Chương trình, giáo trình đào tạo nghề tại các cơ sở ở huyện Gia Bình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 76)

Chỉ tiêu Trình độ Trung cấp

chuyên nghiệp

Trình độ Công nhân kỹ thuật

Thời gian đào tạo (năm) 1,5 - 2,5 1,0 - 1,5

Học lý thuyết (năm) 0,8 - 1,2 0,3 - 0,5

Học thực hành (năm) 0,5 - 0,8 0,8 - 1,0

Giáo trình sử dụng chính thống Bộ GD - ĐT Bộ GD-ĐT kết hợp Bộ

LĐ – TBXH

Chương trình đào tạo Bộ GD-ĐT kết hợp Bộ

LĐ - TBXH

Bộ GD-ĐT kết hợp Bộ LĐ – TBXH Nguồn: Phòng Đào tạo nghề - Sở LĐ-TB&XH tỉnh Bắc Ninh, (2015) - Các cơ sở đào tạo nghề đã chủ động chỉnh sửa, bổ sung, phê duyệt chương trình, giáo trình đào tạo nghề sơ cấp theo nhu cầu của thị trường lao động để tổ chức thực hiện. Thời gian đào tạo áp dụng theo khung của bộ Giáo dục - Đào tạo (GD - ĐT) kết hợp với Bộ Lao động Thương binh - Xã hội (LĐ – TBXH).

- Các trường liên kết đào tạo hệ Trung học nghề (năm học 2013 – 2014) có gần 200 học sinh đang theo học), đây là bậc đào tạo mới trong hệ thống giáo dục Quốc dân vừa học văn hoá, vừa học nghề. Bậc học này cần được tuyên truyền sâu rộng để thu hút được nhiều người học, phân luồng đào tạo và giảm gánh nặng cho các trường phổ thông trung học.

- Đào tạo nghề ngắn hạn đã phát triển về số lượng: Trung tâm GDTX huyện, Trung tâm dạy nghề huyện, Cơ sở dạy nghề của Đoàn thanh niên, hội phụ nữ... bước đầu có sự đầu tư về đội ngũ cán bộ, cơ sở vật chất phương thức đào tạo nên đã thu hút được nhiều người theo học.

- Một số cơ sở đào tạo nghề đã kết hợp với một số công ty và doanh nghiệp để đào tạo nghề như: Công ty mây tre đan xuất khẩu, công ty cổ phần

XNK DHA... Nhiều người học xong, đã ký hợp đồng lao động với công ty. Đây là mô hình đào tạo nghề kết hợp với sử dụng đang được các ngành khuyến khích mở rộng. Song hoạt động đào tạo ở các công ty trên đều xuất phát từ nhu cầu thiếu lao động nên thời gian đào tạo kết hợp với kết cấu nội dung chương trình đào tạo còn bất hợp lý, do đó mới chỉ hình thành được một số kỹ năng lao động cần thiết cho sản xuất nên hiệu quả lao động thấp.

Kế hoạch đào tạo đã hợp lý giữa lý thuyết và thực hành. Kết cấu chương trình có sự liên kết chặt chẽ giữa các bậc đào tạo nghề và giữa các môn học. Tuy nhiên, một số điều kiện phục vụ đào tạo như: giáo trình, thiết bị, thói quen nghề nghiệp và kinh nghiệm còn hạn chế nên kết quả còn thấp. Hầu hết các cơ sở đào tạo nghề chưa chủ động biên soạn được nội dung, chương trình và giáo trình đào tạo. Do không đủ đội ngũ giáo viên có trình độ chuyên môn và sư phạm cần thiết nên các cơ sở đào tạo nghề chủ yếu sử dụng chương trình đào tạo của các đơn vị khác và có sự điều chỉnh, cải tiến cho phù hợp với mục tiêu đối tượng, thời gian đào tạo. Giáo trình và các tài liệu tham khảo phục vụ công tác đào tạo còn thiếu.

Mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức và phương pháp đào tạo nghề chậm đổi mới. Trong những năm gần đây, các cấp quản lý đào tạo nghề đã có những nỗ lực lớn nhằm đổi mới các nội dung đào tạo nghề; bước đầu đã thu được những kết quả nhất định, song chưa tương xứng với tiềm năng và yêu cầu đặt ra.

4.1.1.6. Bộ máy quản lý đào tạo nghề cho lao động nông thôn tại huyện Gia Bình – tỉnh Bắc Ninh

a, Tổ chức và vai trò của UBND huyện Gia Bình

UBND các huyện, thành thị là chính quyền thực hiện, chỉ đạo các công cụ quản lý tới chính quyền cơ sở, chịu sự quản lý trực tiếp từ UBND tỉnh, phối hợp với Sở LĐTB&XH, các cơ sở dạy nghề của tỉnh thực hiện QLNN trong lĩnh vực đào tạo nghề, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, cấp xã triểu khai kế hoạch thực hiện. Theo Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003, UBND huyện Gia Bình có chức năng và nhiệm vụ trên các lĩnh vực sau: Kinh tế, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, thuỷ lợi và đất đai; Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp; Xây dựng, giao thông vận tải; Quản lý địa giới hành chính và quy hoạch....

