Thực trạng các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cholao động nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 92)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cholao động nông thôn

4.1.2. Thực trạng các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cholao động nông

thôn huyện Gia Bình tỉnh Bắc ninh

Trước đây, giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, do các ngành chức năng của tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và triển khai thực hiện với một số ngành nghề phổ thông, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của địa phương. Năm 2007 thành lập Trung tâm dạy nghề huyện là một cơ sở dạy nghề công lập, có chức năng đào tạo nghề cấp chứng chỉ nghề cho các học viên ở trình độ sơ cấp (dưới 1 năm).

Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác dạy nghề, trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã có nhiều cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động dạy nghề chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn,đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương (chủ yếu ở khu vực nông nghiệp) và góp phần nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo của huyện; phấn đấu đến 2015 nâng tỷ lệ người lao đông qua đào tạo huyện lên 45% (mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Gia Bình khoá XXI nhiệm kỳ 2010-2015).

Để phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện đã có nhiều chủ trương chính sách thu hút các nhà đầu tư vào Gia Bình. Hiện tại, các cụm công nghiệp Đại Bái 10 ha đã được xây dựng và đi vào hoạt động, , khu công nghiệp may Nhân Thắng thu hút hàng trăm công nhân, Công ty cổ phần may Đông Bình với quy mô 2000 công nhân, nhà máy cán thép Việt Mỹ đã đi vào hoạt động, Khu công nghiệp tập trung trên 300 ha đã được quy hoạch và sẽ được xây dựng tại thị trấn Gia Bình đây sẽ là một thị trường lớn để thu hút nguồn lao động kỹ thuật của địa phương.

4.1.2.1. Công tác tuyên truyền tư vấn học nghề cho lao động nông thôn

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động là hoạt động đầu tiên trong nhóm các hoạt động của Đề án và có vai trò hết sức quan

trọng để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về dạy nghề nói chung và dạy nghề cho người lao động nói riêng, góp phần tăng năng suất lao động, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng lao động. Trong thời gian qua để tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động các cơ quan đoàn thể như đoàn thanh niên, hội phụ nữ, hội cựu chiến binh, phòng thông tin truyền thông, phòng lao động thương binh xã hội, trung tâm dạy nghề…đã phối hợp hoạt động và tích cực triển khai các hoạt động:

- Tổ chức các buổi tập huấn về công tác tư vấn học nghề cho người lao động, cán bộ Phòng Lao động thương binh và xã hội các tỉnh, huyện.

Tổ chức Hội nghị giao ban giữa các cơ quan có liên quan để thống nhất kế hoạch tuyên truyền, tư vấn học nghề cho người lao động.

UBND huyện đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như tăng cường tuyên truyền tới các đối tượng học nghề để họ hiểu và nắm được quyền và lợi ích của việc tham gia học nghề, nâng cao nhận thức đến các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân về vai trò của công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm và tăng thu nhập, ổn định đời sống, giảm nghèo và từng bước làm giàu đối với lao động khu vực nông thôn. Yêu cầu các ngành, các cơ sở đào tạo nghề quan tâm, chú trọng đến những người lao động có thể chuyển đổi phù hợp với thị trường hiên nay, những nghề là thế mạnh của địa phương, phù hợp với nhu cầu tuyển dụng đối với các doanh nghiệp đóng trên địa bàn như may công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, chăn nuôi thú y. Khi có Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020 và thực hiện Kế hoạch số 383/KH-BCĐ của Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn và giải quyết việc làm tỉnh Bắc Ninh, thì UBND huyện Gia Bình mới chỉ đạo các cấp, các ngành và các địa phương trong huyện vào cuộc trong việc thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Trong các năm trước đây, các hoạt động tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm hầu như chưa được các cơ sở đào tạo nghề thật sự quan tâm. Các hình thức tuyên truyền chủ yếu là thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như đài phát thanh của xã hay thông qua các buổi họp của các tổ chức đoàn thể như

đây, bên cạnh các hoạt động tuyên truyền theo phương thức truyền thống trên các phương tiện thông tin đại chúng thì chính các cơ sở đào tạo nghề đã trực tiếp tham gia vào các hoạt động này.

