Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 39)

3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Gia Bình – Tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (2015)

3.1.1. Vị trí địa lý

Gia Bình là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 25km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam. Địa giới hành chính bao gồm: Phía Bắc giáp huyện Quế Võ; phía Nam giáp huyện Lương Tài; phía Đông giáp tỉnh Hải Dương; phía Tây giáp huyện Thuận Thành. Toạ độ địa lý: 21001’14” đến 21006’51” vĩ độ Bắc; 106007’43” đến 106018’22” kinh độ Đông. Huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh có 14 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn (thị trấn Gia Bình) và 13 xã, diện tích tự nhiên toàn huyện là 10.752,8 ha, chiếm 13,10 % diện tích tự nhiên toàn tỉnh. Hệ thống các

huyện lộ hình thành lên mạng lưới giao thông thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế, văn hoá và tiêu thụ sản phẩm (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

3.1.2. Địa hình, thổ nhưỡng

- Địa hình của huyện tương đối bằng phẳng, có độ dốc từ Tây sang Đông và từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, diện tích đồi núi chiếm tỷ lệ nhỏ (0,39%) so với diện tích tự nhiên, phân bố tại vùng núi Thiên Thai thuộc các xã Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình,2015).

- Địa mạo huyện Gia Bình mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng Sông Hồng, bề mặt trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam, càng xuống phía Nam cấu trúc địa chất càng dày hơn phía Bắc, địa chất có tính ổn định cao (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

Gia Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa: nóng ẩm, mưa nhiều, chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió mùa. Lượng mưa bình quân hàng năm 1100 – 1400 ml. Thời tiết trong năm chia thành 4 mùa rõ rệt. Có mùa đông lạnh, mùa hè nóng nực. Mùa mưa: thời tiết nóng ẩm, lượng mưa lớn, chiếm 80% lượng mưa cả năm. Đặc biệt có những trận mưa rào có cường độ lớn kèm theo bão, gây ngập úng cục bộ. Mùa khô: lượng mưa ít, có những thời kỳ khô hanh kéo dài, nhiều diện tích canh tác, ao, hồ, đầm bị khô cạn. Hàng năm có hai mùa gió chính: gió mùa Đông Bắc thịnh hành từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau và gió mùa Đông Nam thịnh hành từ tháng 4 đến tháng 9 mang theo hơi ẩm, gây mưa rào (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

3.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội

3.1.3.1. Đất đai

Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ thổ nhưỡng tỷ lệ 1/25.000 toàn tỉnh Bắc Ninh năm 1992 do viện Nông Hoá Thổ Nhưỡng tiến hành, có điều tra bổ sung năm 2000 trên bản đồ 1/10.000 cho thấy, đất đai huyện Gia Bình chủ yếu được hình thành bởi quá trình bồi tụ các sản phẩm phù sa của hệ thống Sông Hồng, bao gồm 8 loại đất chính sau:

* Bãi cát ven sông (Cb): Diện tích 96,0 ha, chiếm 0,89% diện tích tự nhiên. Phân bố ở ngoài đê sông Đuống thuộc các xã: Cao Đức, Vạn Ninh, Thái Bảo, Đại Lai, Song Giang. Loại đất này có thành phần cơ giới nhẹ, hàng năm thường bị ngập nước vào mùa mưa lũ nên hầu như chỉ bố trí được 1 vụ canh tác trong năm (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

* Đất phù sa được bồi của hệ thống sông Hồng (Phb): Diện tích 665,0 ha chiếm 6,17% diện tích tự nhiên. Loại đất này cũng được phân bố ngoài đê sông Đuống thuộc các xã: Cao Đức, Đại Lai, Vạn Ninh, Thái Bảo, Song Giang, Lãng Ngâm, Giang Sơn. Hàng năm vào mùa mưa lũ thường được bồi đắp phù sa, đất có độ phì khá, phù hợp với trồng cây hoa màu và cây công nghiệp ngắn ngày (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

* Đất phù sa không được bồi của hệ thống sông Hồng (Ph): Diện tích 1.516,0 ha, chiếm 14,06% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Song Giang, Lãng Ngâm, Đại Lai, Thái Bảo. Đất được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông Đuống, loại đất này có độ phì khá, thích hợp với nhiều loại cây trồng. Hướng sử dụng trồng 2 vụ lúa, 2 lúa - 1 màu hoặc trồng cây ăn quả ở những nơi gần dân cư có điều kiện canh tác thuận lợi (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

