Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 51)

3.2.2.1. Thông tin thứ cấp

+ Thu thập số liệu đã được công bố rộng rãi trên các tạp chí khoa học, sách báo, các văn bản của nhà nước đã ban hành và qua internet... về các vấn đề đào tạo nghề, chất lượng đào tạo nghề, các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn.

+ Số liệu về tình hình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Gia Bình của Ủy ban nhân dân huyện Gia Bình các năm 2012, 2013, 2014, 2015.

+ Số liệu đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình những năm vừa qua năm 2012, 2013, 2014. 2015 từ Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.

3.2.2.2. Thông tin sơ cấp

Sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực tế tại 3 xã bằng hình thức phát phiếu điều tra với số lượng 100 phiếu cho các đối tượng: người sử dụng lao động (chủ cơ sở sản xuất tại địa phương, chủ doanh nghiệp, các nhà tuyển dụng...), người học nghề (lao động nông thôn đã, đang học nghề...), các đơn vị tổ chức đào tạo nghề (trung tâm dạy nghề huyện , các các cơ sở dạy nghề ...). Nội dung xây dựng phiếu điều tra dựa trên tiêu chí thu thập ý kiến liên quan đến công tác dạy nghề cho lao động nông thôn xem đã được chưa? Có những hạn chế, bất cập trong công tác giảng dạy, công tác thực hành và hiệu quả sau khi được đào tạo nghề: tay nghề có đáp ứng được nhu cầu làm việc? Áp dụng những kỹ thuật nông nghiệp được dạy vào thực tiễn sản xuất ra sao? Và kinh tế tại địa phương sau khi được hỗ trợ đào tạo nghề phát triển như thế nào? Để từ đó đưa ra được thực trạng công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình và các yếu tố ảnh hưởng.

- Xã thuần nông: xã Đại Lai phát 32 phiếu điều tra trong đó phát cho 20 người đã học nghề, 10 người chưa tham gia học nghề nông nghiệp tại địa phương, 02 phiếu cho cán bộ xã.

- Xã nông nghiệp kiêm ngành nghề : Xã Xuân Lai với nghề mây tre đan. Phát 27 phiếu điều tra trong đó 15 cho đối tượng đã được học nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp, 5 phiếu cho chủ sơ sở sản xuất,5 phiếu đối tượng chưa tham gia học nghề tại địa phương, 02 phiếu cho cán bộ xã.

- Chuyên ngành nghề: Xã Đại Bái với nghề đúc đồng. Phát 27 phiếu điều tra trong đó 5 phiếu cho chủ sản xuất, doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng đúc đồng của Đại Bái, phát 15 phiếu cho những lao động tại làng nghề được đào tạo từ các cơ sở dạy nghề và từ các xưởng sản xuất và 5 phiếu những đối tượng chưa tham gia học nghề tại địa phương, 02 phiếu cho cán bộ xã.

- Phát 10 phiếu điều tra cho giáo viên tham gia giảng dạy.

- Phát 02 phiếu cho cán bộ tại phòng lao động thương binh xã hôi huyện Gia Bình.

- Phát 02 phiếu cho cán bộ tại Ủy ban nhân dân huyện.

Đồng thời kết hợp với phương pháp phỏng vấn trực tiếp để thu thập ý kiến từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu và các cán bộ quản lý nhà nước có liên quan về vấn đề đào tạo nghề và các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề đối với lao động nông thôn:

+ Phỏng vấn lãnh đạo Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình, phỏng vấn giáo viên dạy nghề tại trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình, cán bộ xã, thị trấn, huyện, tỉnh phụ trách công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo đề án 1956. Để từ đó thấy được thực tiễn công tác đào tạo nghề trên địa bàn huyện Gia Bình và đưa ra được những yếu tố ảnh hưởng.

+ Phỏng vấn chuyên gia kinh tế nông nghiệp để thấy được những bất cập và đưa ra những giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)