Đánh giá về chương trình, giáo trình dạy nghề năm 2015

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 87)

Diễn giải

Trong đó

Cán bộ quản lý Giáo viên Học viên

Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Số ý kiến Tỷ lệ % Tổng số điều tra 10 100 10 100 50 100

Chương trình đào tạo

- Phù hợp 7 70 6 60 28 56

- Khá phù hợp 2 20 2 20 17 34

- Chưa phù hợp 1 10 2 20 5 10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015) Các cơ sở đào tạo nghề đã chủ động chỉnh sửa, bổ sung, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo nghề sơ cấp theo nhu cầu của thị trường lao động để tổ chức thực hiện. Thời gian đào tạo áp dụng theo khung của bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) kết hợp với Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (LĐ – TBXH). Các trường liên kết đào tạo hệ Trung học nghề (năm học 2013 – 2014có gần 200 học sinh đang theo học), đây là bậc đào tạo mới trong hệ thống giáo dục Quốc dân vừa học văn hoá, vừa học nghề. Bậc học này cần được tuyên truyền sâu rộng để thu hút được nhiều người học, phân luồng đào tạo và giảm gánh nặng cho các trường phổ thông trung học. Đào tạo nghề ngắn hạn đã phát triển về số lượng: Trung tâm GDTX huyện, Trung tâm dạy nghề huyện... bước đầu có sự đầu tư về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất phương thức đào tạo nên đã thu hút được nhiều người theo. Một số cơ sở đào tạo nghề đã kết hợp với một số công ty và doanh

nghiệp để đào tạo nghề như: Công ty mây tre đan xuất khẩu Toàn Phong nhiều người học xong, đã ký hợp đồng lao động với công ty. Đây là mô hình đào tạo nghề kết hợp với sử dụng đang được các ngành khuyến khích mở rộng. Song hoạt động đào tạo ở các công ty trên đều xuất phát từ nhu cầu thiếu lao động nên thời gian đào tạo kết hợp với kết cấu nội dung chương trình đào tạo còn bất hợp lý, do đó mới chỉ hình thành được một số kỹ năng lao động cần thiết cho sản xuất nên hiệu quả lao động thấp.

Kế hoạch đào tạo đã hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Kết cấu chương trình có sự liên kết chặt chẽ giữa các bậc đào tạo nghề và giữa các môn học. Tuy nhiên, một số điều kiện phục vụ đào tạo như: giáo trình, thiết bị, thói quen nghề nghiệp và kinh nghiệm còn hạn chế nên kết quả còn thấp. Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề chưa chủ động biên soạn được nội dung, chương trình và giáo trình đào tạo. Do không đủ đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và sư phạm cần thiết nên các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu sử dụng chương trình đào tạo của các đơn vị khác và có sự điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp với mục tiêu đối tượng, thời gian đào tạo. Giáo trình và các tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo còn thiếu.

4.1.2.6. Hỗ trợ lao động nông thôn học nghề

Huyện Gia Bình đã thực hiện việc hỗ trợ lao động nông thôn học nghề theo quyết định số 3838/QĐ – UBND về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2015 định hướng đến 2020” ngày 04/04/2011. Theo đó Hỗ trợ học phí và sinh hoạt phí được chia thành các mức:

Đối tượng 1: Lao động nông thôn thuộc diện được hưởng chính sách ưu đãi người có công với cách mạng, hộ nghèo, người tàn tật, người bị thu hồi đất canh tác được hỗ trợ tối đa không quá 3 triệu đồng/ người/ khóa học. Hỗ trợ tiền ăn với mức 15.000 đồng/ngày thực học/người. Hỗ trợ tiền đi lại tối đa không quá 200.000 đồng/người/ khóa học đối với người học xa nơi cư trú 15 km trở lên.

- Đối tượng 2: Lao động nông thôn thuộc diện hộ cận nghèo được hỗ trợ với mức tối đa không quá 2.500.000 đồng/ người/ khóa học.

- Đối tượng 3: Lao động nông thôn khác được hỗ trợ tối đa không quá 2.000.000 đồng / người/ khóa học.