* Đất phù sa glây của hệ thống sông Hồng (Phg): Diện tích 2.184,0 ha, chiếm 20,26 % diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Nhân thắng, Bình Dương, Xuân Lai, Đại Bái, Quỳnh Phú, Đông Cứu,... Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa ở địa hình vàn, vàn thấp là chủ yếu. Đây là loại đất có độ phì khá, thích hợp với trồng 2 vụ lúa, các chân ruộng địa hình vàn có thể trồng 2 vụ lúa - 1 màu (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

* Đất phù sa có tầng loang lổ của hệ thống sông Hồng (Phf): Diện tích 962,0 ha, chiếm 8,92 % diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã: Đại Bái, Lãng Ngâm, Đông Cứu, Vạn Ninh. Đất được hình thành trên sản phẩm phù sa sông Đuống, loại đất này có độ phì trung bình phù hợp với việc sử dụng trồng 2 lúa - 1 màu, 1 lúa - 1 màu và chuyên màu ở những nơi có địa hình cao, cũng có thể trồng cây ăn quả hoặc rau hoa cao cấp (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

* Đất phù sa úng nước mùa hè (Pj): Diện tích 191,0 ha chiếm 1,77 % diện tích tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các xã: Quỳnh Phú, Cao Đức, Xuân Lai, Đại

Bái, Đông Cứu. Đất được hình thành ở dạng địa hình thấp trũng, tình trạng ngập úng lâu ngày đã làm đất glây mạnh. Hướng sử dụng có thể trồng 2 vụ lúa/năm, các khu vực ngập sâu có thể cải tạo để trồng 1 vụ lúa xuân và 1 vụ cá kết hợp trồng cây ăn quả trên bờ ao (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

* Đất xám bạc màu trên phù sa cổ (B): Diện tích 161,0 ha, chiếm 1,49% diện tích tự nhiên, phân bố ở các xã : Đại Bái, Đông Cứu, Lãng Ngâm. Đất hình thành chủ yếu trên sản phẩm phong hoá của đất phù sa cổ. Hướng sử dụng các khu vực có địa hình vàn đến vàn thấp, chủ động nước tưới sử dụng trồng 2 vụ lúa - 1 màu, những nơi có địa hình cao có thể trồng hoa màu lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

* Đất xám vàng nhạt trên đá cát và dăm cuội kết (Fq): Diện tích 29,0 ha chiếm 0,27% diện tích tự nhiên, phân bố ở các khu vực đồi núi của các xã Đông Cứu và Lãng Ngâm. Đất được hình thành từ sản phẩm phong hóa của đá cát và dăm cuội kết, nên đất có thành phần cơ giới nhẹ. Hướng sử dụng nên dành cho mục đích lâm nghiệp, đầu tư phát triển rừng để tăng độ che phủ và tránh sự rửa trôi tầng đất mặt (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

3.1.3.2. Dân số - Lao động

Huyện Gia Bình hiện có 14 đơn vị hành chính bao gồm 1 thị trấn Gia Bình và 13 xã là: Cao Đức, Bình Dương, Quỳnh Phú, Đại Bái, Vạn Ninh, Thái Bảo, Đại Lai, Nhân Thắng, Xuân Lai, Lãng Ngâm, Đông Cứu, Song Giang, Giang Sơn với diện tích 107.8 km2 và dân số 93242 người, 28192 hộ gia đình. Hiện nay trên địa bàn huyện có 2 HTX, 42 doanh nghiệp, 4.131 hộ cá thể hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN, thu hút và giải quyết việc làm cho 9.285 lao động. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 29,5 triệu đồng/năm (tăng 2,1 triệu đồng/ nguời so với năm 2013). Giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động ( đạt 100% KH). Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,49%, giảm 1,39% so với năm 2013. Tăng cường chỉ đạo công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn: Đã mở được 22 lớp dạy nghề ngắn hạn với 660 học viên; tạo việc làm mới cho 1.000 lao động, đạt 100% KH. Triển khai thực hiện cuộc điều tra thu thập và xử lý thông tin cơ sở dữ liệu thị trường lao động năm 2014 phục vụ cho công tác đào tạo nghề và giải quyết việc làm. Chỉ đạo thực hiện tốt kế hoạch điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ làm nông nghiệp có thu nhập trung bình năm 2014, kết

quả: Tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống 3,49% (giảm 1,39% so năm 2013), tỷ lệ hộ cận nghèo còn 4,02% (giảm 0,69% so với năm 2013) (UBND huyện Gia Bình, 2015 ).

