồng nghệ. Các lớp dạy nghề phi nông nghiệp như nghề nấu ăn, làm hương xuất khẩu, may công nghiệp và nghề trồng cây cảnh.

Bảng 4.3. Kết quả đào tạo nghề cho LĐNT từ năm 2012 đến năm 2015 Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 2015 Số lớp Số HV Số lớp Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số lớp Số HV Tỷ lệ tăng (%) Số lớp Số HV Tỷ lệ tăng (%) Nông nghiệp 21 624 36 1.224 49,02 30 1.068 95,40 27 915 89,57 Trồng trọt 3 93 6 189 50,79 3 96 47,10 9 279 83,12 Kt chăn Nuôi 9 276 6 195 -41,50 6 192 122 3 96 -26,70

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)