Sơ đồ 4.1. Cơ cấu tổ chức của UBND huyện Gia Bình tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Ủy ban nhân dân huyện Gia Bình (2015)

b, Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện Gia Bình

* Vị trí và chức năng

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện và theo quy định của pháp luật.

Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của

CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH (Phụ trách kinh tế) PHÓ CHỦ TỊCH (Phụ trách văn xã) P. Nội vụ Thanh Tra huyện P. LĐ - TB-XH P. V. Hóa - T. Tin P. Tư pháp P. GD-ĐT P. Tài chính – Kế Hoạch P. NN & PTNT P. Công thương P. T.Ng-M.Trường P. Y tế VPHĐND& UBND

Ủy ban nhân dân cấp huyện, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phòng LĐTB&XH huyện là đơn vị QLNN chính trong lĩnh vực đào tạo nghề, chịu trách nhiệm trực tiếp với các phòng liên quan.

Sơ đồ 4.2. Sự phân cấp quản lý đào tạo nghề huyện Gia Bình

*Nhiệm vụ và quyền hạn của Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội huyện Gia Bình:

Trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành các quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm, đề án chương trình trong lĩnh vực lao động, người có công và xã hội, cải cách hành chính, xã hội hoá thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.

Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện dự thảo các văn bản về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội thuộc thẩm quyền ban hành của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, quy hoạch, kế hoạch, đề án, chương trình về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội trên địa bàn huyện sau khi được phê duyệt, thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội được giao.

Giúp Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý nhà nước đối với tổ chức kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, hướng dẫn kiểm tra hoạt động của các hội và tổ chức phi

UBND tỉnh Bắc Ninh Sở LĐ – TB - XH UBND huyện Phòng LĐ – TB - XH UBND xã, thị trấn Cơ sở dạy nghề

Chính phủ hoạt động trên địa bàn thuộc lĩnh vực lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật.

Hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật đối với các cơ sở bảo trợ xã hội, dạy nghề, giới thiệu việc làm, cơ sở giáo dục lao động xã hội, cơ sở trợ giúp trẻ em trên địa bàn huyện theo phân cấp, ủy quyền.

Hướng dẫn và tổ chức thực hiện quản lý nghĩa trang liệt sỹ, đài tưởng niệm, các công trình ghi công liệt sỹ.

Hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Phối hợp với các ngành, đoàn thể xây dựng phong trào toàn dân chăm sóc, giúp đỡ người có công và các đối tượng chính sách xã hội.

Tổ chức kiểm tra việc thực hiện chế độ, chính sách về lao động, người có công và xã hội, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng, tiêu cực, chống lãng phí trong hoạt động lao động, người có công và xã hội theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Tổ chức ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ, xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn, nghiệp vụ về lĩnh vực lao động, người có công và xã hội.

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình thực hiện nhiệm vụ được giao theo quy định của Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chế độ, chính sách, chế độ đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo và bồi dưỡng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý theo quy định của pháp luật và phân công, phân cấp, ủy quyền của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Quản lý tài chính, tài sản được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

Thực hiện một số nhiệm vụ khác do Ủy ban nhân dân cấp huyện giao hoặc theo quy định của pháp luật.

c, Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình

* Vị trí

Trung tâm Dạy nghề huyện Gia Bình là cơ sở đào tạo, bồi dưỡng nghề nghiệp, chịu sự lãnh đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện Cần Giờ; đồng thời chịu sự hướng dẫn kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Hồ Chí Minh; Trung tâm dạy nghề huyện Gia Bình là đơn vị sự nghiệp, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng, và được mở tài khoản tại kho bạc Nhà nước huyện để hoạt động theo quy định của pháp luật.

* Chức năng

Trung tâm Dạy nghề huyện Gia Bình có chức năng tổ chức dạy nghề và bồi dưỡng nghề, nhằm nâng cao tay nghề cho nhân dân lao động, góp phần vào việc giải quyết việc làm phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.

* Nhiệm vụ

Trung tâm Dạy nghề huyện Gia Bình có nhiệm vụ:

Tổ chức thực hiện chỉ tiêu đào tạo nghề theo kế hoạch hàng năm, 5 năm được Ủy ban nhân dân huyện giao phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

Tổ chức xây dựng kế hoạch và thực hiện các lớp dạy nghề ngắn hạn, chương trình, giáo trình giảng dạy đối với ngành nghề được phép đào tạo.

Tổ chức dạy nghề ngắn hạn, bổ túc, bồi dưỡng, tập huấn nghề, phổ biến kiến thức khoa học kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất cho mọi đối tượng có nhu cầu. Tổ chức các hoạt động dạy và học; kiểm tra, cấp chứng chỉ sơ cấp nghề theo quy định của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Quản lý đội ngũ giáo viên, cán bộ, nhân viên đủ về số lượng; phù hợp với ngành nghề, quy mô đào tạo theo tiêu chuẩn quy định của pháp luật.

Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề.

Thực hiện sản xuất, kinh doanh và dịch vụ khoa học, kỹ thuật theo quy định của pháp luật.

Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề trong hoạt động dạy nghề; tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp.

Tổ chức cho giáo viên, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội.

Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, ứng dụng khoa học công nghệ vào dạy nghề và hoạt động tài chính.

Quản lý, sử dụng đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị và tài chính theo quy định của pháp luật.

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất theo quy định. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. * Quyền hạn

Được chủ động xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển Trung tâm phù hợp với chiến lược phát triển dạy nghề và quy hoạch mạng lưới các trung tâm dạy nghềnhằm đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động.

Được tổ chức đào tạo các chương trình dạy nghề thường xuyên theo quy định của pháp luật.

Được liên doanh, liên kết hoạt động dạy nghề với doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong nước và tổ chức cá nhân nước ngoài để tổ chức đào tạo, bổ túc và bồi dưỡng nghề theo quy định của pháp luật.

Được huy động, nhận tài trợ, quản lý, sử dụng các nguồn lực theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện các hoạt động dạy nghề.

Sử dụng nguồn thu từ hoạt động kinh tế để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất của Trung tâm, chi cho các hoạt động dạy nghề và bổ sung nguồn tài chính của Trung tâm.

Thực hiện các quyền tự chủ khác theo quy định của pháp luật.

d.Cán bộ cấp xã

Là cán bộ giúp Ủy ban nhân dân xã về chuyên môn để thực hiện việc quản lý nhà nước về đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên phạm vi toàn xã, chịu sự kiểm tra hướng dẫn chỉ đạo trực tiếp Sở Lao động – Thương Binh – Xã hội và phòng Lao động – Thương Binh – Xã hội.

Phối hợp với trung tâm dạy nghề các huyện trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức giúp cho người dân hiểu được lợi ích của việc tham gia học nghề và áp dụng vào sản xuất làm tăng năng suất lao động. Hướng dẫn người dân có nhu cầu học nghề các thủ tục để đăng ký học nghề và định hướng nghề phù hợp cho người dân trên địa bàn. Không những thế cán bộ xã còn phối hợp với trung tâm dạy nghề giúp người dân trong khâu tiêu thụ sản phẩm.

4.1.2. Thực trạng các giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn huyện Gia Bình tỉnh Bắc ninh thôn huyện Gia Bình tỉnh Bắc ninh

Trước đây, giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện Gia Bình vẫn mang tính tự phát là chủ yếu, do các ngành chức năng của tỉnh, huyện xây dựng kế hoạch đào tạo hàng năm và triển khai thực hiện với một số ngành nghề phổ thông, gắn liền với sản xuất nông nghiệp của địa phương. Năm 2007 thành lập Trung tâm dạy nghề huyện là một cơ sở dạy nghề công lập, có chức năng đào tạo nghề cấp chứng chỉ nghề cho các học viên ở trình độ sơ cấp (dưới 1 năm).

Thực hiện chủ trương xã hội hoá công tác dạy nghề, trong những năm qua, trên địa bàn huyện đã có nhiều cơ sở dạy nghề trong và ngoài tỉnh tham gia các hoạt động dạy nghề chủ yếu là đào tạo nghề ngắn hạn,đáp ứng được nhu cầu sử dụng nguồn nhân lực của địa phương (chủ yếu ở khu vực nông nghiệp) và góp phần nâng cao tỷ lệ người lao động qua đào tạo của huyện; phấn đấu đến 2015 nâng tỷ lệ người lao đông qua đào tạo huyện lên 45% (mục tiêu Đại hội Đảng bộ huyện Gia Bình khoá XXI nhiệm kỳ 2010-2015).

Để phát triển công nghiệp, thương mại và dịch vụ, phát triển tiểu thủ công nghiệp huyện đã có nhiều chủ trương chính sách thu hút các nhà đầu tư vào Gia Bình. Hiện tại, các cụm công nghiệp Đại Bái 10 ha đã được xây dựng và đi vào hoạt động, , khu công nghiệp may Nhân Thắng thu hút hàng trăm công nhân, Công ty cổ phần may Đông Bình với quy mô 2000 công nhân, nhà máy cán thép Việt Mỹ đã đi vào hoạt động, Khu công nghiệp tập trung trên 300 ha đã được quy hoạch và sẽ được xây dựng tại thị trấn Gia Bình đây sẽ là một thị trường lớn để thu hút nguồn lao động kỹ thuật của địa phương.

4.1.2.1. Công tác tuyên truyền tư vấn học nghề cho lao động nông thôn

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm đối với người lao động là hoạt động đầu tiên trong nhóm các hoạt động của Đề án và có vai trò hết sức quan

trọng để nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và xã hội về dạy nghề nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 65 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)