Trên thực tế công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề chưa được các cơ quan, đơn vị và các cá nhân quan tâm đúng mức, các cơ quan đoàn thể chưa thực sự vào cuộc do đó người dân chưa nhận thức đúng tầm quan trọng của học nghề. Từ cán bộ địa phương, hợp tác xã chưa phát huy hết khả năng và trách nhiệm trong đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Số liệu bảng 4.8 thể hiện kết quả thực hiện công tác tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm của các cơ sở đào tạo nghề trong 2 năm 2011 và 2015 cho thấy sự thay đổi trong công tác tuyên truyền sau 5 năm triển khai.

Bảng 4.8. Kết quả thực hiện tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm tại các cơ sở đào tạo nghề năm 2011 – 2015

Cơ sở đào tạo nghề Năm 2011 Năm 2015 So sánh (%) Lớp tuyên truyền Người tham gia Lớp tuyên

truyền Người tham gia Lớp

tuyên truyền Người tham gia Số lượng (lớp) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) Số lượng (lớp) Tỷ lệ (%) Số lượng (người) Tỷ lệ (%) 1. Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình 4 36,36 82 33,19 11 21,57 514 23,22 275 626,8 2. Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Gia Bình 3 27,27 61 24,69 10 19 61 430 19,42 333 704,9 DNTN Trịnh Chung 1 9,09 35 14,17 6 11,77 240 10,84 600 685,7 HTX mây tre đan xuất khẩu Xuân Lai

1 9,09 20 8,09 8 15,69 356 16,08 800 1780

HTX trồng nấm

Thái Bảo 1 9,09 22 8,91 7 13,73 312 14,09 700 1418

Cơ sở tranh tre

Nguyễn Kỷ 1 9,09 27 10,93 9 17,65 362 16,35 900 1341

Tổng 11 100 247 100 51 100 2.214 100 464 896,4

Năm 2011 toàn huyện tổ chức được 11 lớp tuyên truyền với 247 người tam gia nhưng đến năm 2015 toàn huyện đã tổ chức được 51 lớp với 2214 người tham gia, như vậy sau 5 năm được các cấp chính quyền cũng như các cơ sở dạy nghề nhận thấy tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề thì số lớp tuyên truyền được mở năm 2015 bằng 464% so với năm 2011, số lượng người tham gia bằng 896.4% so với năm 2011.

Để triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và thực hiện Kế hoạch số 383/QĐ-UBND của chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011-2015” các cơ quan quản lý và cơ sở dạy nghề đã nỗ lực tổ chức các hoạt động nhằm tuyên truyền và tư vấn học nghề và việc làm cho người nông dân, để người nông dân có thể nhận thấy được quyền và lợi ích của mình khi tham gia vào các lớp đào tao nghề. Bên cạnh các lớp tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm cho lao động nông thôn thì các cơ sở đào tạo nghề còn tổ chức biên soạn tai liệu và tổ chức bồi dưỡng các kiến thức và kỹ năng tuyên truyền, vận động đối với các cán bộ là hội viên Hội nông dân để trợ giúp cho các hoạt động tuyên truyền và tư vấn học nghề được hiệu quả hơn. Có một số cơ sở đào tạo nghề do còn khó khăn về cơ sở vật chất và cũng như là để thuận tiện cho sự tham gia của người nông dân vào các hoạt động tuyên truyền, tư vấn của các cơ sở đào tạo nghề thì hầu hết các lớp tuyên truyền, tư vấn này đều được mở ngay tại chính các địa phương. Các cơ sở đào tạo nghề đã phối kết hợp với UBND các xã để thuê, mượn hội trường, văn phòng để tổ chức các lớp tuyên truyền, tư vấn này. Và cũng dưới sự chỉ đạo của UBND huyện, các xã, thôn cũng tạo mọi điều kiện thuận lợi cho các cơ sở này trong quá trình tổ chức thực hiện các lớp tuyên truyền, tư vấn tại địa phương mình.