3.1.3.3. Vốn và tình hình sử dụng vốn

Tổng giá trị sản xuất ước 3.982 tỷ đồng = 101,9% so năm 2013. Trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.098 tỷ đồng =103,6% so với năm 2013; công nghiệp-TTCN và xây dựng 2.050 tỷ đồng = 99,4% so với năm 2013; dịch vụ 834 tỷ đồng = 106,4% so với năm 2013.Cơ cấu tổng giá trị gia tăng tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại- dịch vụ: Nông nghiệp chiếm 32,4% (giảm 1,2% so CK); công nghiệp- TTCN và xây dựng chiếm 32,9% (tăng 1,7% so CK); dịch vụ chiếm 34,7%. Năm 2014 tổng thu NSNN ước đạt 51.917,2 triệu đồng, đạt 167,8% dự toán giao, bằng 124,6% so cùng kỳ. Tổng chi NSNN ước 283.673 triệu đồng, đạt 118,2% dự toán giao, bằng 128,2% so cùng kỳ (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

Tăng cường chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính - ngân sách theo đúng quy định. Thực hiện kịp thời các chính sách về thuế, tăng cường quản lý thu, chống thất thu và xử lý nợ đọng thuế, thực hiện nhanh các dự án đấu giá đất, khai thác tốt các nguồn thu từ đất tạo nguồn vốn để xây dựng nông thôn mới. Chi ngân sách chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả, tăng cường công tác quản lý đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Các chi nhánh các Ngân hàng thương mại và quỹ tín dụng nhân dân thực hiện việc huy động vốn và cho vay theo đúng quy định, góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Tính riêng 02 chi nhánh Ngân hàng CSXH và Ngân hàng Nông nghiệp &PTNT huyện, tổng mức dự nợ cho vay ước đạt 627,716 tỷ đồng=108,4%CK (UBND huyện Gia Bình, 2015 ).

3.1.3.4. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh

Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh (2015) * Một số chỉ tiêu chính

- Tổng giá trị sản xuất ước 3.982 tỷ đồng = 101,9% so năm 2013. Trong đó: nông, lâm nghiệp, thủy sản 1.098 tỷ đồng =103,6% so với năm 2013; công nghiệp-TTCN và xây dựng 2.050 tỷ đồng = 99,4% so với năm 2013; dịch vụ 834 tỷ đồng = 106,4% so với năm.

- Cơ cấu tổng giá trị gia tăng tiếp tục chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp, thương mại- dịch vụ: Nông nghiệp chiếm 32,4% (giảm 1,2% so CK); công nghiệp- TTCN và xây dựng chiếm 32,9% (tăng 1,7% so CK); dịch vụ chiếm 34,7%.

- Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 29,5 triệu đồng/năm (tăng 2,1 triệu đồng/ nguời so với năm 2013).

- Tổng diện tích gieo trồng ước 11.628 ha, tăng 114 ha =101% so với năm 2013; giá trị sản xuất trồng trọt/1ha canh tác( GHH)=128,3 triệu đồng=108,7% so với năm 2013.

- Xây dựng nông thôn mới: Xã Bình Dương đã đạt 19/19 tiêu chí; xã Nhân Thắng đạt 17/19 tiêu chí.

- Tổng thu ngân sách trên địa bàn ước 51.917,2 triệu đồng, đạt 167,8% dự toán. - 8/14 xã đạt xã văn hóa (tăng 4 xã so với năm 2013); 60/74 thôn đạt làng văn hóa( tăng 23 thôn so với năm 2013); 107/112 cơ quan đạt công sở văn hóa ( tăng 7 cơ quan so với năm 2013) .

- Giải quyết việc làm cho trên 1.000 lao động ( đạt 100% KH). - Tỷ lệ hộ nghèo còn 3,49%, giảm 1,39% so với năm 2013.

- Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 95%, trong đó số hộ được sử dụng nước sạch: 35%, tăng 5% so với năm 2013.

- Tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế: 60%, tăng 6,5%.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi: 10,2%, giảm 1,1% so với năm 2013.

- Số xã, thị trấn đạt tiêu chuẩn phù hợp với trẻ em: 14/14. - Tốc độ tăng dân số tự nhiên: 12,1%0.

