Cần phát huy vai trò của Nhà nước và chính quyền địa phương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 117 - 118)

- Nhà nước cần quan tâm, có chính sách khuyến khích kịp thời đối với việc thành lập các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, các chính sách thích hợp như cấp đất, miễn giảm thuế để phát triển các trung tâm dạy nghề, trường dạy nghề dân lập, tư thục và đưa các cơ sở này vào hệ thống đạo tạo chuẩn để góp phần tăng nhanh lực lượng lao động kỹ thuật, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

- Tăng cường kinh phí đảm bảo các điều kiện vật chất cho các cơ sở dạy nghề; tăng cường quy mô, ngành nghề và chất lượng đào tạo, đa dạng hoá hình thức, nội dung đào tạo như đào tạo dài hạn, ngắn hạn, kèm cặp, truyền nghề tại gia đình, tại các cơ sở sản xuất, đào tạo lại, đào tạo tại chỗ, lưu động, chú trọng những ngành nghề mũi nhọn tại địa phương, đào tạo nghề phục vụ xuất khẩu lao động..

- Ở mỗi địa phương cùng với người dân phải xác định được nghề phù hợp với nhân lưc cũng như điều kiện tự nhiên của mình, để từ đó đề nghị trung tâm dạy nghề mở các lớp học nghề, sau khi học nghề hợp tác xã cũng phải làm công tác bao tiêu sản phẩm tránh tình trạng được mùa rớt giá gây thiệt hại về kinh tế cho người dân. Sự vào cuộc của chính quyền địa phương là yếu tố cực kỳ quan trọng để công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn đạt hiệu quả. Chính quyền địa phương phải tuyên truyền giúp người dân dần xóa bỏ phương thức sản xuất manh mún, lạc hậu, vì lợi nhuận trước mắt sang phương thức sản xuất nông nghiệp theo phương thức hàng hóa, chuyên nghiệp, lâu dài và mang lại lợi ích kinh tế cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 117 - 118)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)