Số liệu bảng 4.9 cho thấy kết quả điều tra người dân với việc tiếp cận các hình thức tuyên truyền về công tác đào tạo nghề tại các điểm nghiên cứu, kết quả là: Tỷ lệ người lao động biết được các hình thức dạy nghề qua các cơ sở đào tạo là cao nhất chiếm 36%, qua phổ biến của cán bộ là 20%, qua đài phát thanh là

Bảng 4.9. Tiếp cận với các hình thức tuyên truyền, tư vấn học nghề

Diễn giải

Xã Đại Lai

Xã Xuân

Lai Xã Đại bái Tổng

Số lượng Tỷ lệ (%) lượng Số Tỷ lệ %) Số lượng Tỷ lệ %) Số lượng Tỷ lệ (%)

Số phiếu điều tra 30 25 20 75

1. Qua đài phát thanh xã 8 26,67 3 12 3 15 14 18,67

2. Qua phổ biến của cán bộ 6 20 4 16 5 25 15 20

3. Qua các tổ chức, đoàn

thể, hội 2 6,67 8 32 2 10 12 16

4. Qua lớp tư vấn của cơ

sở đào tạo 12 40 6 24 9 45 27 36

5. Qua bạn bè, người thân 2 6,67 4 16 1 5 7 9,33

Tổng 30 100 25 100 20 100 75 100

Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.1.2.2. Điều tra đánh giá và dự báo nhu cầu học nghề

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn là đào tạo nghề phải gắn với việc làm, đáp ứng được nhu cầu của người học và nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Để đáp ứng được yêu cầu này, trước khi thực hiện chương trình đào tạo nghề cần tổ chức điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu học nghề tới từng hộ nông dân, trên cơ sở nhu cầu nghề nghiệp thực tiễn của người nông dân.

Sở LĐTB&XH đã chủ trì phối hợp sở, ban, ngành đoan thể các huyện và các xã xây dựng biểu mẫu, tổ chức điều tra, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn bằng hình thức phát phiếu điều tra. Công tác điều tra naỳ đã được thực hiện từ các thôn xóm, tới từng hộ gia đình trên cơ sở nhu cầu nghề nghiệp thực tiễn của người dân nông thôn. Công tác điều tra khảo sát nhu cầu học nghề của lao động nông thôn gặp nhiều khó khăn là do một số xã trong huyện cán bộ cơ sở thực hiện điều tra còn mang tính hình thức, chưa sát thực tiễn, sự phối hợp với trung tâm dạy nghề còn chưa chặt chẽ. Sau đó nông dân tiến hành đăng ký học nghề tại UBND các xã. CácNghiên cứu tiến hành điều tra khảo sát với 30 cán bộ

bao gồm các giáo viên dạy nghề, cán bộ quản lý dạy nghề tại các cơ sở đào tạo nghề trong huyện; các cán bộ trong Ban chỉ đạo thực hiện Đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình; các cán bộ tại phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Gia Bình và cán bộ tại các xã đã được chọn làm điểm nghiên cứu, chủ doanh nghiệp trên địa bàn huyện. Kết quả điều tra được tổng hợp tại bảng số liệu 4.10 cho -thấy:

- Với sự cần thiết của việc điều tra trong 30 người được phỏng vấn có 14 người chiếm 46.67% trả lời rất cần thiết, 10 người chiếm 33.33% người trả lời cần thiết, 4 người chiếm tỷ lệ 13.33% trả lời chưa cần thiết và 2 người chiếm tỷ lệ 6.67% không có ý kiến.Với việc dự báo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn có 13 người cho rằng rất cần thiết chiếm 43.33%, 12 người cho rằng cần thiết chiếm 40%, 4 người cho rằng chưa cần thiết chiếm 13.33% và 1 người chiếm 3.33% trả lời không có ý kiến.