- Mỗi lao động nông thôn chỉ được hỗ trợ học nghề một lần. Riêng những người đã được hỗ trợ học nghề nhưng bị mất việc làm do nguyên nhân khách quan thì được UBND tỉnh xem xét, quyết định tiếp tục học nghề để chuyển đổi việc làm theo chính sách của đề án này nhưng tối đa không quá 3 lần.

Hỗ trợ về tín dụng

- Lao động nông thôn học nghề được vay để học theo quy định hiện hành về tín dụng đối với học sinh, sinh viên.

- Lao động nông thôn sau khi học nghề dược vay vốn từ quỹ quốc gia về việc làm thuộc chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm để tự tạo việc làm.

Số liệu bảng 4.15 cho thấy kết quả thực hiện chương trình đào tạo nghề cho nông dân nghèo trên địa bàn huyện Gia Bình trong năm 2015. Trên địa bàn huyện đã tổ chức được 9 lớp cho lao động nông thôn là hộ nghèo với 225 người tham gia trong đó có 4 lớp may công nghiệp với 100 người, 2 lớp chăn nuôi thú y với 50 người, 3 lớp trồng trọt 75 người. Tổng kinh phí hỗ trợ cho 9 lớp đào tạo này là 450 triệu đồng.

Trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo nghề cho nông dân thuộc hộ nghèo trên địa bàn huyện Gia Bình, UBND huyện đã thường xuyên có các công văn chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường công tác giám sát hoạt động dạy và học, chỉ đạo các trung tâm và cơ sở dạy nghề nâng cao chất lượng đào tạo, quản lý chặc chẽ học viên học nghề, quản lý và sử dụng kinh phí đào tạo theo đúng quy định; đồng thời chỉ đạo các xã tạo mọi điều kiện hỗ trợ các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trong quá trình thực hiện chương trình đào tạo. Các xã, thôn đã tạo điều kiện cho mượn hội trường, lớp học tại thôn, xóm để nông dân khi tham gia học nghề giảm được các chi phí về công tác đi lại.

Bảng 4.15. Kết quả hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề cho nông dân nghèo ở huyện Gia Bình năm 2015

Ngành nghề đào tạo lớp Số Số học viên (Người) tạo (Tháng/lớp) Thời gian đào Kinh phí hỗ trợ (Tr.đ)

1. May công nghiệp 4 100 3 200

2. Chăn nuôi thú y 2 50 3 100

4. Trồng trọt 3 75 3 150

Tổng 9 225 450

Nguồn: Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Bình (2015). Đến năm 2015, huyện Gia Bình tiếp tục thực hiện Đề án đào tạo nghề choh , 2015 lao động nông thôn, trong đó huyện đã giao chỉ tiêu đào tạo nghề miễn phí cho 450 hộ nông dân nghèo với tổng kinh phí đào tạo là 750 triệu đồng được hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm. Các ngành nghề đào tạo gồm: may công nghiệp, điện dân dụng, trồng trọt, chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản với thời gian đào tạo từ 1 đến 3 tháng. Tổng số lớp được mở là 15 lớp và thu hút được sự tham gia của 450 học viên.

4.1.2.7. Tăng cường kiểm tra giám sát công tác đào tạo và chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

- UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Lao động - TB&XH chủ chì phối hợp với phòng Tài chính - Kế hoạch tổ chức kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trung tâm dạy nghề trong quá trình mở lớp đào tạo để các trung tâm thực hiện dạy nghề theo đúng quy định.

- Hệ thống sổ sách theo dõi quá trình đào tạo: các lớp học đều có lịch giảng dạy. Phòng Lao động - TB&XH có mở sổ theo dõi, quản lý tiến độ thực hiện của các trung tâm trong quá trình đào tạo. Giáo viên có đầy đủ giáo án và sổ theo dõi học viên lớp học.

