Tiếp cận với các hình thức tuyên truyền, tư vấn học nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)

Diễn giải

Xã Đại Lai

Xã Xuân

Lai Xã Đại bái Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ %) Số lượng Tỷ lệ %) Số lượng Tỷ lệ (%)

Số phiếu điều tra 30 25 20 75

1. Qua đài phát thanh xã 8 26,67 3 12 3 15 14 18,67

2. Qua phổ biến của cán bộ 6 20 4 16 5 25 15 20

3. Qua các tổ chức, đoàn

thể, hội 2 6,67 8 32 2 10 12 16

4. Qua lớp tư vấn của cơ

sở đào tạo 12 40 6 24 9 45 27 36

5. Qua bạn bè, người thân 2 6,67 4 16 1 5 7 9,33

Tổng 30 100 25 100 20 100 75 100

Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.1.2.2. Điều tra đánh giá và dự báo nhu cầu học nghề

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đào tạo nghề phải gắn với việc làm, đáp ứng được nhu cầu của người học và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để đáp ứng được yêu cầu này, trước khi thực hiện chương trình đào tạo nghề cần tổ chức điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề tới từng hộ nông dân, trên cơ sở nhu cầu nghề nghiệp thực tiễn của người nông dân.

Sở LĐTB&XH đã chủ trì phối hợp sở, ban, ngành đoan thể các huyện và các xã xây dựng biểu mẫu, tổ chức điều tra, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn bằng hình thức phát phiếu điều tra. Công tác điều tra naỳ đã được thực hiện từ các thôn xóm, tới từng hộ gia đình trên cơ sở nhu cầu nghề nghiệp thực tiễn của người dân nông thôn. Công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn là do một số xã trong huyện cán bộ cơ sở thực hiện điều tra còn mang tính hình thức, chưa sát thực tiễn, sự phối hợp với trung tâm dạy nghề còn chưa chặt chẽ. Sau đó nông dân tiến hành đăng ký học nghề tại UBND các xã. CácNghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát với 30 cán bộ

bao gồm các giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề trong huyện; các cán bộ trong Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình; các cán bộ tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Bình và cán bộ tại các xã đã được chọn làm điểm nghiên cứu, chủ doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng số liệu 4.10 cho -thấy:

- Với sự cần thiết của việc điều tra trong 30 người được phỏng vấn có 14 người chiếm 46.67% trả lời rất cần thiết, 10 người chiếm 33.33% người trả lời cần thiết, 4 người chiếm tỷ lệ 13.33% trả lời chưa cần thiết và 2 người chiếm tỷ lệ 6.67% không có ý kiến.Với việc dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn có 13 người cho rằng rất cần thiết chiếm 43.33%, 12 người cho rằng cần thiết chiếm 40%, 4 người cho rằng chưa cần thiết chiếm 13.33% và 1 người chiếm 3.33% trả lời không có ý kiến.

Bảng 4.10. Mức độ cần thiết của việc thực hiện điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu và thí điểm các mô hình đào tạo nghề cho nông dân

Diễn giải

Điều tra khảo sát Dự báo nhu cầu

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1. Rất cần thiết 14 46,67 13 43,33 2. Cần thiết 10 33,33 12 40 3. Chưa cần thiết 4 13,33 4 13,33 4. Không có ý kiến 2 6,67 1 3,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ phòng Lao động TB&XH huyện

Ông Lương Trung Hậu (2015) cho biết: Kinh phí hỗ trợ cho chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu tập trung cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ giáo viên và học viên trong quá trình dạy và học… Kinh phí cho việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân ở các địa phương trong huyện còn hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức.

Số liệu bảng 4.11 thể hiện kết quả điều tra nhu cầu đào tạo nghề tại các hộ nông dân, nghiên cứu cho thấy:

- Nhu cầu về hình thức đào tạo nghề, với hình thức đào tạo nghề trên 1 năm chỉ có 23 ý kiến lựa chọn, chiếm tỷ lệ 15,33%; hình thức đào tạo nghề từ 3 tháng đến 1 năm có 39 ý kiến, chiếm tỷ lệ 26% và với hình thức đào tạo nghề dưới 3 tháng có 88 ý kiến đồng tình, chiếm tỷ lệ 58,67%;

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 76 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)