Bảng 4.10. Mức độ cần thiết của việc thực hiện điều tra khảo sát, dự báo nhu cầu và thí điểm các mô hình đào tạo nghề cho nông dân

Diễn giải

Điều tra khảo sát Dự báo nhu cầu

Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) Số lượng (Người) Tỷ lệ (%) 1. Rất cần thiết 14 46,67 13 43,33 2. Cần thiết 10 33,33 12 40 3. Chưa cần thiết 4 13,33 4 13,33 4. Không có ý kiến 2 6,67 1 3,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Hộp 4.2. Ý kiến của cán bộ phòng Lao động TB&XH huyện

Ông Lương Trung Hậu (2015) cho biết: Kinh phí hỗ trợ cho chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn chủ yếu tập trung cho công tác xây dựng cơ sở hạ tầng, mua sắm trang thiết bị, hỗ trợ giáo viên và học viên trong quá trình dạy và học… Kinh phí cho việc tổ chức điều tra, khảo sát nhu cầu đào tạo nghề cho nông dân ở các địa phương trong huyện còn hạn chế và chưa được đầu tư đúng mức.

Số liệu bảng 4.11 thể hiện kết quả điều tra nhu cầu đào tạo nghề tại các hộ nông dân, nghiên cứu cho thấy:

- Nhu cầu về hình thức đào tạo nghề, với hình thức đào tạo nghề trên 1 năm chỉ có 23 ý kiến lựa chọn, chiếm tỷ lệ 15,33%; hình thức đào tạo nghề từ 3 tháng đến 1 năm có 39 ý kiến, chiếm tỷ lệ 26% và với hình thức đào tạo nghề dưới 3 tháng có 88 ý kiến đồng tình, chiếm tỷ lệ 58,67%;

Bảng 4.11. Nhu cầu đào tạo nghề của nông dân

Diễn giải Tỷ lệ (%)

1. Hình thức đào tạo nghề

- Trên 1 năm 15,33

- Từ 3 tháng đến 1 năm 26,00

- Dưới 3 tháng 58,67

2. Loại nghề đào tạo

- Kỹ thuật trồng trọt 27,33

- Kỹ thuật chăn nuôi 23,33

- Nuôi trồng thủy sản 10,00

- Thú y 11,33

- Làm vườn cây cảnh 7,33

- Bảo vệ thực vật 8,67

- Kỹ thuật phát triển trang trại 12,00

3. Địa điểm đào tạo

- Tại trường nghề 32

- Tại địa phương 68

4. Phương pháp đào tạo 0

- Lý thuyết 16,00

- Thực hành 28,00

- Kết hợp lý thuyết và thực hành 56,00

Nguồn: Phòng LĐTB&XH (2015) - Nhu cầu về ngành nghề cần được đào tạo, kỹ thuật trồng trọt chiếm tỷ lệ 27,33%; nhu cầu học nghề chăn nuôi chiếm tỷ lệ 23,33%; nhu cầu học nghề nuôi trồng thủy sản chiếm tỷ lệ 10%; nhu cầu học nghề thú y chiếm tỷ lệ 11,33%; nghề làm vườn cây cảnh nhu cầu học chiếm tỷ lệ 7,33%; nghề bảo vệ thực vật nhu cầu học chiếm tỷ lệ 8,67%; nghề kỹ thuật phát triển trang trại nhu cầu học, chiếm tỷ lệ 12%. Như vậy, với các loại nghề được đào tạo trong nông nghiệp thì nhóm nghề trồng trọt và chăn nuôi là 2 nghề mà người nông dân có nhu cầu học

nhiều nhất; tiếp theo là các nghề về thú y, nuôi trồng thủy sản và kỹ thuật phát triển trang trại cũng đang bắt đầu được các hộ nông dân quan tâm và có nhu cầu muốn phát triển các ngành nghề này.

- Về địa điểm đào tạo, nhu cầu được đào tạo ngay tại trường nghề, chiếm tỷ lệ 32%; nhu cầu được đào tạo ngay tại địa phương chiếm tỷ lệ 68%. Các ý kiến chủ yếu thể hiện mong muốn được các trung tâm, cơ sở đào tạo nghề trực tiếp mở các lớp đào tạo nghề ngay tại chính địa phương của họ, để họ có thể giảm được phần nào những chi phí cho công tác đi lại, nhất là đối với phụ nữ, họ thường có tâm lý rất e ngại khi phải đi học nghề ở các cơ sở đào tạo nghề xa nhà.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 72 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)