- Chỉ đạo các xã, thị trấn hoàn thành tốt công tác tuyển quân năm 2014. * Nông nghiệp

- Về trồng trọt: Toàn huyện đã gieo trồng được 11.628 ha cây trồng các loại =101% so CK; cụ thể như sau:

+ Lúa xuân: 4.334 ha= 100%KH = 100,8%CK, diện tích lúa lai và lúa chất lượng cao đạt 2.776 ha = 64% DT, năng suất lúa bình quân đạt 67 tạ/ha.

+ Cây màu các loại: 2.963ha = 95,3%CK, trong đó: Diện tích cây màu vụ đông 1.750 ha = 76% KH = 95,1% CK; cây màu vụ xuân 844 ha = 99,3% KH = 97,5% CK; cây mầu hè thu 369 ha = 185% KH = 91,8%CK.

Triền khai kế hoạch sản xuất vụ đông năm 2014-2015 đến các xã, thị trấn và HTX trên địa bàn huyện, đến ngày 15/11/2014, toàn huyện đã trồng được 1.800 ha cây màu vụ đông các loại = 90%KH.

- Về tình hình chăn nuôi: (Số liệu điều tra 01/10/2014) tổng đàn lợn 36.000 con bằng 105% CK; đàn trâu, bò 4.200 con bằng 100,2% CK; đàn gia cầm 750.000 con bằng 108,2% CK. Sản lượng thịt hơi các loại 9.530 tấn, bằng 102,6% so cùng kỳ. Do làm tốt công tác tiêm phòng, vệ sinh khử trung tiêu độc và kiểm soát dịch bệnh nên tình hình dịch bệnh trên đàn vật nuôi ổn định, đến nay chưa xuất hiện dịch bệnh nguy hiểm như Tai xanh, LMLM, cúm gia cầm... Đã xây dựng được 03 khu chăn nuôi tập trung xa khu dân cư, với quy mô trên 2.000con lợn/khu tại các xã Lãng Ngâm, Đại Lai và Vạn Ninh, theo mô hình sản xuất chăn nuôi theo chuỗi giá trị, hiện đại, khép kín, gắn với đảm bảo vệ sinh môi trường (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

- Về thủy sản: Tổng diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản là 1.013ha = 99,9% so CK; sản lượng thuỷ sản ước đạt 6.000 tấn = 103%CK. Tiếp tục triển khai chương trình hỗ trợ nuôi cá thâm canh và hỗ trợ nuôi cá giống lưu đông. Đã tổ chức triển khai dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nuôi trồng thủy sản xuất tập trung tại xã Xuân Lai với tổng kinh phí đầu tư 35 tỷ đồng. Bước đầu triển khai có hiệu quả mô hình nuôi cá lồng trên sông Đuống (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

- Tổ chức tốt phong trào trồng cây nhân dân năm 2014, đến nay đã trồng được gần 70.000 cây các loại... Thực hiện tốt công tác bảo vệ và phòng chống cháy rừng cho 42,4ha rừng tại khu vực núi Thiên Thai, Du Tràng (Cổng thông tin điện tử tỉnh Bắc Ninh, huyện Gia Bình, 2015).

- Triển khai thực hiện tốt kế hoạch PCTT-TKCN, tu bổ đê điều năm 2014. Phối hợp làm tốt công tác GPMB và triển khai thực hiện việc đắp mở rộng, tu bổ đê Trung ương theo kế hoạch. Tổ chức tốt việc triển khai thực hiện kế hoạch làm thuỷ lợi cải tạo đất và làm giao thông nội đồng năm 2014, với tổng khối lượng đất đào đắp, nạo vét ước đạt 54.000 m3 = 100%KH (UBND huyện Gia Bình, 2015 ).

* Xây dựng nông thôn mới:

Tổ chức rà soát, đánh giá kết quả 3 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới; triển khai việc đánh giá, rà soát, tổ chức thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM theo Thông tư số 41 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Đến nay, xã Bình Dương đã đạt 19/19 tiêu chí; xã Nhân Thắng đạt 17/19 tiêu chí; xã Cao Đức và xã Lãng ngâm đạt 15/19 tiêu chí; 9 xã còn lại đạt từ 10 – 14 tiêu chí(UBND huyện Gia Bình, 2015 ).

* Công nghiệp – TTCN, thương mại- dịch vụ

Hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp còn nhiều khó khăn,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp đẩy mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện gia bình tỉnh bắc ninh (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)