- Chương trình, kế hoạch và phương pháp đào tạo: theo đúng hướng dẫn số 347/HD-LĐTBXH ngày 27/4/2011 của Sở Lao động - TB&XH về việc hướng dẫn thực hiện dạy nghề cho người nghèo và hướng dẫn số 663/HD-LĐTBXH ngày 15/7/2011 của Sở Lao động - TB&XH về việc hướng dẫn thực hiện kế hoạch dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn thực hiện nghiêm về thời gian, bài giảng lý thuyết và thực hành.

- Cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyên môn phục vụ cho việc dạy nghề: Đa số Trung tâm dạy nghề có cơ sở vật chất, kỹ thuật, chuyên môn phục vụ cho việc dạy nghề, có phòng học đảm bảo đầy đủ theo quy định.

- Về công tác tuyển sinh: Các Trung tâm đã phối hợp với phòng Lao động - TB&XH, UBND các xã, thị trấn và các ngành tổ chức tuyên truyền thông báo lao động thuộc diện hộ nghèo từ năm 2007 - 2009, lao động thuộc đối tượng đang hưởng chế độ chính sách của nhà nước và đối tượng là lao động nông thôn được tham gia học nghề.

Huyện Gia Bình đang trong thời kỳ đổi mới, do vậy mọi nỗ lực của các cấp lãnh đạo cũng như chính quyền địa phương đang tạo mọi điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, dẫn tới nhiều cơ sở sản xuất và công ty kể cả khu công nghiệp, có chiều hướng gia tăng nhanh chóng, điều này cũng đồng nghĩa với việc đòi hỏi một đội ngũ lao động tương đối lớn. Nhưng một vấn đề bất cập của nền kinh tế thị trường đang diễn ra đó là: Nhu cầu lao động rất lớn, xong chính đội ngũ lao động chưa đáp ứng được với những nhu cầu.

Trong số các ngành nghề được đào tạo ở huyện Gia Bình những năm qua, chủ yếu tập trung vào các ngành nghề nông nghiệp như: Chăn nuôi thú y, trồng trọt, thể hiện ở việc những ngành này có lớp đào tạo trong nhiều năm hơn so với các ngành khác, đặc biệt có ngành chỉ xuất hiện trong 1 hoặc 2 năm với lượng học viên rất ít như: cây cảnh, nuôi trồng thủy sản…

Nhìn chung, quy mô đào tạo nghề ở huyện Gia Bình vẫn còn nhỏ bé, đơn điệu cả về số ngành nghề đào tạo và số lượng lớp học từng ngành nghề đào tạo mỗi năm, chủ yếu tập trung vào một số nghề nông nghiệp thuần túy.

Theo số liệu tổng hợp điều tra năm 2015 cho thấy tác dụng của việc tham gia học nghề là rất to lớn với 50 đối tượng được hỏi là người đã tham gia học nghề có tới 45 người trả lời cơ hội việc làm tăng lên chiếm tỷ lệ 90%, 37 người trả lời tim được việc làm mới chiếm 74%, 33 người trả lời tăng năng suất lao động chiếm 66%, và có 26 người trả lời sẵn sàng tham gia hợp tác xã nếu được thành lập. Qua kết quả điều tra trên cho ta thấy được sự hiểu biết của đối tượng lao động nông thôn dần được tăng lên sau quá trình tham gia học nghề. Định hướng việc làm cho lao động nông thôn là mở rộng sản xuất và tăng hiệu quả kinh tế nông nghiệp, phi nông nghiệp tại chính địa phương chứ không phải định hướng cho người dân tham gia học nghề tại các doanh nghiệp. Điều đáng mừng là sau các khóa học tỷ lệ học viên áp dụng vào thực tế và tăng năng suất lao động, điều này khuyến khích người dân chưa tham gia học nghề thấy được tác dụng rõ rệt và tham gia học nghề để cải thiện cuộc sống. Song các cấp chính quyền cũng phải tiếp tục cố gắng tìm hiểu tình hình thực tiễn để lựa chọn nghề đào tạo cho phù hợp, phải hướng dẫn người dân không chỉ kỹ thuật của nghề mà còn bao tiêu sản phẩm, tránh tình trạng “được mùa mất giá”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)